meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tỷ phú xe điện Trung Quốc vượt mặt Elon Musk: Cổ phiếu tăng vọt 90% bất chấp phong toả

Chủ nhật, 04/09/2022-15:09
Hãng xe điện BYD của tỷ phú Vương Truyền Phúc đã vượt mặt Tesla để trở thành nhà sản xuất ô tô thế giới (tính theo doanh số).

Gần đây, hãng xe điện của BYD của tỷ phú Vương Tuyền Phúc đã soán ngôi vương của “ông lớn” Tesla của tỷ phú Elon Musk và trở thành nhà sản xuất ô tô chạy bằng pin lớn nhất thế giới (tính theo doanh số). Theo South China Morning Post, cách đây 20 năm, tỷ phú  Vương Truyền Phúc đã lên kế hoạch mua lại hãng xe quốc doanh đang gặp khó khăn trong tài chính và khởi động dự án xe điện của riêng mình. 

Giờ đây, theo  Financial Times, khối tài sản mà tỷ phú Vương Tuyền Phúc đang nắm giữ là 25 tỷ USD và là tỷ phú giàu thứ 22 của đất nước tỷ dân. Và trong tháng 7 vừa qua, bất chấp các đợt phong toả theo chiến lược “Zero COVID”, cổ phiếu của BYD vẫn tăng mạnh tới 90% và giúp vị tỷ phú này kiếm thêm 7 tỷ USD.


Hãng xe điện BYD đã soán ngôi Tesla của tỷ phú Elon Musk để trở thành nhà sản xuất ôtô chạy bằng pin lớn nhất thế giới
Hãng xe điện BYD đã soán ngôi Tesla của tỷ phú Elon Musk để trở thành nhà sản xuất ôtô chạy bằng pin lớn nhất thế giới

Từ nhà hóa học thành tỷ phú

Khởi điểm ban đầu của tỷ phú Vương Tuyền Phúc không phải là người kinh doanh mà là một nhà nghiên cứu làm việc cho Chính phủ Trung Quốc. Được biết, ông Vương sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo khó ở tỉnh An Huy. Sau khi cha mẹ ông mất, vị tỷ phú này được các anh chị nuôi lớn. Ông theo học ngành hoá học tại Đại học Trung Nam và tiếp tục học lên và lấy bằng thạc sĩ tại Viện Nghiên cứu Kim loại màu Bắc Kinh.

Sau một thời gian làm việc cho chính phủ, đến năm 1990, ông Vương quyết định thành lập BYD. Tên của hãng xe là viết tắt của cụm từ "build your dreams" (tạm dịch: xây dựng ước mơ của bạn).

Trong thời gian đầu khởi nghiệp, vị tỷ phú này gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn và ông phải vay tiền từ người thân để thành lập công ty nickel của mình. Đến năm 2008, tỷ phú Warren Buffett đã quyết định chi ra 232 triệu USD để mua lại 10% cổ phần của BYD. Và khoản đầu tư này được xem là khoản đầu tư rất thành công khi sau 13 năm đầu tư, số tiền đầu tư đã tăng giá trị gấp 33 lần.


Sau 13 năm, khoản đầu tư của tỷ phú Warren Buffett vào BYD đã tăng giá trị 33 lần
Sau 13 năm, khoản đầu tư của tỷ phú Warren Buffett vào BYD đã tăng giá trị 33 lần

Ông Charles Munger - Phó chủ tịch Berkshire Hathaway, cánh tay phải của tỷ phú Warren Buffett đã dành những lời khen vô cùng có cánh cho tỷ phú Vương Tuyền Phúc: "Ông ấy là sự kết hợp giữa Thomas Edison và Jack Welch, vừa có khả năng xử lý những vấn đề kỹ thuật, vừa có thể hoàn thành những gì cần làm". "Tôi chưa từng thấy ai có khả năng đó", ông Munger nói thêm.

Bắt đầu từ một nhà sản xuất pin điện thoại di động có thể sạc lại lớn nhất thế giới, BYD dần dần lấn sân và chiếm lĩnh thị trường xe điện. Có thể với thị trường nước ngoài, thương hiệu BYD chưa được nhiều người biết đến nhưng chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2022, BYD đã bán được hơn 641.000 chiếc xe. Trong năm 2021, doanh số bán xe của BYD là 130.000 chiếc. 

Không chỉ được biết đến là một thương hiệu xe điện, BYD còn là nhà sản xuất pin, được hậu thuẫn bởi Berkshire Hathaway của Warren Buffett. Theo Fortune, lợi thế của BYD là hãng có thể sản xuất những chiếc xe giá rẻ với pin bền hơn các nhà sản xuất của Mỹ và Nhật Bản.

