meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiến thức về hợp đồng đặt cọc mua nhà

Thứ tư, 08/06/2022-01:06
Mua bán nhà đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, họ còn chưa có kiến thức về vấn đề làm hợp đồng mua bán. Bài viết sau sẽ giải đáp chính xác về vấn đề này.

Mua bán nhà đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, họ còn chưa có kiến thức về vấn đề làm hợp đồng mua bán. Bài viết sau sẽ giải đáp chính xác về vấn đề này.

Hợp đồng đặt cọc mua nhà có giá trị như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Giao dịch đặt cọc là một giao dịch phổ biến trên thực tế, tuy nhiên nếu không nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này có thể phát sinh những rủi ro, mâu thuẫn, tranh chấp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên.

Do đó, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến pháp luật dân sự nói chung và vấn đề đặt cọc nói riêng, bạn cần tham khảo các quy định của Bộ luật dân sự 2015 hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy đọc kỹ bài sau để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.




Giá trị hợp đồng đặt cọc mua nhà hiện nay (Nguồn Internet)
Giá trị hợp đồng đặt cọc mua nhà hiện nay (Nguồn Internet)

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy trường hợp này đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự, nếu hợp đồng đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì các bên phải tuân thủ việc ký kết và thực hiện hợp đồng nếu vi phạm thì sẽ xử lý tiền đặt cọc.

Việc đặt cọc “chỉ có hiệu lực” khi có đủ các điều kiện về chủ thể ký kết, về nội dung và hình thức hợp đồng và hợp đồng phải được lập thành văn bản: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Về việc giấy đặt cọc có hiệu lực pháp lý không thì hiện nay không có quy định về mẫu chung cho hợp đồng đặt cọc hay giấy đặt cọc. Giấy đặt cọc là để đảm bảo thực hiện giao kết hợp đồng nên nó được ký tước khi giao kết hợp đồng.Thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc không những là cùng hoặc sau khi hợp đồng chính thức được thiết lập tức là khi các chủ thể đã có quan hệ nghĩa vụ.Khi thỏa thuận đặt cọc được phát sinh trước khi các bên thiết lập nghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặt cọc đó sẽ bảo đảm giao kết hợp đồng. Nếu các bên vi phạm thỏa thuận đặt cọc thì sẽ phải chịu trách nhiệm. Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh sau khi hợp đồng đã được giao kết thì mục đích của đặt cọc là nhằm thực hiện hợp đồng.

Những lưu ý cần có khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà

Nhóm rủi ro liên quan đến quy hoạch: Nhà đất hợp pháp, đủ thủ tục nhưng lại vướng quy hoạch, lộ giới, giải tỏa... Ðiều đáng chú ý là nhiều quy hoạch công bố sau khi xác lập sở hữu làm người mua - bán phải hủy dự định. Loại này không thống kê được số liệu cụ thể. Nhóm rủi ro do nhà đất chưa hoàn chỉnh về thủ tục pháp lý, ví dụ như nhà chưa hoá giá, chưa hợp thức hoá xây dựng, chưa giải quyết xong về đồng sở hữu... Nhóm này chiếm tỷ lệ 49%. Nhóm rủi ro do bên bán không xuất trình được giấy tờ chính phần lớn do đang thế chấp. Nhóm này chiếm tỷ lệ 15%. Nhóm rủi ro do tranh chấp, chủ yếu là tranh chấp đồng sở hữu hoặc nhà bên cạnh. Nhóm này chiếm tỷ lệ 4%. Nhóm rủi ro do tư cách bên bán: ví dụ như bên bán đang mắc nợ, thay đổi ý kiến trong quá trình bán... Nhóm này chiếm tỷ lệ 12%.




Lưu ý khi làm hợp đồng mua bán nhà (Nguồn Internet)
Lưu ý khi làm hợp đồng mua bán nhà (Nguồn Internet)

Nhóm rủi ro do tư cách bên mua, ví dụ khả năng thanh toán bị biến động, bên mua thay đổi ý định... Nhóm này chiếm tỷ lệ 8%. Nhóm rủi ro do thay đổi trạng thái chuyển dịch sở hữu (ví dụ bên mua lại bán lại ngay khi đang mua...). Nhóm này chiếm tỷ lệ 3%. Nhóm rủi ro do cơ quan nhà nước thụ lý hồ sơ (ví dụ như vẽ hiện trạng sai, tính thuế sai...). Chiếm tỷ lệ 2%. Xem bản vẽ nhà đất và photo một bộ giấy tờ của ngôi nhà. Đến phòng quản lý đô thị để kiểm tra lại hiện trạng của ngôi nhà, nếu nhà đã từng sửa chữa thay đổi về kiến trúc thì cần có giấy phép xây dựng hợp lệ. Bên cạnh đó cần phải xác định nhà có nằm trong khu quy hoạch, mốc lộ giới, tường nhà là chung hay riêng, điện nước chung hay riêng, nhà có nằm trong khu xây dựng giới hạn chiều cao.

