Kết quả kinh doanh trái chiều, triển vọng nào cho cổ phiếu công nghệ thông tin?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu VinFast tăng vọt lên mức hơn 80 USD, vốn hóa vượt tổng Porsche và BYD cộng lạiCổ phiếu cao su sẽ được hưởng lợi ‘kép’ trong thời gian tới?Cổ phiếu VinFast có thời điểm chạm mốc 45 USD/cổ phiếu, vốn hóa gấp rưỡi tổng giá trị hai sàn HNX và UPCoM cộng lạiTheo Nhà đầu tư, báo cáo của Bộ thông tin và Truyền thông cho biết, doanh thu trong 6 tháng đầu năm của nhóm doanh nghiệp công nghệ số ghi nhận đạt hơn 1,44 triệu tỷ đồng, giảm 10,35% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời đạt 38,87% kế hoạch năm 2023. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 51,51 tỷ USD, giảm 9,56% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 37,88% kế hoạch năm 2023.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm doanh thu là do suy thoái kinh tế ở nhiều nước, thị trường tiêu dùng công nghệ thông tin sụt giảm, khả năng tăng trưởng thấp,... đã tác động trực tiếp đến nhu cầu của thị trường dịch vụ công nghệ thông tin. Tuy nhiên, mảng xuất khẩu phần mềm vẫn duy trì khả năng tăng trưởng tốt nhờ xu hướng đầu tư cho chuyển đổi số mạnh mẽ, nhất là ở thị trường Nhật Bản và Châu Á Thái Bình Dương.
Kết quả kinh doanh trái chiều
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 của Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) ghi nhận doanh thu thuần trong quý II đạt 12.484 tỷ đồng, tương ứng tăng 23,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế dật 1.509 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là quý ghi nhận lãi ròng cao nhất của tập đoàn từ trước đến nay. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của FPT đạt 24.166 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.665 tỷ đồng, tăng lần lượt 21,9% và 18,2% so với cùng kỳ.
Theo lý giải của FPT về sự chênh lệch này, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của khối công nghệ đạt 14.202 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ, lãi trước thuế tăng 26,3%, đạt 2.005 tỷ đồng. Trong đó, dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán đạt doanh thu 11.227 tỷ đồng, tăng 30,2% và lãi trước thuế đạt 1.834 tỷ đồng, tăng 34,6%, được thúc đẩy bởi nhu cầu chuyển đổi osos cao từ thị trường Nhật Bản và châu Á Thái Bình Dương.
CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (Hose: CMG) cũng thông báo doanh thu thuần quý I/2023 của tập đoàn đạt 1.771,5 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 109,6 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Sau khi trừ các khoản chi phí, doanh nghiệp vẫn thu về 96,7 tỷ đồng lãi ròng, tăng 5,2%.
Trong khi đó, CTCP Công nghệ - Viễn thông Elcom (Hose: ELC) ghi nhận doanh thu thuần quý II/2023 đạt 35,3 tỷ đồng, mức này giảm 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp của ELC giảm 63%, xuống còn 14,7 tỷ đồng. Trừ các chi phí, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 5 tỷ đồng, giảm một nửa so với quý II/2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 121,2 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 67,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lãi ròng 8,4 tỷ đồng (giảm 64,8%).
Lý giải về sự chênh lệch này, ELC cho biết, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trong quý II và 6 tháng đầu năm 2023 chủ yếu do một số dự án lớn khách hàng chậm giải phóng mặt bằng, chậm giải ngân vốn, các thủ tục đấu thậm chậm trễ, dẫn đến quá trình triển khai các dự án bị chậm theo, khiến doanh thu bán hàng cũng như lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ năm trước.
Một cái tên khác là CTCP Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (VNTT, Upcom: TTN) cũng công bố lợi nhuận sau thuế giảm 55,4% còn 5,3 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, TTN đạt lãi ròng 11,1 tỷ đồng, giảm 28,8%.
Triển vọng nào cho cổ phiếu công nghệ thông tin?
Mặc dù tình hình kinh doanh toàn ngành có nhiều biến động, nhưng giá cổ phiếu của nhóm công nghệ thông tin lại có những diễn biến khá tích cực. Từ đầu năm đến nay (tính đến phiên 28/8), cả 4/4 mã đều tăng điểm với FPT (+44%), CMG (+25,5%), ELC (+152,5%), TTN (+18%).
Công ty Chứng khoán BSC đánh giá, nhóm công nghệ thông tin trên sàn sẽ có kết quả kinh doanh khả quan trong nửa cuối năm nay nhờ một số yếu tố như tăng trưởng xuất khẩu phần mềm ở Nhật Bản và châu Á sẽ bù đắp lại tốc độ tăng trưởng chậm ở Mỹ. Ngoài ra, xu hướng chuyển đổi số và đầu tư công vào giao thông thông minh, hay Luật Viễn thông sửa đổi (dự kiến sẽ trình Quốc hội phê chuẩn vào tháng 10 sắp tới) với nhiều nội dung mới. Bên cạnh đó, nhóm này còn được kỳ vọng được hưởng lợi nhờ xu hướng chuyển đổi số tiếp tục diễn ra tại Việt Nam và thế giới kể cả khi dịch bệnh kết thúc.
Theo góc nhìn của Chứng khoán KBSV, những khó khăn của thị trường Mỹ và châu u sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến ngành công nghệ thông tin của Việt Nam. Dù vậy, KBSV vẫn đưa ra quan điểm tích cực đối với triển vọng mảng xuất khẩu phần mềm trong trung và dài hạn. Theo đó, công ty chứng khoán này cho rằng các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức 2 con số trong năm 2023.
CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cũng đánh giá triển vọng của ngành công nghệ thông tin là khá khả quan, đồng thời chỉ ra những động lực mạnh mẽ sẽ thúc đẩy thị trường công nghệ Việt Nam trong năm 2023 như: Các chính sách hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số từ phía Chính phủ, tỷ lệ người dùng Internet và các sản phẩm, thiết bị, dịch vụ công nghệ của Việt Nam nằm trong mức cao so với thế giới cùng dự dịch chuyển của các “ông lớn’ sản xuất trên thế giới đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Dự báo thị trường trong tuần này, Chứng khoán Asean cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục giằng co quanh mức 1.200 điểm trước khi có thể quay trở lại vùng đỉnh cũ 1.240 - 1.245 điểm sau kỳ nghỉ lễ. Sự phân hóa giữa các nhóm ngành diễn ra khá rõ ràng, nhà đầu tư nên ưu tiên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình và hạn chế mua mới trong giai đoạn này.