Hối hận vì không xuống tiền mua nhà sớm hơn
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường bất động sản “u ám”, nhưng giá nhà có đang giảm như dư luận xôn xao?Giá nhà giảm, có mua được không?"Hết hồn" với tốc độ tăng giá của căn hộ chung cư
Bước sang năm 2022, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều đợt sốt giá ở một số phân khúc. Trong đó có nhà ở chung cư, sự chênh lệch cung - cầu là một trong những nguyên nhân khiến đà tăng giá ở phân khúc này liên tục đi lên.
Sau khi đã có một khoản tiền tiết kiệm sau nhiều năm cố gắng, vợ chồng chị Bích Ngọc quyết định mua nhà vào cuối năm 2021. Sau một thời gian tìm kiếm trên các hội nhóm tại các nền tảng mạng xã hội và thông qua một vài môi giới bất động sản, chị Ngọc quyết định đi xem một vài căn hộ 2 phòng ngủ 1 phòng khách tại khu vực Cầu Giấy và Thanh Xuân. Thế nhưng, ở thời điểm đấy, vì "thầy" phán chưa được tuổi mua nhà nên anh chị quyết định để ra tết mới xuống tiền đặt cọc. Theo lời chị Ngọc, đây là quyết định sai lầm khiến gia đình chị đến nay vẫn phải ở chung với bố mẹ chồng trong căn nhà tập thể cũ chật hẹp.
Giá nhà sơ cấp neo cao, thanh khoản sụt giảm mạnh
Giá nhà sơ cấp phía Nam giữa quý cuối năm tăng từ 4-10% so với hồi đầu năm, nhưng thanh khoản giảm 60-90%.Muốn "cứu" thanh khoản bất động sản, chủ đầu tư phải giảm giá nhà thực chất
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề nghị thủ tướng Chính phủ xem xét nới trần room tín dụng thêm 1% trước dịp Tết Nguyên đán 2023, để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng phân bổ cho sản xuất, kinh doanh, bao gồm bất động sản.Bởi sau khi giải quyết hết các vấn đề cản trở việc mua nhà, thì chị Ngọc đối mặt với cảnh giá nhà tăng. Chỉ sau chưa đầy 2 tháng, căn nhà vợ chồng anh chị ưng ý tăng hơn 300 triệu và từ đấy đến nay lại liên tục tăng thêm nữa. Cứ ngỡ chờ đợi một thời gian thì quỹ nhà trống sẽ tăng, có nhiều sự lựa chọn hơn, giá nhà cũng ổn định hơn, nhưng mọi tính toán của anh chị đều không đúng như dự đoán. Chính vì thế, đến nay anh chị vẫn cảm thấy tiếc nuối mỗi khi nhắc đến chuyện nhà cửa.
Thời điểm đầu năm 2022, nhiều người lưỡng lự không chốt mà nuôi hi vọng giá nhà sẽ hạ nhiệt vào quý II, quý III nhưng đến nay phần lớn người trong số đó vẫn chưa mua được nhà. Khi giá nhà tăng, các chủ nhà có xu hướng bán tháo các sản phẩm nhằm mục đích kiếm lời hơn là giữ nhà, ngâm tài sản. Chính vì vậy, quỹ nhà ở trong trạng thái “cần bán” ngày càng ít, giá nhà không có dấu hiệu giảm như nhiều người hy vọng mà ngược lại, giá nhà từ đầu năm luôn ở trong tình trạng ngày một tăng thêm. Tình hình chênh lệch cán cân cung - cầu, tạo cơ hội cho các chủ nhà chung cư đồng lòng ép giá khiến hội những người mua thực khó có cơ hội sở hữu nhà.
“Ban đầu, mình nghĩ chỉ thời điểm Tết giá nhà mới tăng, nên chờ ra Giêng mới chốt nhà và xuống tiền, ai ngờ đâu trúng ngay mấy đợt sốt giá bất động sản. Giá nhà tăng không lường trước được, nếu không mua thì sợ giá tăng, chờ hạ giá thì không biết đến bao giờ, chưa kể chỉ chần chừ vài ngày là đã có người chốt ngay căn mình ưng ý. Chỉ vì chần chừ, không dứt khoát nên khi tiền nhà bị đội lên, chúng tôi phải loay hoay tính toán, vay mượn chỗ này đập vào chỗ kia khiến mình rất đau đầu”, chị Linh - một người có hoàn cảnh tương tự với chị Ngọc bộc bạch.