Tính đến thời điểm hiện tại, hãng xe điện này không chỉ “thống trị” phân khúc xe năng lượng mới (bao gồm xe hybrid và xe chạy điện), hãng còn là một trong ba thương hiệu hàng đầu Trung Quốc về doanh số bán xe ô tô du lịch cỡ nhỏ.

Đối thủ lớn nhất của Tesla

Cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện, đương nhiên BYD cũng sẽ cạnh tranh với Tesla để chiếm lĩnh ngôi vương. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào năm 2011, CEO Tesla Elon Musk đã nhận xét về xe BYD. Theo Musk, sản phẩm của BYD  chưa thực sự tốt.  "Các vị đã thấy xe của họ chưa. Tôi không cho rằng họ tạo ra một sản phẩm tốt", CEO Tesla cho biết.

Tuy nhiên, sau 11 năm, Tesla đã bị BYD vượt mặt và “soán ngôi” doanh nghiệp sản xuất xe điện lớn nhất thế giới (tính theo doanh số) khi bán được 641.350 chiếc xe trong 6 tháng đầu năm 2022, và con số này của Tesla là khoảng 564.740 chiếc.

Đáng chú ý, trong phân khúc xe năng lượng mới, BYD hiện đang là thương hiệu giữ vị trí  số 1. Tiếp theo sau là doanh nghiệp liên doanh của General Motors với Wuling Motors và SAIC Motor. Tesla của Elon Musk nằm ở vị trí thứ ba. Và dù ở bất kỳ phân khúc nào, sản phẩm của BYD cũng đều nằm trong top 3 thương hiệu bán chạy nhất. Trong khi những thương hiệu xe điện nổi tiếng như Tesla, Nio và Xpeng đều không thực hiện được điều đó.

Ngoài ra, dù đại dịch  COVID-19 “càn quét”, “tàn phá” nền kinh tế nhưng hãng xe của tỷ phú Vương Tuyền Phúc lại gần như không vấp phải thách thức nào, thậm chí còn thu về lợi nhuận cao hơn nhờ khả năng đa dạng hoá chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất. BYD có thể tự sản xuất chip và pin. Bởi vậy, hãng xe này không gặp phải tình trạng căng thẳng về nguồn cung và hậu cần như những hãng xe khác. Trong khi, đối thủ Tesla phải đóng cửa nhà máy tại Thượng Hải trong 2 tuần do thành phố bị phong toả. Bên cạnh đó, BYD cũng đã hợp tác cùng Mercedes-Benz để sản xuất  xe tải điện có mức giá bán ra khởi điểm là 50.000 USD. Trong thời gian tiếp theo, trọng tâm chính mà BYD hướng tới là sản xuất xe buýt, xe con, xe đạp điện và pin có thể sạc lại.


Trọng tâm chính của BYD là xe bus, xe con, xe đạp điện và pin có thể sạc lại
Trọng tâm chính của BYD là xe bus, xe con, xe đạp điện và pin có thể sạc lại

Khi được hỏi lý do tại sao lại xây dựng một công ty sản xuất xe điện, tỷ phú Vương cho biết, các loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong đã gây ra rất nhiều vấn đề cho môi trường và “tương lai của xe điện tại Trung Quốc rất tươi sáng". Ông Vương cũng chia sẻ thêm, sau 20 năm, ông đã đi một chặng đường dài và việc lựa chọn dấn thân vào ngành công nghiệp sản xuất xe điện bắt đầu từ sự tò mò. "Khi nhìn thấy một thứ tốt đẹp, chúng tôi sẽ tự hỏi điều gì đã tạo ra thứ tốt đẹp đó, và bắt đầu đi tìm nguồn gốc sâu xa của chúng", ông nói thêm.

Theo Forbes, khối tài sản hiện tại của ông Vương tăng lên 27 tỷ USD vào tháng 7 vừa qua và giảm xuống còn 25 tỷ USD. Năm 2021, tài sản của vị tỷ phú này cán mốc 23,5 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu BYD tăng gấp 2 lần. Thời điểm đó, ông là tỷ phú giàu thứ 14 tại Trung Quốc. Hồi năm 2009, sau khi nhận được khoản đầu tư từ tỷ phú đầu tư Warren Buffett, ông Vương đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc nhờ bỏ túi 5,1 tỷ USD.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

1 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

2 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

2 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

2 ngày trước

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

2 ngày trước