IMF: Chính sách tiền tệ thích ứng cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng trở lại sản xuất hậu Covid-19
BÀI LIÊN QUAN
IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 xuống 2,7%Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á và khu vực ASEAN được IMF tăng dự báo tăng trưởng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) “giải mã” việc nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam lên 7%Điều hành chính sách linh hoạt
Theo vtv.vn, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 3 quý đầu năm của Việt Nam đạt 8,83% nhờ những kết quả khả quan từ hoạt động sản xuất, xuất khẩu, doanh số bán lẻ phục hồi vững chắc và du lịch tăng trưởng.
Bà Pemba Tshering Sherpa, quan chức phụ trách truyền thông của IMF đã thông tin về một số chính sách của Chính phủ Việt Nam đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động kinh tế trong năm 2022.
Lạm phát của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực, một số loại hàng hóa như nhiên liệu và các dịch vụ tiêu thụ nhiều nhiên liệu bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng trong nước không bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá thực phẩm toàn cầu vì nguồn cung trong nước dồi dào, giá thị lợn giảm so với mức đỉnh của năm 2021, giá gạo rẻ hơn giá lúa mì và các loại ngũ cốc khác.
Sự chuyển hướng chiến lược chống dịch Covid-19 và mở cửa hoàn toàn nền kinh tế từ tháng 3 nhờ thực hiện thành công chiến dịch tiêm phòng Covid-19 thần tốc, kiểm soát đại dịch. Điều này đã trở thành chìa khóa để khởi động lại động lực của nền kinh tế. Mức lãi suất thấp và chính sách tiền tệ thích ứng cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc giảm thuế và hỗ trợ người lao động trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội giúp nền kinh tế lấy lại động lực. Các động thái cắt giảm thuế môi trường và các loại thuế, phí khách đối với các sản phẩm dầu mỏ như thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế tiêu thụ đặc biệt đã giúp giảm bớt tác động của giá dầu thế giới lên “túi tiền” của người dân và doanh nghiệp Việt Nam. Việc giữ nguyên giá của một số dịch vụ như điện, y tế, giáo dục giữ cho lạm phát trong tầm kiểm soát.
Vị chuyên gia IMF cho biết các chính sách đã được vận hành tốt để hỗ trợ sự phục hồi trong quá trình chuyển đổi giai đoạn hậu đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bối cảnh các rủi ro kinh tế hiện hữu như kinh tế toàn cầu đang chậm lại đáng kể trong khi đó áp lực lạm phát trong nước và áp lực đối với đồng tiền của Việt Nam ngày càng gia tăng. Đây là những thách thức đòi hỏi phải có sự thay đổi lập trường chính sách thận trọng, tập trung vào việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và khu vực tài chính.
Các khuyến nghị về chính sách
Bà Pemba Tshering Sherpa đưa ra một số kiến nghị về chính sách và biện pháp cho nền kinh tế Việt Nam. Trong ngắn hạn, các chính sách tiền tệ và tài khóa cần được phối hợp và truyền đạt một cách thận trọng.
Đối với lĩnh vực tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục chú trọng ổn định giá cả. IMF đánh giá cao quyết định mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái gần đây.
Để đối phó với tình trạng bất ổn thị trường có thể tồi tệ hơn trong tương lai dự trữ ngoại hối nên được bảo toàn. Ngân hàng Nhà nước nên dựa nhiều hơn vào việc tăng lãi suất trong nước và hạ trần lãi suất tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, ngay cả khi điều này có nghĩa là tăng trưởng có phần thấp hơn. IMF cũng khuyến khích Việt Nam duy trì mục tiêu lạm phát ở mức 4% vào năm 2023 để thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc ổn định giá cả.
Chính sách tài khóa cần phải linh hoạt khi đối mặt với những bất ổn ngày càng tăng. Việt Nam nên tiếp tục thực hiện PRD và dựa vào các khoản chuyển giao có mục tiêu cho các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất thay vì triển khai bổ sung các biện pháp kích thích tài khóa trên diện rộng có thể sẽ thúc đẩy lạm phát. Đồng thời bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính cũng có ý nghĩa quan trọng.
Trong trung và dài hạn, bà Pemba Tshering Sherpa đánh giá các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng suất của các doanh nghiệp trong nước, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động và đẩy mạnh số hóa nền kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu không phát thải ròng của chính phủ vào năm 2050 đòi hỏi đầu tư hơn nữa vào việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực tế, trong các chiến lược phát triển của Việt Nam đã bao gồm những cải cách trong lĩnh vực này tuy nhiên điều cần hiện nay là thực hiện chính sách này một cách quyết liệt.
Dự báo những triển vọng kinh tế trong năm 2023, bà Pemba cho rằng Việt nam đang phải đối mặt với một môi trường bên ngoài đầy thách thức. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới nhất của IMF dự báo mức tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023 sẽ giảm xuống 2,7%. Nguyên nhân là hoạt động kinh tế của Mỹ, Trung Quốc và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu u (Eurozone) bị chậm lại, đây đều là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Mức lạm phát tăng cao bất thường tại nhiều nền kinh tế phát triển có thể trở thành nguyên nhân khiến các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước có thể phải đối mặt với áp lực tiếp tục tăng tỷ giá trong nước, làm tăng chi phí huy động vốn. Các yếu tố trên dự kiến sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại, vì vậy, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 5,8%.