Cần tìm hiểu rõ đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng hay không; đất đã chuyển mục đích sử dụng chưa; đất thổ cư hay đất nông nghiệp; nếu là đất thừa kế, là tài sản chung của nhiều người, trước khi đặt cọc, tất cả người đồng thừa kế phải ký vào biên bản đồng thuận bán đất, nếu người bán đã có gia đình, tất cả thành viên trong gia đình phải ký tên (vợ, chồng và con cái trên 18 tuổi); cần đến UBND phường xác minh thông tin lô đất có nằm trong quy hoạch hay tranh chấp; trước khi đặt cọc, làm hợp đồng, đề nghị chủ sở hữu chỉ định ranh giới rõ ràng với các khu đất liền kề, để tránh tranh chấp về sau; nếu mua một phần đất trong khu đất lớn, do một người đứng tên sở hữu, phải lưu ý về quy định giới hạn diện tích tối thiểu khi tách thửa với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn sở tại; tìm hiểu chi phí tách thửa, do bên mua hay bên bán chịu,…

Căn hộ dự án: Nên xem các căn hộ mẫu trước khi quyết định mua. Khi mua, nên hỏi rõ: mặt tiền nhà (thường là hướng ban công); không nên mua nhà gần thang máy; ban công riêng hay chung với hộ khác; khả năng cách âm của nhà? Nếu mua căn hộ chung cư đang xây dựng, nhà được giao vào thời điểm nào; nếu chủ đầu tư giao nhà chậm tiến độ, mức độ bồi thường cho người mua ra sao; trường hợp người mua trả tiền chậm tiến độ, hình thức phạt thế nào; khi chủ đầu tư giao nhà nhưng khách hàng đối chiếu hợp đồng liệt kê chi tiết các thiết kế thi công phát hiện không đúng với hiện trạng nhà thực nhận, phải xử lý thế nào; tốt nhất, nên yêu cầu chủ đầu tư có phụ lục hợp đồng, trong đó liệt kê chi tiết thiết kế, thi công và chủ đầu tư cam kết bồi thường khi xảy ra thay đổi.

Ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà hiệu quả

Người mua cần phải nhớ kiểm tra kĩ càng các nội dung chính quan trọng khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà . Người bán đã nhận của người mua bao nhiều tiền và trong khoảng thời gian bao lâu nếu người mua không đưa đủ số tiền còn lại sẽ bị mất tiền cọc. Ngược lại, hợp đồng đặt cọc khi mua bán bất động sản cũng cần ghi rõ, người bán đã nhận bao nhiêu tiền cọc của người mua và nếu không giao đất đúng thời hạn thì sẽ phải bồi thường như thế nào? 

Hợp đồng đặt cọc được thực hiện khi cả hai hai bên mua và bán đều thống nhất với nhau về các điều khoản có trong hợp đồng. Thông thường, hợp đồng này được các bên mua bán đất tự thực hiện với nhau bằng cách ký giấy tay hay mang đi công chứng hợp đồng đặt cọc để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia. Khi đặt cọc cũng cần phải có hợp đồng đặt cọc và người làm chứng. Người làm chứng tốt nhất không có quan hệ họ hàng đối với cả hai bên mua và bán. Và đặc biệt, cần hạn chế việc đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.

Việc thanh toán cần thực hiện tại ngân hàng, không nên thanh toán ở địa điểm khác. Cách tốt nhất là người mua để tiền trong tài khoản, khi mua bán hai bên ra ngân hàng và bên mua chuyển khoản cho bên bán, không mất thời gian kiểm đếm, không sợ tiền giả và không gặp nguy hiểm khi mang số tiền lớn đi đường. 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến  hợp đồng đặt cọc mua nhà. Hy vọng những kiến thức được cung cấp trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc tránh được những rủi ro và nhầm lẫn trong quá trình mua nhà, đất đai hoặc chuyển nhượng tài sản. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước