meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kế hoạch hơn 600 tỷ USD của G7 bị Trung Quốc tố là cái “bẫy nợ” các nước nghèo 

Thứ tư, 29/06/2022-23:06
Trung Quốc đã phản bác lại những nỗ lực của G7 nhằm xây dựng một đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Trung Quốc cho rằng, kế hoạch này của G7 đang tạo ra bẫy nợ cho các nước nghèo nhất trên thế giới.

Theo AFR, Trung Quốc đã đáp trả lại những nỗ lực của tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm tạo ra một giải pháp thay thế cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của nước này. Trong cuộc họp mới diễn ra vào đầu tuần này, các nhà lãnh đạo của nhóm G7 đã cam kết chương trình cơ sở hạ tầng có giá trị là 600 tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới.

Kế hoạch trị giá 600 tỷ USD của G7 được xây dựng với mục đích đối trọng với Trung Quốc, nhằm tài trợ cho các dự án mà Trung Quốc đang thống trị từ đường sá đến các bến cảng hay ở những khu vực xa xôi trên thế giới. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay các dự án này "mang lợi ích đến tất cả mọi người".


Các lãnh đạo G7 tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Đức, ngày 26/6. Ảnh: Reuters.
Các lãnh đạo G7 tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Đức, ngày 26/6. Ảnh: Reuters.

Khác với các dự án nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường chủ yếu lấy nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì những khoản tài trợ của nhóm G7 được đề xuất sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc công ty tư nhân có sẵn lòng cam kết đầu tư hay không và điều đó không được đảm bảo. 

Nhà Trắng cho biết, từ nay đến năm 2027, chính phủ Mỹ cùng các đồng minh sẽ nỗ lực huy động được 600 tỷ USD "thông qua các khoản trợ cấp, các gói tài trợ liên bang và tận dụng những khoản đầu tư của tư nhân".

"Đây chỉ là bước khởi đầu: Mỹ cùng với các nước đối tác trong G7 sẽ tìm các huy động thêm hàng trăm tỷ USD vốn từ các đối tác có cùng mục tiêu, các ngân hàng phát triển đa phương, các tổ chức tài chính phát triển và các quỹ tài sản có chủ quyền và nhiều hơn thế nữa".

“Bẫy nợ” của Mỹ lên các nước nghèo

Đáp trả lại động thái này của G7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, mục đích của dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu được công bố ở Đức mới đây là để bôi nhọ BRI và sẽ không có bất kỳ khoản đầu tư "thực sự" nào được nhóm này đem đến cho các nước đang phát triển.


Tổng thống Mỹ Biden và các nhà lãnh đạo của nhóm G7 họp ở Đức. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Biden và các nhà lãnh đạo của nhóm G7 họp ở Đức. Ảnh: Reuters

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cáo buộc Mỹ đang tạo ra một cái "bẫy nợ" cho các quốc gia nghèo hơn, một lời chỉ trích thường được phía Mỹ đưa ra đối với chương trình BRI của Bắc Kinh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói: "Không có đối tác BRI nào đồng ý với cái gọi là cáo buộc bẫy nợ của Mỹ. Chính xác hơn là Mỹ phải chịu trách nhiệm về việc tạo ra cái bẫy nợ".

Những nỗ lực của Mỹ cùng các đồng minh trong đó có cả Australia trong Hội nghị thượng đỉnh G7 và NATO với mục đích chống lại những ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc đến các nước đang phát triển cũng như Thái Bình Dương, và đây cũng chính là chủ đề chính của hai hội nghị lần này.

Vào ngày 28/6, truyền thống nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích việc Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc khi lần đầu tham dự tại hội nghị thượng đỉnh NATO.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết: "Việc các nước châu Á - Thái Bình Dương tham dự hội nghị thượng đỉnh lần này phản ánh tham vọng của NATO trong việc vượt qua lãnh thổ truyền thống của mình và tham vọng mở rộng hơn nữa từ khu vực châu Âu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Tờ báo này viết thêm: "Có thể thấy, liên minh này đang cố gắng xây dựng thành một ‘NATO toàn cầu’ và ảo tưởng hoạt động như một ‘cảnh sát thế giới’ vậy".

Tham vọng kìm hãm Trung Quốc đang ngày một lớn mạnh ở khu vực Thái Bình Dương

Thủ tướng Australia, ông Anthony Albanese, phát biểu trên đường tới hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Madrid, ông cho rằng mối quan hệ đặc biệt giữa Nga và Trung Quốc đã "củng cố những tác động đối với thế giới vượt xa cả những gì đang diễn ra tại Ukraine".

Các nỗ lực do Mỹ dẫn đầu với mục đích tiếp cận phối hợp hơn ở khu vực Thái Bình Dương cũng nằm trong khuôn khổ của lần nghị sự này. Mới đây, Trung Quốc đã thất bại trong việc nỗ lực khiến cho các quốc đảo đồng ý ký một hiệp ước an ninh toàn khu vực. 

Vào ngày 27/6 mới đây, thông tin Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã mời các bộ trưởng từ 10 quốc đảo Thái Bình Dương cùng tham dự vào một cuộc họp trực tuyến hôm 14/7, cùng với ngày các quan chức này có buổi gặp mặt tại Fiji trong Diễn đàn Các đảo Thái Bình Dương đã bị Trung Quốc bác bỏ. 

Diễn đàn này sẽ có sự góp mặt của ông Albanese, nơi mà Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận. Trong một buổi họp báo thường kỳ, ông Triệu đã đề cập đến một báo cáo của hãng tin ABC cho biết ông Vương có dự định tham gia vào cuộc họp này.

Bên cạnh đó, Australia cũng là một phần trong quan hệ đối tác đảo Thái Bình dương mới có tên gọi là Thái Bình Dương xanh cùng với sự tham gia của Mỹ, Anh, New Zealand và Nhật Bản.

Ông Triệu cho biết thêm: "Những sáng kiến như thế này không nên được thiết kế để tạo thành các khối riêng biệt, càng không nên nhắm mục tiêu vào bên thứ ba hoặc làm suy yếu của bất kỳ bên thứ ba nào".

Vào năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra tầm mới về việc xây dựng một mạng lưới đường sắt, cảng biển, đường bộ và đường ống với mục đích tái tạo lại "Con đường tơ lụa" lịch sử của Trung Quốc, đi qua Đông Nam Á, châu Phi và châu Âu. 

Trong khi đó, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc tạo ra cái bẫy nợ ở hàng chục quốc gia nghèo hơn bằng cách cho các nước này vay tiền để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng khi mà nhiều quốc gia không thể hoàn trả. 

Bên cạnh đó thì truyền thông Trung Quốc lên tiếng bảo vệ BRI. Họ cho rằng nó sẽ tạo ra 16.000 tỷ USD thu nhập cho các nước đối tác trong những năm 2023 và đưa khoảng 7,6 triệu người dân ở các nước ngoài thoát khỏi cảnh đói nghèo đeo bám. 


Một tuyến đường sắt được xây dựng thuộc Sáng kiến Vành Đai Con đường của Trung Quốc. Ảnh: NY Times
Một tuyến đường sắt được xây dựng thuộc Sáng kiến Vành Đai Con đường của Trung Quốc. Ảnh: NY Times

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước