meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng, liệu phương Tây có "chùn bước" trước Nga?

Thứ tư, 29/06/2022-21:06
Phương Tây muốn tìm cách tăng các lệnh trừng phạt lên Nga nhưng lại phải đối mặt với lựa chọn khó khăn khi khủng hoảng lương thực toàn cầu đang ngày càng trầm trọng.

Theo NY Times, hồi cuối tháng 2 vừa qua, chỉ vài ngày sau khi Nga phát động chiến dịch ở Ukraine thì giá bánh mì tại Yemen đã tăng tăng khoảng 35%. Các nhà máy xay bột mì ở Lebanon gần đây đã phải dừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu dẫn đến các tiệm bánh buộc phải đóng cửa. Trong khi đó ở Kenya, dầu ăn trở nên vô cùng khan hiếm.

Giữa lúc Mỹ và châu Âu liên tục lên kế hoạch áo các vòng trừng phát tiếp theo nhắm vào Nga thì nhiều người đang ngày càng lo ngại rằng hệ lụy của chúng sẽ khiến cho nạn đói trên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng hơn và sẽ không dễ dàng chiều được.


Một xưởng làm bánh ở Beirut, Lebanon. Ảnh: Reuters
Một xưởng làm bánh ở Beirut, Lebanon. Ảnh: Reuters

Hiện tại, các nhà hoạch định chính sách đã và đang nỗ lực để có thể đảm bảo được chuỗi cung ứng và đảm bảo an ninh lương thực của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, chi phí năng lượng ngày một tăng cao cùng với việc xuất khẩu ngũ cốc bị hạn chế ở Nga và Ukraine đang đe dọa đến đời sống của nhóm cư dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. 

Phần lớn, ngũ cốc và phân bón trên thế giới được sản xuất từ Nga, Ukraine và Belarus. Trong đó, Nga và Ukraine xuất khẩu khoảng 75% dầu hướng dương và 30% lúa mì cho thị trường lương thực toàn cầu.

Tháng qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông đang lên kế hoạch xây dựng một loạt kho chứa lương thực tạm thời ở biên giới Ba Lan để hơn 20 triệu tấn lương thực đang bị mắc kẹt ở Ukraine có thể vận chuyển đến châu Âu bằng đường sắt và qua đó xuất khẩu sang thế giới thay vì đi qua biển Đen. Hiện tại, nơi này đang bị Kiev và Moscow cáo buộc nhau rải thủy lôi phong tỏa vùng biển này.


Xung đột ở Ukraine kéo theo nguy cơ mất an ninh lương thực trên toàn cầu. Ảnh minh họa: Getty
Xung đột ở Ukraine kéo theo nguy cơ mất an ninh lương thực trên toàn cầu. Ảnh minh họa: Getty

Tuy nhiên, ông Biden cũng đưa ra cảnh báo rằng, nỗ lực này sẽ mất thêm rất nhiều thời gian, trong khi nhu cầu lương thực của thế giới đang ngày càng cấp bách hơn. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, gần một nửa dân số ở các nước có thu nhập thấp đang có nguy cơ thiếu lương thực ngày một tăng, điều này sẽ dẫn đến những bất ổn trong xã hội.

"Nguy cơ suy dinh dưỡng và nạn đói đang gia tăng ở một số khu vực trên thế giới", chủ tịch WB David Malpass đã đưa ra cảnh báo này vào hồi đầu tháng.

Người dân ở các nước có kinh tế kém phát triển trên thế giới thường phải chi phần lớn ngân sách hàng ngày cho thực phẩm và những chi phí đó ngày một tăng lên. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp Quốc (FAO), trong tháng 5 vừa qua giá thwucj phẩm đã tăng lên gần 30% so với cùng kỳ năm trước do giá ngũ cốc và thịt cùng tăng cao.

Không chỉ lương thực, thực phẩm, giá phân bón cũng tăng mạnh do những lệnh của phương Tây lên Nga và Belarus. Tình trạng thiếu lương thực trên thế giới ngày càng trở nên trầm trọng hơn do giá xăng dầu đang bị đẩy lên cao ở mức kỷ lục, khiến cho chi phí sản xuất cũng như vận chuyển hàng hóa ngày càng đắt đỏ hơn.

Tổng thư ký Liên Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhận định: "Nếu không có phân bón, thì trạng thiếu hụt sẽ ngày càng lan rộng từ ngô và lúa mì sang tất cả các loại cây trồng chính, trong đó có cả lúa gạo, có thể gây ra những tác động khủng khiếp với hàng tỷ người ở châu Á và Nam Mỹ".

Trong bối cảnh, nguồn cung phân bón của Nga và Belarus bị chặn, cùng với thực tế là thời hạn cũng như phạm vi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu lên Nga cũng chưa rõ ràng. Điều đó đã khiến cho nhiều nước phải áp lệnh cấm xuất khẩu để tích trữ hàng hóa, đề phòng những kịch bản xấu hơn có thể xảy ra trong tương lai.

Các nước như Indonesia, Ấn Độ và Malaysia đã đưa ra các lệnh hạn chế xuất khẩu dầu ăn, lúa mì và thịt gà để bảo đảm nguồn cung cho thị trường nội địa. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, hiện nay đã có khoảng 20 nước trên thế giới đang áp dụng một số hình thức kiểm soát việc xuất khẩu để hạn chế tác động của giá lương thực cao lên thị trường trong nước.

