Hướng dẫn thi công gạch cao su chi tiết nhất
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về sản xuất gạch cao su chi tiết từ A-ZHướng dẫn cách vệ sinh gạch cao su đúng cáchGạch cao su là gì? Ưu nhược điểm và phân loạiGạch cao su là gì?
Gạch cao su là một sản phẩm gạch được làm từ cao su, dùng cho các bề mặt như nền nhà, mặt sàn các phòng tập, sân chơi… những nơi cần tới độ đàn hồi cao, mềm mại và đảm bảo an toàn trong khi sử dụng.
Các đặc tính của gạch cao su:
Chống trơn trượt & chống thấm nước
Gạch cao su có đặc tính đó là không tích nước, không thấm nước nên loại trừ khả năng vị ngã trong khu vực ẩm ướt. Vì thế, rất thích hợp trong khu vực sân chơi và hồ bơi.
Chống rung hiệu quả
Gạch cao su với độ dày từ 25mm trở lên có đặc tính cách âm tốt giữa các tầng và tính đàn hồi tự nhiên của gạch cao su, sản phẩm này thích hợp sử dụng trong các nhà kho, nhà xưởng, phòng tập gym…. nơi máy móc có độ rung cao.
Chịu lửa, chịu nhiệt tốt
Đặc biệt, gạch cao su có khả năng chống cháy từ tàn thuốc, điều này đã được kiểm định trực quan và các nguồn nhiệt nhỏ khác, nó cũng là một vật liệu không gây độc hại và an toàn cho môi trường cũng cho người sử dụng.
Chống sốc hiệu quả
Ngoài các đặc tính trên, gạch cao su còn nổi bật bởi tính chống sốc hiệu quả với lớp vỏ bọc bảo vệ giúp giảm thiểu những nguy cơ tai nạn, chấn thương. Đặc biệt với độ dày tấm lát cao su 40mm đã được chứng nhận giúp giảm lực va chạm tiếp đất nhẹ nhàng và an toàn.
Các loại gạch cao su
Về cơ bản, phần dưới của gạch cao su khá giống nhau, đều cấu tạo từ các hạt cao su SBR và được gắn lại với nhau bằng keo dán chuyên dụng. Tuy nhiên, các mặt của gạch hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là các loại gạch cao su phổ biến hiện nay, bạn có thể tham khảo:
Gạch cao su đơn màu
Đầu tiên đó là loại gạch cao su phổ thông nhất, gạch cao su đơn màu, đây là loại gạch có lớp mặt trên gồm có 1 màu đồng nhất. Các màu này được nhà sản xuất tiến hành nhuộm màu cho hạt cao su và gắn lên nền đế gạch. Cũng do đặc điểm công nghệ mà nhà sản xuất đã tạo nên các bề mặt gạch khác nhau, gồm 3 loại sau:
+ Gạch cao su đế đặc
Gạch cao su đế đặc là loại thường gặp nhất, loại đế chịu lực tốt nên gạch cao su đế đặc được ứng dụng tốt trong các phòng gym – nơi chịu lực tác động mạnh và dồn tụ vào một điểm.
+ Gạch cao su đế rãnh
Loại gạch này ở mặt đế được tạo các rãnh nhỏ nhằm giúp thoát nước dễ hơn nên được ứng dụng trong các công trình ngoài trời như là: sàn trẻ, trường mẫu giáo, sân chơi trẻ em.
+ Gạch cao su đế trứng
Gạch cao su đế cứng là loại gạch với độ dày cao, mặt đế trông giống như khay đựng trứng nên gọi là gạch cao su đế trứng. Đặc biệt, loại gạch này có tác dụng giảm chấn rất tốt, êm do mặt đế được cấu tạo đặc biệt. Loại gạch này được sử dụng nhiều trong các khu sân chơi trẻ em, công viên hay khu vui chơi trong nhà.
Gạch cao su pha màu
Gạch cao su pha màu là gạch có phần đế là hạt cao su SBR, bề mặt pha màu có thể chọn nhiều màu sắc đa dạng, nhưng đa số khách hàng chọn gạch màu đen và điểm các màu sắc khác như: đỏ, vàng, trắng, cam, xanh, v.v…
Gạch cao su mặt thảm EPDM
Gạch cao su mặt thảm EPDM là loại gạch có độ dày 2mm và được dán lên đế hạt cao su SBR. Bề mặt thảm láng mịn và dai, với độ bền cao và giá thành cũng cao hơn so với các loại gạch cao su khác. Do mặt thảm này láng mịn, nên việc vệ sinh cũng thuận tiện hơn gạch cao su thông thường.
Gạch cao su mặt cỏ nhân tạo
Loại gạch cao su mặt cỏ nhân tạo gồm 2 lớp: lớp mặt cỏ nhân tạo dán lên lớp đế cao su SBR, được sử dụng trong cả không gian trong nhà và ngoài trời. Phù hợp sử dụng cho cả phòng gym lẫn sân chơi trẻ em. Vừa mang tính trang trí lại và có thể giảm chấn thương cho người sử dụng.
Ứng dụng của gạch cao su
Với những đặc tính nêu trên gạch cao su được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực:
+ Lát sàn sân chơi trẻ em ngoài trời
+ Lát nền sân trường mầm non
+ Sử dụng lát nền ở khu vực giải trí, khu vực bể bơi
+ Lối đi ở công viên, nhà kính
+ Lót sàn sân thượng và rối ra vào
+ Phòng tập thể thao
+ Sàn nhà kho
+ Sân thi đấu đa năng
+ Trung tâm thể dục thể hình
…
Hướng dẫn thi công gạch cao su đúng chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
Mặt bằng yêu cầu cần phải: cố định, bằng phẳng, không lồi lõm, không cong vênh.
