HoREA đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 06
BÀI LIÊN QUAN
Dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước tính lên đến 150.000 tỷ đồng sau quý 2 Cần “gỡ khó” cho doanh nghiệp và người mua nhà được vay tín dụngTheo VnExpress, trước đó, các doanh nghiệp đã bày tỏ lo ngại về việc hạn chế vay tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng Nhà nước sau đó đã có văn bản khẳng định các điều kiện vay đang được nới lỏng nhiều hơn. Tuy nhiên, trong văn bản gửi Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng Ngân hàng Nhà nước giải thích chưa thỏa đáng, có sự chênh so với các luật khác cũng như chưa sát với thực tế hiện nay. Chỉ còn 1 tháng nữa là Thông tư 06 sẽ có hiệu lực.
Theo Thông tư 06, các ngân hàng sẽ không cho doanh nghiệp vay để thanh toán tiền góp vốn để thực hiện dự án đầu tư, nếu ở thời điểm ra quyết định, dự án đó không đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh bất động sản. HoREA cho rằng, quy định này không thống nhất so với Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Theo đó, không phù hợp với điều kiện của về bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh. Theo các doanh nghiệp bất động sản, quy định này trong Thông tư 06 đã chặn đường vay tín dụng đối với các dự án như nhà ở thương mại, khu đô thị… ngay tại thời điểm chủ đầu có mong muốn bổ sung vốn tín dụng cao nhất để thực hiện dự án.
Bởi, ở giai đoạn này, các chủ đầu tư đã phải bỏ ra số vốn lớn để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, dự án cũng được chấp thuận chủ trương đầu tư hay cấp phép xây dựng. Khi đó, chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn để bổ sung nhằm hoàn thiện dự án. Các dự án về mặt pháp lý đã đầy đủ nhưng theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì chưa đủ điều kiện kinh doanh nên chưa được phép huy động vốn.
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng, nếu dự án đã đủ điều kiện đưa vào kinh doanh thì doanh nghiệp không cần vay vốn từ ngân hàng với lãi suất cao. Thay vào đó, họ tìm đến chính khách hàng với vốn rẻ, hiệu quả hơn.
Hiệp hội này cũng cho rằng, quy định này còn tác động không tốt đối với sự phát triển chung. Bởi quy định áp dụng đối với mọi dự án, kể các các dự án đối tác công tư PPP. Điển hình là các công trình hạ tầng như sân bay, cảng, cầu đường, trường học, bệnh viện….
Khi các dự án đã được kinh doanh thì chủ đầu tư cũng có nguồn thu và không còn, hoặc ít có nhu cầu huy động vốn như trước nữa. Chỉ khi chủ đầu tư được công nhân mới bắt đầu cần gọi vốn để thực hiện dự án hoặc chi trả cho các giai đoạn trước đó.
Do đó, nếu quy định cấm vay như ở Thông tư 06, doanh nghiệp phải có sẵn vốn hoặc tự vay vốn, hoặc tìm được nhà đầu tư có năng lực, huy động vốn nước ngoài… để góp vốn, hợp tác phát triển dự án. Như vậy, thời gian thực hiện dự án có thể kéo dài, tiềm ẩn rủi ro phát sinh. Và đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang rất khó khăn, sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài vào góp vốn, đầu tư. Theo HoREA, quy định chưa tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp nội địa trên "sân nhà".
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng không cho phép các nhà đầu tư vay vốn để thanh toán tiền góp vốn trong giai đoạn dự án chưa triển khai dù đã đầy đủ thủ tục pháp lý.
Từ đó, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi Thông tư 06 theo hướng bỏ quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với trường hợp dự án đã có đầy đủ pháp lý hoặc dự án có sử dụng đất đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được cấp giấy phép xây dựng. Bên cạnh đó, thời hạn các chi phí phát sinh cần được kéo dài lên thành 36 tháng thay vì 12 tháng như hiện nay để sát với thực tế thực hiện dự án bất động sản.