meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Không đủ nguồn cung phế liệu tái chế pin xe điện, thị trường Trung Quốc trở thành “bá chủ”

Thứ hai, 12/09/2022-10:09
Nguồn nguồn cung vật liệu ngành công nghiệp tái chế pin xe điện, thường là pin đã hết hạn sử dụng hay như phế thải được lấy từ các nhà máy sản xuất pin hiện tại đang ở mức cực thấp.

Theo Doanh nghiệp&Kinh doanh, toàn cầu đang đổ xô đi tái chế pin, đây là một tín hiệu rất tốt cho ngành xe điện đang bùng nổ trên toàn cầu. Tuy nhiên, làn sóng những nhà máy mới này đang tạo ra những rủi ro lớn cho chính ngành công nghiệp tái chế vì chưa có một quốc gia nào đủ phế liệu để sản xuất pin tái chế mới, Bloomberg đưa tin.

Những tên tuổi lớn trong ngành sản xuất ô tô điện hay cả những công ty chuyên tái chế pin như Glencore đều đang dồn lực vào phát triển ngành tái chế pin nhằm phục vụ nhu cầu cao của thị trường xe điện. Trong giai đoạn 2021 - 2022, công suất tái chế pin toàn cầu bật tăng tới 10 lần, dự kiến sẽ vượt qua nguồn cung phế liệu sẵn có trong năm 2022. 


Diện tích các nhà máy tái chế đang nhiều gấp 3 lần so với lượng phế liệu sử dụng để vận hành nhà máy
Diện tích các nhà máy tái chế đang nhiều gấp 3 lần so với lượng phế liệu sử dụng để vận hành nhà máy

Tình trạng thiếu hụt phế liệu khá nghiêm trọng có thể kéo dài trong thập kỷ tới khi ngành công nghiệp tái chế đang mong đợi những mẫu xe điện được xuất xưởng với số lượng lớn cho tới năm 2025. Hiện tại, diện tích các nhà máy tái chế đang nhiều gấp 3 lần so với lượng phế liệu sử dụng để vận hành nhà máy. Các loại pin cũ cuối cùng còn lại cũng được đưa vào sử dụng, tuy nhiên các nhà máy phải trụ được tới lúc đó. 

Các nhà sản xuất ô tô đang chạy đua với việc tìm nguồn cung trong tương lai khi họ rất lo ngại về tình trạng thiếu nguyên liệu thô. Tại Trung Quốc, giá Lithium đã tăng hơn 4 lần trong năm qua và còn có thể tăng hơn nữa khi khủng hoảng điện do hạn hán tại tỉnh Tứ Xuyên gây ra.

Với những nhà sản xuất ô tô tại châu Âu, nhu cầu cấp thiết nhất là xây dựng nhà máy trước quy định buộc họ phải có nhiều vật liệu tái chế hơn trong pin kể từ năm 2030. Những công ty tái chế tư nhân dần di chuyển nhanh hơn và thu hồi lại các nguyên liệu thô chứa trong pin vẫn còn sinh lợi được cho doanh nghiệp có đủ nguồn cung.

Nhà sáng lập của Circular Energy Storage - Hans Eric Melin chia sẻ: “Các công ty có vẻ không quan tâm lẫn nhau. Họ nghĩ rằng nguồn cung phế liệu dùng cho việc sản xuất pin là vô hạn. Nhưng khi nhìn vào công suất thực tế thì mọi thứ lại trái ngược”.

Pin tái chế thường được sản xuất từ các loại pin cũ, hết hạn hoặc bằng những phế liệu được thải ra từ những nhà máy sản xuất pin. Các nhà sản xuất pin đã cắt giảm chất thải trong nhà máy khiến cho phế liệu ngày càng giảm dần.

Nghiên cứu mới của Benchmark Mineral Intelligence cho thấy, tới năm 2025, 78% nguồn cung phế liệu sẵn có sẽ tới từ chất thải sản xuất, 22% tới từ pin hết hạn sử dụng. Bloomberg dự đoán, có thể tới giữa năm 2030 thì ngành công nghiệp tái chế mới tới giai đoạn thay đổi. Khi đó khối lượng pin đã qua sử dụng mới bắt đầu tăng lên. 


