Huyền thoại đầu tư Carl Icahn: Từ chàng sinh viên Do Thái kiếm tiền ăn học đến sói già phố Wall
BÀI LIÊN QUAN
Nằm lòng 9 phẩm chất tỷ phú tự thân nào cũng có: Để thành công đừng bao giờ né tránh những rủi roDắt túi 5 bí quyết thành công của tỷ phú giàu có bậc nhất Nhật Bản: Hãy học cách hoạch định mục tiêuNằm lòng bí quyết kinh doanh của nữ tỷ phú Sara Blakely: Truyền miệng là cách quảng cáo tốt nhấtNăm 2006 có một thống kê rằng Người Do Thái Mỹ là nhóm dân tộc mạnh nhất và có tầm ảnh hưởng nhiều nhất tại nước Mỹ. Tổng số người Do Thái chỉ có 2% tổng dân số Hoa Kỳ nhưng 40% tỷ phú nước này lại là người Do Thái. Họ là những người phần lớn đi lên từ hai bàn tay trắng trở thành những tỷ phú tự thân nổi tiếng trên thế giới. Và Carl Icahn là một trong những số đó.
Carl Icahn là ai?
Carl Icahn là nhà đầu tư chuyên nghiệp và nổi tiếng bậc nhất thị trường chứng khoán tại phố Wall. Ông sinh năm 1936 và nổi danh giàu có bắt đầu từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Ông còn tự nhận mình là một chuyên gia đào mỏ tại phố Wall để làm giàu. Trên trang BusinessWeek từng đưa ra bình luận rằng: "Thị trường chứng khoán và các phương tiện truyền thông về chứng khoán ở nước Mỹ chắc có lẽ sẽ nhàm chán nếu không có những nhà đầu tư hay quậy như Carl Icahn".
Tỷ phú Carl Icahn rất thích phát ngôn và hay xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Trên thực tế thì đây chính là một trong những công cụ mà ông hay dùng để gây sức ép thậm chí là để dọa dẫm đối thủ cũng như những người liên quan. Vì thế, nhiều công ty đã dễ dàng lọt vào danh mục đầu tư của Carl Icahn. Và đã có nhiều phi vụ kinh doanh mua bán của các công ty. tập đoàn đã bị để bể bởi sự tham gia, can thiệp bằng hình thức này hay hình thức khác của ông.
Có thể nói rằng toàn bộ giá trị tài sản của Carl Icahn đều tạo ra từ kinh doanh chứng khoán và mua bán cổ phần các công ty. Theo đó ông đã thành lập nhiều quỹ đầu tư chứng khoán và đầu tư với một danh mục rất phong phú. Và với tổng giá trị hơn 20 tỷ USD thì các quỹ đầu tư do Carl Icahn chi phối đã đầu tư vào gần 60 công ty khác nhau. Và với cổ phần chi phối thì Carl Icahn là chủ tịch của hội đồng quản trị của nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ như Tập đoàn viễn thông XO Communications, Tập đoàn Blockbuster, tập đoàn American Railcar. Ông đã đầu tư nhiều ngành quan trọng khác nhau như năng lượng, truyền thông và dược phẩm.
Carl Icahn - Chàng sinh viên Do Thái chơi Poker kiếm tiền ăn học
Carl Icahn sinh trưởng trong một gia đình gốc Do Thái tại New York. Mẹ của ông là một giáo viên trong khi cha là giảng viên âm nhạc tại một nhà thờ tại địa phương. Cho đến thời điểm thi vào đại học, cha mẹ của ông không nghĩ con mình có thể vào TOP các trường danh giá nhất nước Mỹ bởi khó khăn tài chính cũng như nguồn gốc của gia đình. Dù thế nhưng Carl Icahn lại tốt nghiệp đại học Princeton - một trong những trường thuộc Ivy League của Mỹ.
Cũng tại thời điểm đó, gia đình của ông chỉ có thể thanh toán được khoản tiền học, còn tiền ăn ở mà Carl Icahn phải tự lo. Chính vì thế mà ông đã làm rất nhiều nghề để có nguồn thu nhập. Cuối cùng thì Carl Icahn cũng bị cuốn hút vào một hội chơi Poker và từ đó ông bắt đầu học chơi bài.