Bộ trưởng Tài chính Ireland Paschal Donohoe cho biết, các nhà hoạch định chính sách của phương Tây "hoàn toàn hiểu được" những rủi ro về an ninh lương thực, đặc biệt là ở những nước đang phát triển.

Ông còn nhấn mạnh rằng, để giảm thiểu được ảnh hưởng tới nguồn cung lương thực toàn cầu, phương Tây đang nỗ lực điều chỉnh những biện pháp trừng phạt áp đặt lên Nga. Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã đưa ra một số miễn trừ trừng phạt hoặc giấy phép chung để có thể duy trì hoạt động xuất khẩu nông sản một cách thuận lợi.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực đó, nhiều người lo ngại rằng các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga vẫn làm nảy sinh những tác dụng phụ không nằm trong dự đoán.


Các kho tích trữ và bảo quản ngũ cốc tại một trang trại nằm ở Vinnytsia, Ukraine, tháng 7/2021. Ảnh: AFP
Các kho tích trữ và bảo quản ngũ cốc tại một trang trại nằm ở Vinnytsia, Ukraine, tháng 7/2021. Ảnh: AFP

Phương Tây đã ban hành gói trừng phạt mới, trong đó là cấm nhập khẩu phần lớn dầu từ Nga. Để có thể thắt chặt các hạn chế đối với dầu Nga, EU cũng đang đưa ra các yêu cầu cấm các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hải với những tàu chở hàng hóa của Nga.

Tuy nhiên, giới chức của Bộ Tài chính Mỹ đã cảnh báo về tác dụng phụ khi EU thực hiện lệnh trừng phạt này vì lo ngại những tàu chở thực phẩm cũng bị ảnh hưởng. Nếu các công ty quá lo lắng về nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt, có thể họ sẽ từ chối vận chuyển tất cả các loại hàng hóa có nguồn gốc từ Nga. 

Để có thể ngăn chặn được xu hướng đó, chính quyền Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh với các công ty nông nghiệp và vận tải rằng lệnh trừng phạt này không cấm họ mua hay vận chuyển phân bón của Nga. 

Hồi tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Janet L. Yellen cho hay, Mỹ đang tiếp tục soạn thảo các biện pháp trừng phạt mới nhưng không bỏ qua vấn đề nguồn cung lương thực trên toàn cầu.

Bà nói:" Ngay cả khi tiếp tục gia tăng sức ép trừng phạt cũng như gia tăng các biện pháp kinh tế khác chống lại Nga, chúng tôi vẫn nhấn mạnh cam kết cho phép thực hiện các hoạt động nhân đạo cũng như các hoạt động cần thiết khách mang lại lợi ích cho toàn thể người dân trên thế giới, đảm bảo rằng các mặt hàng nông sản và thực phẩm cơ bản luôn sẵn có".

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, dù có đưa ra những cam kết như vậy nhưng trên thực tế điều này lại không được áp dụng và tác động của các lệnh trừng phạt mà châu Âu đang nhắm vào Nga đang được thể hiện rõ rệt ở châu Phi. 

Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu hồi cuối tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Liên minh châu Phi, ông Macky Sall cảnh báo rằng, việc EU cắt các ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT "đang cản trở đáng kể khả năng mua thực phẩm và phân bón" của châu Phi.

"Khi hệ thống SWIFT gián đoạn, ngay cả khi nguồn cung có sẵn thì việc thanh toán cũng trở nên phức tạp, thậm chí không thể thực hiện được", ông Sall phát biểu.

Tjada D’Oyen McKenna, người đứng đầu nhóm cứu trợ nhân đạo Mercy Corps cho biết, hậu quả từ các lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga cùng với lạm phát ngày càng tăng cao, bão giá đang khiến cho tình hình này ngày càng trở nên tồi tệ hơn đặc biệt là ở những cộng đồng dễ bị tổn thương. Tại Yemen, Mercy Corps đã buộc phải cắt muối và đậu khỏi các gói cứu trợ cho các hộ nghèo nhất, trong bối cảnh nguồn cung các mặt hàng này đang ngày càng khan hiếm và khi giá cả ngày càng tăng cao.

"Mọi người đang theo dõi cách Ukraine được phương Tây chào đón và hỗ trợ nhiệt tình như thế nào, đồng thời nhận ra được sự khách biệt trong thái độ của phương Tây với những nước nghèo ở Trung Đông và châu Phi ra sao", Mckenn bày tỏ. Không những thế anh còn đưa ra nhận định: "Hàng thập kỷ tiến bộ trong đấu tranh chống đói nghèo đang dần bị xóa bỏ".

Bên cạnh đó, các tổ chức cứu trợ Quốc tế cho biết, hiện nay đang có khoảng 27 triệu người đang thiếu đói ở Tây Phi. Con số này có thể sẽ tăng lên 38 triệu người trong tháng 6 (tăng khoảng 40% so với năm ngoái) và là mức cao kỷ lục. 


Người nghèo ở Tây Phi. Ảnh: I24news.
Người nghèo ở Tây Phi. Ảnh: I24news.

Khu vực Tây Phi cũng đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt và hạn hán xảy ra ngày càng nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu. Sản lượng ngũ cốc của khu vực này trong năm 2021/2022 đã giảm gần 39% so với cùng kỳ năm ngoái ở Niger và 15% ở Mali.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

7 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

7 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

7 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

7 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

7 giờ trước