meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ phiếu VinFast có thời điểm chạm mốc 45 USD/cổ phiếu, vốn hóa gấp rưỡi tổng giá trị hai sàn HNX và UPCoM cộng lại

Thứ năm, 24/08/2023-11:08
Với số lượng hơn 2,3 tỷ cổ phiếu lưu hành, giá trị vốn hóa của VinFast đạt khoảng 85 tỷ USD, thậm chí tại thời điểm khi thị giá đạt trên ngưỡng 44 USD/cổ phiếu thì giá trị vốn hóa đã lên tới 101 tỷ USD.

Theo Nhịp sống thị trường, trong phiên giao dịch ngày 23/8 tại Mỹ, cổ phiếu VFS của VinFast mở cửa đã giảm gần 12%. Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng quay trở lại và thị giá của cổ phiếu này đã có thời điểm chạm ngưỡng 45 USD/cổ phiếu, tương đương tăng 17%. Tính đến thời điểm 23h30p, VFS đang ở quanh mốc 37 USD/cổ phiếu.

Giao dịch của VFS tiếp tục sôi động với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,6 triệu cổ phiếu, lớn hơn cả số lượng cổ phiếu trôi nổi tự do của cổ phiếu này. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang quay vòng cổ phiếu nhanh.


 
 

Với số lượng hơn 2,3 tỷ cổ phiếu lưu hành, giá trị vốn hóa của VinFast đạt khoảng 85 tỷ USD, thậm chí tại thời điểm khi thị giá đạt trên ngưỡng 44 USD/cổ phiếu thì giá trị vốn hóa đã lên tới 101 tỷ USD. Đây là một con số vô cùng lớn, trong hơn 23 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa từng ghi nhận cái tên nào chạm đến mức vốn hóa trên, ngay cả ở giai đoạn thăng hoa nhất.

Để dễ hình dung hơn, vốn hóa của VinFast hiện gấp rưỡi tổng giá trị vốn hóa của 2 sàn chứng khoán Việt Nam là HNX và UPCoM cộng lại. Tính đến thời điểm cuối phiên ngày 23/8 vừa qua, vốn hóa của sàn HNX là hơn 288.000 tỷ đồng, còn sàn UPCoM là 924 tỷ đồng, tổng cộng 2 sàn đạt 1,2 tỷ triệu đồng, tương ứng gần 51 tỷ USD, thấp hơn con số 85 tỷ USD của VinFast.


 
 

Ngoài ra, vốn hóa VinFast còn nhỉnh hơn giá trị Top 10 vốn hóa sàn HoSE (84 tỷ USD). Cái tên giá trị nhất trên thị trường hiện tại là Vietcombank đang có vốn hóa hơn 17 tỷ USD, tức chỉ khoảng 1/5 so với nhà sản xuất xe điện đầu tiên của Việt Nam.

Mức vốn hóa khủng này cũng đưa VinFast vượt qua các startup đình đám một thời như NiO, Li Auto, Rivian,.... để trở thành một trong những nhà sản xuất xe điện lớn nhất trên thế giới.

Mới đây, nữ CEO Lê Thị Thu Thủy của VinFast đã có cuộc trả lời trực tiếp trên sóng truyền hình CNN. Trong cuộc phỏng vấn, bà Thủy lần đầu có chia sẻ chi tiết về công suất sản xuất của các nhà máy, số lượng đơn hàng và cơ hội gọi vốn của VinFast trong tương lai.

Được biết, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã cấp chứng nhận quãng đường di chuyển tối thiểu đạt 330 dặm cho phiên bản Eco (khoảng 531 km) và 291 dặm với phiên bản Plus (hơn 468 km) sau mỗi lần sạc pin cho mẫu xe điện VF 9 của VinFast. Thông số này đã vượt công bố ban đầu của hãng.

"Điều này khẳng định nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng", bà Lê Thị Thu Thủy cho biết. VF 9 là mẫu SUV điện thuộc phân khúc E – phân khúc cao cấp nhất trong dải xe điện hoàn chỉnh của VinFast.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

6 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

6 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước