Không còn phải nhận những cuộc gọi mời chào mua bất động sản liên tục nhờ công cuộc chuyển đổi số
Theo Thanh niên Việt, kể từ năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu số hóa các trải nghiệm mua nhà. Dịch bệnh Covid - 19 đã đem tới nhiều khó khăn và làm thay đổi suy nghĩ và hoạt động của con người. Song nó cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp bất động sản một cách nhanh chóng hơn.
Trên quá trình phát triển của nhiều dự án bất động sản, giai đoạn giao dịch sẽ đem lại giá trị then chốt, khẳng định hiệu quả của dự án. Đồng thời đây cũng là giai đoạn phù hợp nhất để các doanh nghiệp chuyển đổi số lấy lại lợi thế trên thị trường.
Nhiều thách thức phải đối diện
Bất động sản vẫn luôn bị điều chỉnh bằng hệ thống thủ tục pháp lý rắc rối, phức tạp và được xem là loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Các hoạt động bán, cho thuê nhà, đất… có thể mất tới vài tháng hoặc vài năm và cũng rất khó để thu về số tiền nhanh chóng.
Giá trị tài sản cao khiến cho bất động sản là thứ hàng hóa bị giới hạn, không phải ai cũng có thể sở hữu. Chưa kể, rủi ro trên thị trường này là rất lớn đối với cả người dân và nền kinh tế khi các dòng chảy về tài chính đều liên quan tới các chế định của ngân hàng, hoặc việc huy động nguồn vốn từ cổ phiếu, trái phiếu.
“Đốt nóng” thị trường bất động sản nhờ lực đẩy hạ tầng
Trong những yếu tố giúp thúc đẩy giá trị bất động sản, cơ sở hạ tầng được đánh giá là yếu tố then chốt. Khi làn sóng đầu tư hạ tầng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, dự báo thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ có nhiều khu vực “dậy sóng”.Thị trường bất động sản đã từng thăng hoa và rơi xuống đáy như thế nào?
Đã có lúc thị trường ghi nhận được tốc độ tăng trưởng vượt bậc với giá đất tăng cao đột biến. Nhưng có thời điểm, thị trường lại ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng.Chuyên gia bất động sản, TS Cấn Văn Lực cho hay, những thách thức trong chuyển đổi số BĐS Việt Nam là thu hút nhân lực chất lượng cao, còn thiếu lượng lớn chuyên gia công nghệ. Các doanh nghiệp BĐS vẫn đang hoạt động kiểu truyền thống và ít đầu tư cho sự đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số. Ngoài ra, khung pháp lý vẫn chưa ổn định, chậm thay đổi, thiếu cập nhật về thông tin…
Bên cạnh đó, hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự chuyển đổi số là: Kết nối giữa nhân viên và khách hàng; Dữ liệu và phân tích. Theo TS. Lực, tại Việt Nam, các đơn vị môi giới, kinh doanh BĐS hoạt động trực tuyến khá nhanh. Một số dịch vụ áp dụng công nghệ mới đang được thực hiện; Hệ sinh thái proptech triển khai nhanh hơn, proptech Việt Nam đã nhận 40 triệu USD đầu tư trong năm 2021 - cao nhất trong 5 năm qua.
Để quá trình chuyển đổi số thành công, TS Lực cho rằng, các doanh nghiệp BĐS phải xây dựng và thực thi chiến lược, mô hình kinh doanh phù hợp với xu hướng và thời đại; Nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng phương án tối ưu nhất về đầu tư công nghệ thông tin và phối hợp giữa các kênh phân phối khác nhau; Thay đổi hình thức tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực; Tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa nhân viên, khách hàng, đối tác…
“Doanh nghiệp BĐS cần chủ động và nhanh chóng nắm bắt, có chiến lược chuyển đổi số. Tốc độ chuyển đổi số sẽ quyết định thành bại. Con tàu 4.0 đang đi, không chờ ai; ai lên tàu sớm sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh và vị thế mới” - TS Cấn Văn Lực nói.
Theo phân tích của bộ phận nghiên cứu của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS), chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ mang đến giải pháp để đưa ngành bất động sản vượt qua những vấn đề nội tại. Các chuyên gia đã chỉ ra các rào cản, thách thức khiến quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam gặp khó khăn và tụt hậu so với thế giới.
VaRS cho rằng, thị trường bất động sản vốn dĩ đã chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ mới, nhưng không vì vậy mà thiếu đi sự nỗ lực, khát vọng cải tiến và chuyển đổi. Bất động sản luôn phải phụ thuộc vào những ngành truyền thống như ngân hàng, luật và một hệ sinh thái các nhà cung cấp khác.