Carl Icahn nhớ lại: "Đầu tiên tôi không biết chơi và họ ăn sạch tiền của tôi. Sau đó thì tôi đã bắt đầu đọc ba cuốn sách về chơi bài Poker trong vòng 2 tuần, từ đó tôi bắt đầu chơi giỏi gấp 10 lần họ. Đối với tôi, đó là một trò chơi với nhiều lợi nhuận. Mỗi mùa hè tôi có thể kiếm được 2.000 USD (tương đương với 50.000 USD theo tỷ giá thập niên 50".
Sau khi Carl Icahn tốt nghiệp, ông đã vay tiền chơi chứng khoán và có được khoản thu nhập là 1,2 - 2 triệu USD/năm. Cũng nhờ vào thành công đó, Carl Icahn đã thành lập nên công ty cho riêng mình mang tên Icahn Enterprises.
Có lẽ chính thời kỳ chơi Poker này đã rèn luyện cho Carl Icahn tính cách đầu tư ăn thua, đặt lợi ích của mình lên trên hết sau khi tham gia vào thị trường chứng khoán sau này.
Phát huy bản năng săn mồi của loài hổ
Theo đó, Carl Icahn thường công bố danh mục đầu tư cá nhân theo quý nên nhiều chuyên gia có thể phân tích phong cách kiếm tiền của ông. Tuy nhiên những bí quyết này dễ để làm theo nhưng lại khá khó để có thể thành công. Cũng theo báo cáo danh mục đầu tư mới nhất, hầu hết các cổ phiếu của ông được mua trong vài năm trở lại đây. Cụ thể như hầu hết các cổ phiếu qua tay nhà đầu tư này đều không nắm giữ được 18 tháng.
Giống như các nhà đầu tư khác thì Carl Icahn thường mua một lượng lớn cổ phần chi phối của những công ty nhỏ hoặc không mấy có sự thu hút. Sau đó thì các nhà đầu tư này dùng vị thế của mình để kêu gọi hội đồng quản trị thông qua quyết định dùng lợi nhuận hoặc vay mượn thêm để mua lại cổ phiếu, từ đó đẩy giá cổ phiếu này gia tăng trong thời gian ngắn.
Nói chung, Carl Icahn sẽ không ngần ngại bán đi tài sản của công ty, thực hiện chính sách mua lại cổ phiếu hoặc thậm chí làm bất kỳ một điều gì để có thể thu về khoản lợi nhanh nhất đồng thời bất chấp doanh nghiệp có thể bị thâu tóm hay phá sản.
Vào thập niên 1970, do lạm phát đang gia tăng nên giá trị các loại tài sản hữu hình như nhà xưởng, hàng hóa hoặc giá bất động sản tăng vọt. Nên khi cổ phiếu của nhiều công ty được rao bán ở mức thấp hơn giá trị sổ sách và nhờ có sự lạm phát này mà phần chiết khấu cho giá trị thanh lý thậm chí còn cao hơn giá trị của sổ sách. Điều này đã đem lại cho vị tỷ phú này một biên độ an toàn rộng đến mức không thể ngờ đến.
Đến năm 1979, Carl Icahn đã tiến hành mua lại cổ phần chi phối của Tappan Company và bán lại doanh nghiệp này sau khi đã có một số điều chỉnh. Từ đó Carl Icahn đã thu lời 100% số vốn từ ban đầu.
Thời điểm năm 1985, Carl Icahn đã mua lại hãng hàng không TWA nhờ vào tiền vay nợ. Sua đó ông đã bắt đầu chia nhỏ công ty để bán dần tài sản qua đó trả nợ khoản tiền vay đã sử dụng để mua MWA. Và năm 1988, ông đã thực hiện kế hoạch mua lại cổ phiếu từ lợi nhuận của công ty và thu về khoản lời 469 triệu USD để bất chấp việc TWA phải nợ tới 540 triệu USD cho kế hoạch này. Năm 1991 thì Carl Icahn đã bán lại tuyến đường bay lợi nhuận nhất của TƯA cho đối thủ với giá là 445 triệu USD và sau đó đã rời bỏ công ty này khi TWA gần như đã phá sản.
