Kết cấu móng nhà 2 tầng: Phân loại, bản vẽ & quy trình thi công
Kết cấu móng nhà 2 tầng là phần đầu tiên của công trình cũng như phần xây dựng được ưu tiên đầu tiên trong quá trình thi công. Phần này có nhiệm vụ đảm bảo tải trọng của cả công trình lên nền đất một cách vững trãi. Trong xây dựng hiện nay có khá nhiều cách thiết kế xây dựng nền móng, để biết rõ hơn, mời bạn tham khảo nội dung dưới đây.
Những loại kết cấu móng nhà 2 tầng thông dụng hiện nay
Hiện nay đang có 3 loại kết cấu móng cho nhà 2 tầng thông dụng. Mỗi loại đề mang những đặc điểm riêng, thiết kế và tác động lên ngôi nhà một cách khác nhau.
Kết cấu móng đơn nhà 2 tầng
Kiểu móng đơn thường được sử dụng lên các công trình nhỏ có trọng tải nhẹ với kết cấu đơn giản, bạn có thể dễ dàng thấy chúng ở các ngôi nhà phố có nên đất rắn chắc. Thế nhưng kết cấu móng đơn không hay được lựa chọn trong các mẫu nhà thông thường.
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng được lựa chọn trong hầu hết các phương pháp xây dựng nhà cửa. Móng băng được thiết kế với phần chân đế mở rộng và chạy theo các trục cột tạo thành các đế khối vững chắc. Điều này phù hợp với những công trình ở những nơi có điều kiện địa chất yếu.
Để có thể lựa chọn kiểu móng băng nào để thi công thì cần phải phụ thuộc vào đất nền. Bên cạnh đó là bản thiết kế mà kiến trúc sư đưa ra sau khi đã khảo sát địa chất và đã được đánh giá.
Kết cấu móng cọc nhà 2 tầng
Móng cọc là sự liên kết chặt chẽ giữa các đài móng, giằng móng và cọc thi công tạo thành một kết cấu vững chắc. Thông thường móng cọc được sử dụng tạo những nơi có địa hình đất yếu, dễ lún hoặc các địa hình phức tạp.
Số lượng cọc thi công còn phụ thuộc vào tải trọng của công trình. Người ta sẽ tính điều này qua công thức như sau:
- Tải trọng, tải trọng sàn, trọng tải tác dụng khi đưa vào dùng tổng cộng vào khoảng 1.2 đến 1.5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng)
Bản vẽ kết cấu móng nhà 2 tầng
Bản vẽ xây móng nhà 2 tầng thường sử dụng móng có chiều dài gấp nhiều lần so với chiều rộng của căn nhà và được đặt ở phần dưới tường hoặc cột. Tương ứng với mỗi đặc điểm cấu trúc, kiến trúc sư sẽ thiết kế bản vẽ móng theo tiêu chuẩn khác nhau như:
- Tiêu chuẩn kích thước bản vẽ móng băng
- Tiêu chuẩn khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng băng
- Tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật vật liệu, nguyên liệu
Quy trình chọn thi công kết cấu móng nhà 2 tầng
Theo kinh nghiệm của chuyên gia, khi chọn thi công móng nhà 2 tầng sẽ có quy trình như sau:
Đầu tiên: Khảo sát thực trạng địa hình
- Việc này khá quan trọng khi ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án thiết kế của công trình. Tất cả công đoạn tính toán tải trọng đều phải căn cứ trên nền địa chất thực tế.
Thứ hai: Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp
- Trong trường hợp nền móng thi công bình thường thì bạn nên chọn móng băng, còn nềt đất cứng, chắc chắn thì chọn móng đơn. Còn đối với những công trình trên ao hồ, nên đất yếu thì phải sử dụng móng cọc. Phương án sử dụng móng sẽ được đưa ra sau khi đã khảo sát địa chất cụ thể tùy vào thời điểm xây dựng của gia chủ.
Thứ ba: Thi công phải tuân thủ theo thiết kế
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa và lựa chọn được phương án thiết kế móng phù hợp thì chúng bắt đầu tiến tới việc thi công. Công đoạn này cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đúng như thiết kế ban đầu để đảm bảo tải trọng kết cấu của toàn bộ công trình.
Thứ tư: Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt
- Vật tư thi công ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của móng và cả công trình. Thế nên chất lượng nguyên vật tư thi công móng nên chọn những loại có chất lượng tốt để sử dụng và chị được tải trọng lớn. Bởi phần gốc rễ có vững chắc thì phần thân mới không bị hư hỏng và trường tồn theo thời gian.
Thứ năm: Lựa chọn nhà thầu thi công chuyên nghiệp
- Tất cả những thứ trên sẽ hoàn hảo nếu như bạn tìm được một nhà thầu chuyên nghiệp, nhiệt tình. Gia chủ không cần quá quan tâm đến giá cả, hãy tận dụng kinh nghiệm cũng nhu sự uy tín của nhà thầu theo đánh giá của những người đi trước.
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng qua việc chọn loại móng
Việc chọn loại móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, gia chủ cần tìm hiệu điều kiện nền và tải trọng.
- Nếu nền móng nhà 2 tầng tốt: Có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.
- Nếu nền móng nhà 2 tầng có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, ta có thể dùng biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu ( không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.
- Nếu nền có lớp trên yếu nhưng lớp dưới tốt: Ta phải thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi làm móng cọc tre, cọc tràm.
- Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu: Chỉ nên xây nhà 2 tầng và dùng móng bè
Lưu ý khi thi công kết cấu móng nhà 2 tầng đúng kỹ thuật
- Lựa chọn thiết kế nhà phố phù hợp: Tìm hiểu loại móng nào phù hợp nhất với từng loại nhà và phần đất
- Móng băng kết hợp
- Khảo sát về địa chất: Đây là việc làm rất quan trọng, đặc biệt là khi lựa chọn đất phù hợp với công trình thi công. Tốt nhất là nên xây dựng tại phần đất khô ráo, đất chặt & kiên cố.
- Thi công đảm bảo: Bảo đảm chất lượng kỹ thuật làm móng nhà 2 tầng cho công trình, thiết kế khoa học, và tính toán kỹ lưỡng.
- Chọn lựa nguyên vật liệu xây dựng tốt nhất để đổ móng
- Chọn lựa đơn vị nhà thầu có kinh nghiệm, & cần phải được tìm hiểu kỹ lưỡng
- Phải chú ý giám sát đến quá trình thi công xây dựng xem hoạt động có hợp ý với mình hay không.
Trên đây là thông tin về Kết cấu móng nhà 2 tầng. Hi vọng bạn đã nắm bắt được các yếu tố cũng như quy trình xây dựng. Đừng quên theo dõi những tin tức liên tục cập nhật trên Website của chúng tôi. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!
TỔNG HỢP NHÓM MÓNG | |