Mặt bằng có thể là: xi măng, bê tông, gạch men hay gỗ…
Mặt bằng bàn giao cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công. Lưu ý quan trọng: các hạng mục như sơn tường, hay quét vôi có khả năng làm vấy bẩn sàn cần phải được thực hiện trước khi thi công sàn. Tránh việc lắp sàn trước khi sơn tường bởi vết bẩn do sơn, hay là vôi là rất khó vệ sinh và có thể sẽ không vệ sinh được.
Bước 2: Thi công gạch cao su
+ Lắp toàn bộ gạch cao su lên mặt phẳng cần được thi công: đảm bảo lắp gạch càng khít nhau càng tốt, đảm bảo tính thẩm mỹ càng cao. (Lưu ý: gạch cao su được sản xuất từ cao su tái chế, có độ đàn hồi nên tỷ lệ sai số kích thước là +- 1%/ m2). Do đó, sẽ có viên to hơn và viên nhỏ hơn 1 tí. Trong quá trình thi công, cần lắp đặt cho các viên khít vào nhau sao cho đều nhất có thể.
Biến đổi kích thước có thể do việc xếp gạch chất chồng lên nhau (sự co dãn của cao su khi bị tác động của trọng lượng vật đè nén) và các thay đổi về độ dãn nở do nhiệt, độ ẩm, nhiệt độ môi trường. Cao su là sản phẩm tự nhiên, giống như gỗ, nó sẽ co dãn theo sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Đo một viên gạch vào buổi sáng ở 15 ºC sẽ có kích thước khác với đo vào buổi chiều cùng ngày ở 30 ºC .
+ Sau khi lắp xong, chừa lại các viên gạch ở góc, nơi vướng các vật khác hoặc ở cột nhà… Hoặc là nơi để viên gạch vào kích thước không vừa để xử lý sau.
Dùng dao cắt giấy và thước đo để làm dấu và cắt những viên còn chừa lại, để lắp cho vừa. Lưu ý: cắt viên gạch ở vị trí nào thì lắp đúng vào vị trí đó. Tránh trường hợp cắt xong một lần rồi lắp như vậy sẽ có thể gây nhầm lẫn giữa các viên đã cắt nếu kích thước cắt không giống nhau và gây khó khăn cho việc sắp xếp các hàng gạch cho thẳng và đều.
+ Dán keo mép gạch cho các viên gạch ở góc, hay những viên gạch phải cắt ghép. Lưu ý quan trọng, nền cần phải bằng phẳng, có thể là gạch men thì càng tốt. Nền càng phẳng lắp sẽ càng đẹp. Đối với nền bẩn, mặt nền sủi cát sẽ không dán keo được, mặt bằng lắp lên độ hở giữa các viên sẽ cao hơn.
+ Sau khi dán keo những viên gạch viền xong. Cần sử dụng tạ hay như các vật nặng để đè lên các vị trí dán, và phải đi qua đi lại. Kiểm tra các mối dán thường xuyên cho đến khi keo chết hẳn. Việc này cũng rất quan trọng, nếu như bạn lơ là trong việc dán keo, tình trạng xảy ra đó là keo chưa ăn xuống nền. Vì keo có hơi bốc lên nên nó có thể sẽ làm cong mép gạch. Nếu không kiểm tra mối dán thường xuyên, đến lúc các mép gạch vênh lên và chết keo, lúc đó sẽ rất khó xử lý.
Cuối cùng là thu dọn gạch cao su thừa sau khi thi công xong.
Trong quá trình thi công sàn cao su, sẽ có nhiều tình huống khác nhau xảy ra, và mặt bằng cũng khác nhau, tùy vào từng trường hợp mà việc lắp đặt sẽ được linh động để đảm bảo cho sàn cao su được lắp một cách thẩm mỹ và hợp lý nhất.
Lưu ý thi công sàn gạch cao su phòng gym đẹp
Bạn có thể xếp thẳng gạch cao su lên bề mặt của sàn phòng tập (không cần sử dụng keo dán), sau đó bo nẹp cố định tại mép ngoài của phần sàn gạch cao su. Phần thừa của viên gạch ở những điểm mép, góc giao với cột hay tường có thể cắt đi rất dễ dàng: bạn chỉ cần một con dao trổ và một cây thước để cố định đường cắt. Khi cắt thì nên rạch chắc chắn, từ từ và tì mạnh tay để đường cắt được sắc nét và gọn gàng.
Với phương án xếp gạch cao su trực tiếp lên bề mặt của sàn phòng tập, bạn có thể bo nẹp inox: vừa để cố định, phần gạch cao su không xô lệch, vừa đẹp và thẩm mỹ. Cây nẹp inox sáng bóng sẽ là điểm nhấn tốt cho khu vực lát gạch cao su. Thi công nẹp cũng khá là đơn giản: bạn có thể chọn cây hộp inox vuông hoặc là chữ nhật, và nhờ các đội thợ sắt – thợ nhôm kính khoan, bắt vít thẳng xuống nền.
Còn nếu như thi công mới, bạn nên đặt cos nền (độ cao nền) của khu vực lát gạch cao su thấp xuống so với các khu vực vật liệu khác (như sàn gỗ, sàn gạch) của phòng tập. Sau khi trải gạch cao su vào sẽ có độ cao sàn đồng đều, đẹp mắt. Tất nhiên, nếu muốn nổi bật hơn thì bạn lại cho chạy cây nẹp inox tại đường ngăn cách này.
Lời kết
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn không chỉ biết cách thi công gạch cao su mà còn bỏ túi kinh nghiệm hữu ích khi thi công sàn gạch cao su cho phòng tập gym. Chúc bạn thành công!
TỔNG HỢP NHÓM GẠCH CAO SU | |