Giá nhà giảm, có mua được không?
BÀI LIÊN QUAN
“Bất khả thi” nhiệm vụ giảm giá nhà từ nay đến cuối năm, người có nhu cầu ở thực đành “chịu trận”Cuối năm là thời điểm bước vào giai đoạn nước rút, nhưng quỹ tín dụng đổ vào lĩnh vực bất động sản vẫn bị kiểm soát chặt chẽ khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không thoát khỏi cảnh khát vốn. Để giải quyết vấn đề này, cách tốt nhất bây giờ là tận dụng nguồn vốn từ khách hàng.
Giá chung cư “bớt nóng”
Trong bối cảnh thị trường bất động sản trải qua nhiều biến động như hiện nay, nhà ở chung cư được xem là phân khúc bị tác động và chi phối mạnh mẽ, nhất là các vấn đề liên quan đến giá bán. Với tình tình giao dịch hạn chế, thanh khoản kém, một số nhà đầu tư buộc phải lựa chọn phương án giảm giá bán ra để tăng sức hấp thụ cho dự án.
Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế BĐS: Giá nhà sẽ giảm?
Tại cuộc họp ngày 9/11, Bộ Xây dựng đưa ra kiến nghị nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với thị trường bất động sản. Bộ này kỳ vọng, việc đánh thuế sẽ giảm tình trạng đầu cơ và sẽ đưa giá nhà về đúng giá trị thực của nó.Thị trường bất động sản hạ nhiệt liệu có kiềm được đà tăng giá nhà ở?
Tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận mức giá chào bán căn hộ có thể tiếp tục tăng vào dịp cuối năm nay. Tuy nhiên tốc độ tăng giá được dự kiến sẽ chậm hơn giai đoạn vừa qua.Tuy nhiên, trên thực tế, giá nhà chỉ giảm ở thị trường thứ cấp, và chỉ giảm 10%. Với mặt bằng giá hiện tại thì mức giảm trên vẫn gây khó cho người cho nhu cầu thực. Hơn nữa, từ đầu năm đến nay giá bán ra ghi nhận mức tăng từ 6-8% tại thị trường sơ cấp.
Ngoài ra, để kích cầu, các nhà đầu tư còn đưa ra mức ưu đãi, giảm giá bán. Tại một số dự án, mức giảm lên tới 40% khi khách hàng thanh toán từ 90-95% giá trị sản phẩm. Xét tình hình thực tế hiện nay, liệu có mấy người đủ sức thanh toán gần hết căn nhà. Nhất là khi người mua khó tiếp cận nguồn vốn như hiện nay.
Theo khảo sát, gần một tháng nay, giá nhà tại thị trường Hà Nội đã có sự điều chỉnh. Theo đó, một số dự án tại 2 quận Hoàng Mai và Long Biên đã giảm giá bán xuống khoảng 2 triệu đồng/m2.
Báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản Hà Nội cũng chỉ ra rằng, trong quý III vừa rồi, giá bán của phân khúc chung cư tại thị trường thứ cấp đã có sự giảm nhẹ. Còn tại thị trường sơ cấp, giá bán trung bình trong quý là gần 46 triệu đồng/m2; giảm hơn 3% so với quý II.
Mặc dù, giá đã giảm, có cả ưu đãi về giá bán và ưu đãi lãi suất vay nhưng giao dịch vẫn rất hạn chế, thị trường vẫn rơi vào cảnh ế ẩm. Với tình hình hiện tại, phía chủ đầu tư cho rằng, mức giá hiện tại là đã ở mức “không thể thấp hơn được nữa”. Còn phía người mua nhà, mức giá sau khi giảm vẫn chưa đạt được đến mức giá kỳ vọng, thậm chí khi đã huy động hết nguồn lực tài chính, họ vẫn không đủ sức mua nhà. Thực trạng này đẩy thị trường vào tình thế nguồn cung ế ẩm, dự án đắp chiếu, còn lực cầu vẫn nuôi hy vọng mua nhà.
Giá nhà giảm, có cả ưu đãi nhưng vẫn khó mua
Cách đây 2 tháng, vợ chồng chị Mai - đều là nhân viên văn phòng tại Hà Nội với thu nhập chỉ dừng lại ở mức trung bình đã từ bỏ ý định mua nhà khi thấy giá nhà tại đây quá cao so với số tiền hiện có. Thế nhưng gần đây, khi những môi giới trước đây nhận tìm nhà cho anh chị thông báo có một vài căn trước đây anh chị quan tâm đã giảm giá. Để không bỏ lỡ cơ hội, anh chị quyết định mượn thêm tiền từ họ hàng để mua nhà. Nhưng khi xem xét kỹ mới vỡ lẽ, dù nhà đã giảm nhưng vẫn vượt quá tầm với của gia đình.
“Trước đây, những căn nhà mình xem qua đều có giá bán trên 50 triệu đồng/m2, giá này vượt quá khả năng tài chính của vợ chồng mình. Nhưng đến nay, khi có thông báo giá nhà giảm mình vẫn không đủ khả năng mua, vì chỉ giảm được khoảng 1-2 triệu đồng/m2. Xét cho cùng thì mức giảm này không có ý nghĩa”, chị Mai bức xúc nói.
Một dự án rao bán rầm rộ ở Linh Đàm đang có tổng mức chiết khấu lên tới 34 - 35% nếu người mua thanh toán vượt tiến độ 95% giá trị căn hộ. Tưởng chừng với mức chiết khấu này sẽ là cơ hội có nhà của những người có nhu cầu thực, nhưng theo lời của nhân viên môi giới chuyên phân phối dự án này cho biết, “tỷ lệ giao dịch vẫn rất hạn chế, hầu hết khách hàng quan tâm đều không có ý định xuống tiền”.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, anh Quang Mạnh (Cầu Giấy- Hà Nội) cho biết, “Mặc dù rất muốn mua nhà, nhất là khi dự án mình quan tâm được chiết khấu rất sâu. Nhưng vấn đề là không có tiền, ngân hàng cũng không cho vay, thì tiền đâu để thanh toán 95% tiền nhà”
Đồng quan điểm với anh Mạnh, một khách hàng cũng tìm hiểu dự án này cho rằng, “một dự án nhà ở khuyến mãi hơn 30% là việc xưa nay hiếm, trước đây cùng lắm cũng chỉ giảm 5 -10%. Nhất là khi nguồn cung nhà ở rất ít như hiện tại. Điều này chứng tỏ, chủ đầu tư cũng muốn bán được nhà. Nhưng phải thanh toán gần hết hợp đồng mới được nhận ưu đãi thì thực sự là quá khó khăn”.
Trước đây, khi nói về câu chuyện siết tín dụng, những người có nhu cầu thực sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng nhìn nhận vấn đề từ tình hình thực tế, mọi câu chuyện đầu bắt nguồn từ nguồn vốn. Nguồn vốn hạn chế khiến doanh nghiệp không đủ sức đầu tư và thực hiện dự án, gây ảnh hưởng đến số lượng nguồn cầu mới của thị trường. Nguồn vốn hạn chế khiến người dân mất đi cơ hội có nhà. Có thể việc dòng chảy nguồn vốn bất động sản bị siết chặt không phải là nguyên nhân duy nhất khiến thị trường bất động sản “bất động”, nhưng đây lại là giọt nước tràn ly đẩy thị trường nhà đất đi vào lối hẹp.