“Chạy đua” với giá chung cư cũng là câu chuyện của vợ chồng anh Long sống tại Long Biên - Hà Nội. Gia đình 3 người, thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 30 triệu đồng/tháng nhưng do nhiều khoản phí phát sinh, và công việc của anh Long cũng bấp bênh nên kinh tế của gia đình cũng không dư giả. Chính vì vậy, mua nhà là việc anh chị chưa từng nghĩ đến. Mãi đến giữa năm 2021, khi bố mẹ hai bên thúc dục chuyện nhà cửa, anh Long mới bắt đầu tìm hiểu giá cả thị trường cũng như tìm hiểu về các dự án nhà ở. Tuy nhiên, do tiền tiết kiệm chưa đủ thời hạn rút nên anh cũng chỉ xem qua loa chứ không tìm hiểu kỹ càng. Đến đầu năm nay, khi rút được tiền tiết kiệm và hỏi vay mượn anh em thì anh chị mới “tá hoả” vì giá nhà cao không tưởng.
Qua lời môi giới, anh Long biết được, số tiền anh chị dành dụm được không thể mua được nhà, bởi so với năm trước thì thời điểm anh chị đi xem nhà, giá bán đã bị đội lên từ 20 - 30%. Biết không đủ sức xoay tiền đủ để mua nhà, nên anh chị quyết định mang tiền đi gửi chờ ngày giá nhà giảm, “nhưng đây là cảnh chờ đợi trong vô vọng”, anh Long chia sẻ.
Tiếc rẻ vì vội bán nhà
Nếu như người mua hối hận vì không mua nhà sớm hơn, thì người bán nhà lại tiếc rẻ vì vội bán nhà. Chị Nga - 35 tuổi sống tại Hà Nội cho biết, trước Tết 2022, do nhiều người hỏi mua căn chung cư 2 phòng ngủ chị đang cho thuê với giá khá cao, tính ra nếu bán thì cũng lời gần cả tỷ đồng so với lúc mua nên không suy nghĩ nhiều, chị ra văn phòng công chứng sang nhượng lại căn hộ cho người bạn đang tìm mua nhà.
Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng, người hàng xóm nhà chị Nga cũng rao bán căn hộ tương tự với mức giá cao hơn căn hộ của chị rất nhiều. Thậm chí, người hàng xóm còn kể rằng họ không cần tốn sức tìm người mua mà chỉ cần đẩy thông tin cho môi giới là liên tục có người hỏi mua khiến chị Nga tiếc nuối khi vội bán căn nhà của mình. Nếu không vội bán nhà trước Tết, chị đã có thêm một khoản tiền để bù vào tiền sắm sửa nội thất trước kia.
Theo khảo sát, giá chung cư đang tăng từ 30- 70% tùy từng khu vực. Cụ thể, chung cư Đại Kim Building - Hoàng Mai, Hà Nội tăng đến 60% so với thời điểm người dân nhận nhà đợt đầu tiên cách đây 5 năm. So với 2 năm trước, dự án Hanhome Giang Biên (Long Biên) chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ từ 25 triệu đồng lên 30 triệu đồng cho mỗi m2. Nhưng đến dự án Hei Tower tại Thanh Xuân thì tăng đến 12 triệu đồng/m2 trong vòng 3 năm.
Hiện nay, mức giá trung bình của phân khúc căn hộ chung cư đang neo ở mức cao do nguồn cung bị hạn chế. Chỉ chênh nhau vài tháng, thậm chí là vài tuần giá chung cư đã tăng ở mức khó lường, người mua chần chừ không chốt nguy cơ phải “trả giá” thêm vài trăm triệu là điều dễ xảy ra. Còn nếu phía nguồn cầu bán trễ 1 tháng thì cơ hội chốt lời cao rất lớn.
Chính vì vậy, khách hàng có khả năng tài chính thường sẽ chốt nhà nhanh do tâm lý lo sợ xu hướng tăng giá của căn hộ chung cư.