Tìm hiểu về sản xuất gạch cao su chi tiết từ A-Z
BÀI LIÊN QUAN
Hướng dẫn thi công gạch cao su chi tiết nhấtHướng dẫn cách vệ sinh gạch cao su đúng cáchGạch cao su là gì? Ưu nhược điểm và phân loạiGạch cao su là gì?
Gạch cao su là sản phẩm được làm từ cao su, sử dụng cho các bề mặt, nền nhà, mặt sàn các phòng tập hay sân chơi, v.v… những khu vực cần tới độ đàn hồi cao, mềm mại và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Các đặc tính của gạch cao su
+ Chống sốc (được ứng dụng rộng rãi trong các phòng gym, sân chơi…):
- Là lớp vỏ bảo vệ giúp giảm hầu hết những nguy cơ xảy ra tai nạn và chấn thương khi va chạm.
- Làm giảm tối thiểu các va chạm khi tiếp đất trong những hoạt động có thể dẫn đến chấn thương hoặc thương tích nặng như ở các khu vực lắp thiết bị vui chơi ngoài trời. Độ dày các tấm lát cao su cao được chứng nhận là giảm lực va chạm tiếp xúc nhẹ nhàng và an toàn ở độ cao nhất định.
- Làm giảm các va chạm, giảm tiếng ồn và ảnh hưởng tới nền trong khu vực tập luyện có vật nặng như tạ hay máy móc…
+ Chống trơn trượt và chống thấm nước:
- Đảm bảo an toàn chống trơn trượt cho khu sân chơi. Rất thích hợp để sử dụng tại các khu vực này.
- Chống thấm nước hiệu quả, dễ dàng thoát nước nên không bị đọng nước gây đóng rêu ẩm.
- Gạch cao su không giữ nước và không thấm nước và không bị đông cứng khi thời tiết khắc nghiệt, nên khả năng bị trơn ngã gần như không có.
+ Chống rung:
- Gạch cao su bảo vệ nhà kho, nhà xưởng, sân nhà, nhà cao tầng, các tòa nhà có phòng gym, các nơi sử dụng những loại máy móc có độ rung lắc cao.
- Gạch cao su có độ dày cao đã được chứng nhận là cách âm rất tốt giữa các tầng trong tòa nhà. Đó là nhờ đặc tính đàn hồi tự nhiên của loại gạch cao su này.
+ Độ bền rất cao
- Gạch cao su bền theo năm tháng với mọi loại hình thời tiết và các loại hình xây dựng.
- Đáp ứng được đủ những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.
- Thời gian sử dụng cao có thể lên tới hàng chục năm.
+ Chịu nhiệt
Chịu lửa và chịu nhiệt hiệu quả trong thời tiết khắc nghiệt: Vật liệu này chống cháy từ tàn thuốc đã được kiểm định trực quan rõ ràng và những nguồn nhiệt nhỏ theo đúng thông số đưa ra. Nó cũng là vật liệu an toàn cho môi trường cũng không gây độc hại cho người sử dụng.
+ Dễ lắp đặt
- Lắp đặt rất dễ dàng: Có thể lắp đặt được trên sàn gạch, sàn gỗ, nhựa đường, sỏi, bê tông, tấm lợp hay tấm bê tông trực tiếp trên nền có sẵn.
- Dễ dàng bảo trì, tháo dỡ, hay thế và lắp đặt nhanh, hạn chế tối đa các chi phí bảo trì, giúp khách hàng tiết kiệm sử dụng lâu dài.
- Bề mặt bằng phẳng rất thuận tiện cho việc vệ sinh.
Nguyên liệu sản xuất gạch cao su
Các loại nguyên liệu sử dụng cho sản xuất gạch cao su bao gồm:
- Hạt cao su SBR:
Hạt cao su SBR thường có 3 nhóm nguồn gốc chính đó là: Phế liệu của các Nhà máy, lốp phế thải của ô tô tải và lốp phế thải của xe Car. Trong 3 loại này thì Hạt cao su từ lốp xe Car sẽ tạo ra loại gạch có độ đàn hồi và khả năng kết dính tốt nhất. Cao su phế liệu từ các nhà máy sẽ tạo chất lượng gạch thấp nhất. Tuy nhiên, để có hạt cao su SBR từ lốp ô tô thì cần đầu tư lớn vào công nghệ. Do vậy, rất ít nhà máy sản xuất gạch cao su có khả năng sử dụng 100% hạt cao su SBR từ lốp ô tô.
- Hạt EPDM hoặc là hạt SBR trộn bột màu:
Bề mặt của gạch cao su thường được bao phủ bởi 1 lớp màu có độ dày từ 6-10mm. Lớp màu này thường được tạo ra từ 2 loại vật liệu đó là: Hạt cao su màu EPDM hoặc hạt cao su đen SBR trộn bột màu.
Hạt EPDM là một vật liệu chuyên dụng chống UV, có khả năng chống lão hóa rất tốt và màu rất tươi nên sản phẩm có bề mặt là EPDM thường sẽ rất đẹp và bền màu. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm có bề mặt là EPDM sẽ rất đắt do giá hạt EPDM thường sẽ đắt gấp nhiều lần hạt SBR trộn bột màu. Sản phẩm có bề mặt là cao su SBR trộn bột màu thường là những màu đậm - không có màu tươi sáng. Tuy nhiên, giá của nó thấp hơn do chi phí sản xuất thấp.