Trong khi đó, để chuyển đổi một BĐS thành hàng hóa thương phẩm (commodity) thực sự rất khó. Nhưng nếu có thì chỉ trong thời gian ngắn hạn với loại hình nhà ở sơ cấp. Về cơ bản, giao dịch BĐS vẫn đòi hỏi một quá trình xem xét trực tiếp và việc tìm hiểu về giá thị trường sẽ chiếm rất nhiều thời gian. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc chuyển đổi số là để các giao dịch BĐS rút ngắn thời gian, chi phí giao dịch cũng như tăng thanh khoản tài sản BĐS.
Cơ hội mới sẽ tới
Có lẽ, những người trẻ Việt Nam đã quen thuộc với công nghệ thực tế ảo (VR) hay thực tế ảo tăng cường (AR). Hai công nghệ này áp dụng vào BĐS sẽ giúp người mua giảm thiểu chi phí để tiếp cận được các sản phẩm BĐS một cách khách quan nhất. Thực tế, chuyển đổi số trong giao dịch BĐS còn là các giải pháp hỗ trợ bên bán hàng bằng Big Data để dễ dàng tìm kiếm người mua, giới thiệu sản phẩm phù hợp nhất cho họ. Các doanh nghiệp BĐS lớn hiện đang tiên phong trong sự chuyển dịch này.
VaRS cho biết, khi áp dụng chuyển đổi số, khách hàng sẽ không phải xem dự án trực tiếp. Với các thông số kỹ thuật chi tiết thì các website có thể đem đến một không gian trải nghiệm hoàn chỉnh cho khách hàng thông qua những thao tác lăn chuột. Theo đó, người dùng hoàn toàn xem được từng chi tiết của sản phẩm BĐS trên không gian 3D chân thực. Hiện nay, công nghệ thực tế ảo đã khá phổ biến trên thị trường và không quá đắt đỏ.
Một số sàn giao dịch BĐS đã ứng dụng các công nghệ này để mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Đồng thời, giảm chi phí di chuyển, tiết kiệm thời gian khảo sát cho cả người mua hay thuê BĐS. Theo VaRS, không như VR, AR mà Big Data khá khó để nhận biết, nó đã bắt đầu nhen nhóm và trở thành công cụ hữu dụng cho ngành BĐS ở tất cả các công đoạn, bao gồm cả giao dịch.
Dữ liệu được xem như “mỏ vàng” của nền kinh tế, nhất là với lĩnh vực bất động sản. Các thông tin về khách hàng, tình trạng pháp lý, biến động giá… luôn được cập nhật liên tục và được các doanh nghiệp BĐS sử dụng để hỗ trợ lượng môi giới - người trực tiếp tìm kiếm, làm việc và chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên, không phải cứ ứng dụng từ Big Data cũng sẽ hữu dụng và được dùng đúng mục đích. Thị trường Việt Nam đang thiếu hụt về bộ dữ liệu chuẩn, có nhiều sự xáo trộn nhất định và cần khoảng thời gian dài để ổn định. Về vấn đề những cuộc gọi mời chào mua BĐS không đến đúng đối tượng hay bị trùng lặp… thực tế đều có thể khắc phục nếu các doanh nghiệp chú trọng hơn trong việc cập nhật dữ liệu một cách đều đặn.
Điều này không chỉ giúp những lời chào hàng đạt hiệu quả mà Big Data, trí tuệ nhân tạo còn hỗ trợ giai đoạn chăm sóc hậu mãi tốt hơn, nâng cao uy tín của cá nhân và doanh nghiệp. Đây chính là điểm mấu chốt để thị trường BĐS có thể phát triển một cách lành mạnh và bền vững.
Nhìn chung, việc chuyển đổi số cần có sự tham gia của toàn bộ hệ thống, kể cả những doanh nghiệp nhỏ hay nhà môi giới cá nhân. Thời điểm này rất quan trọng để các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số để có lợi thế phát triển trong dài hạn.
Tại Đại hội Khóa V Nhiệm Kỳ (2022 – 2027) Hiệp Hội Bất Động Sản Việt Nam được tổ chức mới đây, Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng: “Chúng ta có thể đầu tư vào nhiều thứ, như đầu tư vào siêu xe mà không hề biết nó đem lại những lợi ích gì. Nhưng việc đầu tư thông minh với giá không đáng kể thì lại không thực hiện. Một số doanh nghiệp, như Vingroup đã chuyển đổi số sớm nên tốc độ thực hiện dự án đáng kinh ngạc, ngay đến nước ngoài cũng phải ngạc nhiên. Một số tập đoàn khác như Coteccons, Đất Xanh… thời gian qua cũng bắt đầu chuyển đổi số và mang đến nhiều hiệu quả lớn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhân lực và có vòng quay vốn nhanh".