Sau đó là hàng loạt những thương vụ tương tự, và khi Carl Icahn liên tục mua lại lượng lớn cổ phần chi phối để điều chỉnh tăng giá cổ phiếu hay đem lại lợi nhuận cho chính bản thân. Theo đó, thập niên 2000 đã có hàng loạt những vụ tranh chấp quyền điều hành, giành mua cổ phiếu đã diễn ra tại US Steel, ACF Industries, American Railcar Industries,....
Và để có thể nắm được quyền chi phối thì vị tỷ phú này sẽ không bao giờ đầu tư quá dàn trải. Carl Icahn chỉ đưa ra một cổ phiếu vào danh mục đầu tư của mình nếu thực sự bị thuyết phục bởi một nguyên nhân nào đó.
Trở thành "Sói già phố Wall"
Kể từ thời điểm năm 200, vị tỷ phú này đã tạo cho Icahn Enterprises khoản lợi nhuận lên đến 840% so với 250% của Berkshire. Theo đó, các quỹ đầu tư của Carl Icahn mang lại lợi nhuận trung bình khoảng 25%/năm. Vào năm 2015, danh mục đầu tư mà Carl Icahn quản lý đa mang lại mức lợi nhuận hơn 20% và nhờ vào các dịch vụ đặt cược vào Hain Celestial Group và CVR Energy.
Chính nguồn tài sản khổng lồ đã khiến cho Carl Icahn trở thành một người cực kỳ nguy hiểm đó chính là có thể thâu tóm các công ty mà trước đây ai nghĩ là có thể thâu tóm. Theo tỷ phú Leon Black - đồng sáng lập của Apollo Global Management, nhận xét như sau: "Carl Icahn thích cảm giác chiến thắng và rất thích tiền. Ông ấy thông minh và có phần tàn nhẫn".
Hiện tại, 3 khoản đầu tư của Carl Icahn bao gồm Icahn Enterprises, AIG, và PayPal đã chiếm tới hơn 50% danh mục đầu tư và tổng số loại cổ phiếu mà nhà tỷ phú này nắm giữ chưa vượt qua con số 21. Ngoài số lớn cổ phần của Icahn Enterprises cả 3 công ty được ông mua nhiều nhất tiếp theo là AIG, Paypal và Cheniere Energy đều bị mua với số lượng lớn cũng như bị vị tỷ phú này thúc giục có những thay đổi nhằm gia tăng lợi nhuận ngắn hạn cho các cổ đông.
Theo đó, AIG, Carl Icahn đã công khai kêu gọi hội đồng quản trị AIG chia nhỏ Tập đoàn bảo hiểm này thành những doanh nghiệp nhỏ hơn. Quan điểm của Carl Icahn chính là nếu chia nhỏ thì công ty sẽ hoạt động tốt hơn khi quản lý chung và đem lại lợi nhuận ngắn hạn cho các cổ đông.
Vị tỷ phú này đã công khai kêu gọi hội đồng quản trị AIG chia nhỏ Tập đoàn bảo hiểm này thành những doanh nghiệp nhỏ hơn. Và quan điểm của ông là nếu như chia nhỏ thì công ty sẽ hoạt động tốt hơn khi quản lý chung và đem lại lợi nhuận ngắn hạn dành cho các cổ đông. Và điều tương tự cũng đang xảy ra với Paypal khi Carl Icahn ủng hộ kế hoạch tách riêng công ty này khỏi Ebay.
Trong khi đó cổ phiếu của Cheniere Energy được vị tỷ phú này mua vào năm 2015 với tham vọng sẽ tăng nhanh lợi nhuận của cổ đông ngắn hạn. Và cổ đông công ty này đã thông qua quyết định cắt giảm chi tiêu đầu tư và thay thế cho CEO để ông lên nắm quyền.
Và cách đầu tư của tỷ phú Carl Icahn không được lòng nhiều chuyên gia và doanh nhân khi đưa lợi ích ngắn hạn của bản thân và cổ đông đã lên trên hết. Tuy vậy thì chính quan điểm này của Carl Icahn lại dễ dàng nhận được sự đồng tình của phần lớn nhà đầu tư phố Wall - khi nhiều người cũng chỉ muốn hưởng lợi nhuận chứ không quá quan tâm đến tình hình kinh doanh của công ty.