- Keo Polyurethane Binder: Bao gồm các loại keo Polyurethane Binder
Keo Polyurethane Binder là một thành phần đặc biệt quan trọng tạo nên chất lượng của gạch cao su. Trong khi đó, chi phí của keo chiếm khoảng 40-60% giá thành gạch cao su. Giá bán keo Trung Quốc chỉ bằng 1/2 so với keo của Nhật hoặc của một số nước phát triển như: Đức, Anh, Mỹ,....Do vậy, việc sử dụng keo của hãng nào cũng là một vấn đề đặc biệt quan trọng tạo nên chất lượng.
Công nghệ sản xuất gạch cao su
Công nghệ là một yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo nên chất lượng sản phẩm. Một nhà máy có đầy đủ dây truyền công nghệ để sản xuất nguyên liệu cũng như thành phẩm sẽ tối ưu được giá thành sản xuất và ổn định chất lượng sản phẩm.
Ví dụ:
Để sản xuất được gạch cao su có chất lượng cao, ổn định với chi phí thấp nhất thì đòi hỏi nhà máy cần có: Hệ thống nghiền lốp ô tô, hệ thống sản xuất hạt EPDM, hệ thống ép lưu hóa kiểm soát áp suất, thời gian và nhiệt độ tự động, v.v...
Quy trình sản xuất gạch cao su từ lốp ô tô cũ
Dưới đây là quy trinh sản xuất gạch cao su từ lốp ô tô cũ bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu chính để sản xuất gạch cao su đó là những chiếc lốp ô tô cũ.
Sau đó, lốp phế liệu được đưa vào máy tách tanh.
Sau khi tách tanh lốp sẽ được cắt nhỏ và chuyển tới băng chuyền.
Những mảnh lốp được nghiền nhỏ sẽ được bóc tách phân loại.
Tiếp theo, hạt cao su được trộn keo và đưa vào khuôn ép nhiệt trên nền nhiệt độ cao. Máy ép nhiệt được nhập khẩu từ châu u nên sẽ tạo khói ít.
Cuối cùng tạo những viên gạch cao su thành phẩm tại nhà máy.
Đánh giá chất lượng gạch cao su bằng trực giác - thủ công
Để đánh giá chất lượng gạch cao su chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố dưới đây:
Khả năng đàn hồi:
Khả năng đàn được tạo bởi nguyên liệu sử dụng, lực ép lưu hóa, và khả năng kết dính (Hàm lượng keo),.... Qua khảo sát thực tế, khi đứng lên viên gạch ta có cảm giác êm nhưng không có cảm giác viên gạch bị lún và đứng lên nhiều viên sẽ cùng có cảm giác như nhau, đó là dấu hiệu của sản phẩm tốt. Bởi vì: Lực ép quá cao hoặc nguyên liệu xấu sẽ làm cho viên gạch bị cứng. Lực lép thấp, hàm lượng keo ít, nguyên liệu xấu thì sẽ làm cho viên gạch bị mềm (lún). Khả năng đàn hồi của các viên gạch bị đứng lên không đều nhau có nghĩa là nguyên liệu đầu vào khi sản xuất không ổn định (sản phẩm bị trường hợp này thông thường được làm từ phế liệu của các nhà máy cao su),...
Khả năng cong vênh và kích thước đồng đều:
Sản phẩm được ép lưu hóa trong dây truyền tự động, được đảm bảo nhiệt độ, áp suất và thời gian lưu hóa với khuôn mẫu chính xác thì sẽ cho ra sản phẩm 10 viên giống nhau. Về màu sắc và kích thước sẽ gần giống nhau 100%. Các sản phẩm sử dụng nguyên liệu không đều hoặc là hệ thống thiết bị có tính tự động hóa thấp thường sẽ có kích thước, màu sắc và khả năng đàn hồi không đều nhau. Nguyên nhân của vấn đề này đó là do sự đàn hồi của các loại cao su khác nhau, khi sử dụng nhiều nguồn phế liệu từ nhiều nhà máy làm các loại cao su với mục đích khác nhau thì khi ép viên gạch sẽ có độ giãn nở và khả năng đàn hồi, khả năng liên kết sẽ khác nhau. Do đó, chất lượng sản phẩm này sẽ rất thấp.
Xác định vật liệu sử dụng trên bề mặt của gạch cao su
Bề mặt EPDM hay Bề mặt SBR trộn bột màu?
Bề mặt EPDM thường sẽ có màu tươi sáng, khi ta xé đứt một hạt sẽ thấy màu sắc trong giữa hạt trùng khớp với màu bề mặt của viên gạch.
Bề mặt SBR trộn bột màu thường sẽ là màu đậm (Do hạt SBR là màu đen khi trộn bột màu không thể thành màu tươi được). Khi ta xé một hạt của lớp bề mặt ta sẽ thấy trong giữa của hạt đó là màu đen. (Đây là sản phẩm rẻ tiền hơn rất nhiều so với sản phẩm sử dụng bề mặt EPDM).
Lời kết
Hầu hết các loại cao su phế thải sẽ rất khó phân hủy, phải mất vài chục năm mới phân hủy được vào đất. Vì vậy, việc sản xuất gạch cao su và thảm cao su từ lốp xe ô tô phế thải sẽ đáp ứng được vấn đề sản xuất sạch và đảm bảo vấn đề môi trường.
TỔNG HỢP NHÓM GẠCH CAO SU | |