Pin tái chế thường được sản xuất từ các loại pin cũ, hết hạn hoặc bằng những phế liệu từ những nhà máy sản xuất pin
Pin tái chế thường được sản xuất từ các loại pin cũ, hết hạn hoặc bằng những phế liệu từ những nhà máy sản xuất pin

Phần lớn việc đầu tư trước đây tập trung vào Trung Quốc - Nơi chiếm trên 80% công suất tái chế pin của thế giới. Quốc gia này cũng có khả năng diễn ra làn sóng phế liệu lớn đầu tiên vì số lượng xe điện tại đây nhiều hơn những quốc gia khác.

Đã có nhiều kế hoạch được xây dựng về các cơ sở tái chế mới tại châu Âu và Bắc Mỹ trong những năm qua. Nhưng có lẽ sẽ phải chờ đợi lâu hơn để những nhà máy này có nguồn cung tăng lên. Để tái chế pin đã qua sử dụng, hết hạn thì trước tiên phải tháo dỡ và cắt nhỏ chúng bằng “black mass”; Sau đó được xử lý để sản xuất hóa chất chuyên dụng dùng trong pin mới.

Ajay Kochhar - CEO startup tái chế Li-Cycle Holdings Corp cho biết, sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp tái chế pin đã hấp dẫn giới bán khống về công nghệ và chi phí. Nhưng gạt qua điều này, Li-Cycle Holdings Corp vẫn nhận về khoản đầu tư trị giá 200 triệu USD trong năm 2022 từ Glencore.

Cần giải pháp để xử lý

“Nếu bạn đang xây dựng doanh nghiệp tái chế pin chắc chắn sẽ phải chịu áp lực lớn. Một số mô hình kinh doanh chỉ tái chế có thể sẽ thất bại hay ít nhất là khó thành công. Nguyên nhân vì họ phải chờ nguồn cung phế liệu” - Kunal Sinha - Lãnh đạo bộ phận tái chế pin toàn cầu Glencore cho hay.

Li-Cycle với Glencore đang có mối quan hệ chặt chẽ, họ sẽ có giải pháp xử lý nếu Li-Cycle rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung bằng cách bổ sung bằng việc cung cấp phế thải thông qua nguyên liệu thô từ những mỏ chính của Glencore tới khu nguồn cung phế liệu tăng lên.


Các công ty tái chế sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào phế liệu được tạo ra khi sản xuất pin
Các công ty tái chế sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào phế liệu được tạo ra khi sản xuất pin

Một vài doanh nghiệp khác thì áp dụng phương pháp kết hợp. Như Redwood Materials đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy pin hóa chất trị giá 3,5 tỷ USD tại Nevada sẽ được cung cấp kết hợp cả nguyên liệu thô được khai thác và tái chế.

Theo Bloomberg, người mua sẵn sàng chi trả hàng nghìn USD để sửa chữa pin khi xe điện của họ bị hỏng. Còn theo CES, có thể mất tới 15 năm để pin cũ được chuyển tới nhà máy tái chế. Thậm chí nhiều trường hợp kéo dài đến 25 năm.

Nguồn cung pin có thể tăng trong dài hạn

Thêm một nguồn cung khác là pin được sử dụng trong các thiết bị điện tử cũ, nhưng cũng phụ thuộc vào hiệu quả của quy trình thiết kế để thuyết phục người tiêu dùng. Về ngắn hạn, các công ty tái chế sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào phế liệu được tạo ra khi sản xuất pin. Tuy nhiên, công đoạn này cũng chịu rất nhiều áp lực. CES cho rằng, trong tháng trước đã giảm đi một nửa dự báo dài hạn về sản xuất phế liệu để phản ảnh các đột phá lớn về hiệu quả sản xuất trong những năm trước.

Theo Benchmark, sự thiếu hụt này không kéo dài mãi. Việc tái chế dự kiến vào năm 2030 vẫn chiếm 10% nguồn cung toàn cầu, nhưng sẽ tăng khá nhiều vào thập kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô vẫn phụ thuộc vào những công ty tái chế nhằm đảm bảo ngành công nghiệp xe điện phát triển ổn định trong tương lai.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

7 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

7 giờ trước

Sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn giúp minh bạch quản lý thuế, chống gian lận

7 giờ trước

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

15 giờ trước

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

15 giờ trước