meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Muốn "cứu" thanh khoản bất động sản, chủ đầu tư phải giảm giá nhà thực chất

Thứ bảy, 03/12/2022-20:12
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề nghị thủ tướng Chính phủ xem xét nới trần room tín dụng thêm 1% trước dịp Tết Nguyên đán 2023, để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng phân bổ cho sản xuất, kinh doanh, bao gồm bất động sản.

Cần có thêm 100.000 tỷ đồng để "cứu"thị trường

Theo Vietnamnet, mới đây, HoREA đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về kiến nghị nới trần room tín dụng thêm 1% vào giai đoạn hiện tại để phân bổ vào sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 và trước Tết Quý Mão 2023.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay ghi nhận cả các doanh nghiệp, người mua và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn khi hoạt động trong lĩnh vực này, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp có thanh khoản kém hoặc mất thanh khoản vì nguồn vốn cạn kiệt hoặc âm dòng tiền.

Vì vậy, nếu không khẩn trương tìm giải pháp xử lý kịp thời theo khoản 5 Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định "Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng” thì có thể thị trường bất động sản sẽ rơi vào suy thoái, khủng hoảng và nhiều khả năng kéo theo suy thoái, khủng hoảng toàn nền kinh tế…


Cần có thêm vốn chảy vào thị trường bất động sản
Cần có thêm vốn chảy vào thị trường bất động sản

Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, những giải pháp xử lý không phải là để "giải cứu" thị trường bất động sản hay doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mà Nhà nước chỉ tham gia hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật, tạo thêm điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, điều tiết, đi cùng với một số giải pháp kích cầu trực tiếp nhằm hỗ trợ người mua nhà để ở và người mua lần đầu với lãi suất hợp lý.

"Các chủ đầu tư dự án bất động sản phải nắm rõ trách nhiệm của mình để càng nỗ lực hơn, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư và tái cơ cấu sản phẩm hướng tới nhu cầu thực và phải giảm giá gì tương đối, thực chất để cả thị trường, doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư và người mua nhà vượt qua giai đoạn khó khăn…" - Ông Châu nói.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, giải pháp có tác động mạnh, hiệu quả và lan tỏa nhất hiện nay là tăng thêm nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh, trong đó có cả doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà từ nay tới Tết Quý Mão.

Đơn vị này đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét về việc nới thêm hạn mức room tín dụng lên 1%, nâng mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15%, như vậy nguồn vốn tín dụng sẽ có thêm khoảng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ nền kinh tế và sản xuất kinh doanh vào dịp cao điểm cuối năm.

Khi giá nhà được hạ đến mức hợp lý thì người mua sẽ xuống tiền

Tại buổi họp báo vào ngày 1/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Ông Nguyễn Văn Sinh cho biết, thị trường bất động sản trong thời gian qua có nhiều biến động, nổi cộm một số vấn đề như nguồn cung có thiên hướng giảm mạnh; tính thanh khoản yếu; hoạt động giao dịch bất động sản ảm đạm.


Nhiều vấn để nổi cộm trong thời gian qua
Nhiều vấn để nổi cộm trong thời gian qua

Chính phủ, Thủ tướng kịp thời và lập Tổ công tác với mục đích tổ để làm việc với địa phương, doanh nghiệp nhằm hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đảm bảo cho thị trường này ngày một ổn định, lành mạnh.

Về thông tin hoạt động của tổ chức, Thứ trưởng cho hay, Tổ công tác đã tới làm việc với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, một số doanh nghiệp bất động sản lớn để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc.

Bước đầu, tổ chức thấy được một số khó khăn liên quan tới thể chế, thủ tục đầu tư và các vấn đề tài chính.

Với những khó khăn liên quan tới thể chế, trong đó có vướng mắc về đất đai như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất, đấu giá đất… không ít các doanh nghiệp gặp khó về tài chính vì cả nguồn vốn vay tín dụng và trái phiếu đến hạn phải trả khiến cho giai đoạn thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn…

Trong bối cảnh như vậy, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho hay, Tổ công tác đã làm việc cũng như trao đổi trực tiếp với các địa phương và doanh nghiệp để hướng dẫn thực thi, thể chế.

Với các vướng mắc thuộc thẩm quyền xử lý của địa phương, Tổ công tác đề nghị nhanh chóng phê duyệt dự án, tháo gỡ các khó khăn cho phía doanh nghiệp…


Các chủ đầu tư thường mở bán với giá khá cao rồi tung ra nhiều ưu đãi lớn
Các chủ đầu tư thường mở bán với giá khá cao rồi tung ra nhiều ưu đãi lớn

Nói về làn sóng các chủ đầu tư đua nhau chiết khấu cao cho dự án, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang nhận định, nguyên nhân chủ yếu vì các doanh nghiệp đang "đói" vốn.

Các khó khăn này tới từ việc bị siết tín dụng ngân hàng, trái phiếu bị kiểm soát chặt, lãi suất tăng, thanh khoản tụt giảm trong nhiều tháng qua. 

Ông Quang cho rằng, việc giảm giá hoặc tăng chiết khấu là giải pháp kích cầu hiệu quả của doanh nghiệp BĐS khi họ muốn nhanh chóng thu được tiền mặt.

"Khi doanh nghiệp đang đói vốn, khan hiếm tiền mặt thì làn sóng giảm giá nhà vẫn còn kéo dài tới hết năm. Thị trường BĐS sẽ khó khăn tới hết quý II/2023" - Chuyên gia dự báo.

Về mức giá dự án giảm tới 50%, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, doanh nghiệp vẫn sẽ có lãi. Những năm nay, các chủ đầu tư thường mở bán với giá khá cao rồi tung ra nhiều ưu đãi và chiết khấu lớn.

Người có nhu cầu ở thực thấy mức chiết khấu cao là phù hợp với họ vì sẽ mua được sản phẩm giá tốt. Còn các nhà đầu cơ có thể chịu lỗ vì vay lãi hiện nay còn khá cao, nếu mua để đầu tư thì trong khoảng 2 năm rất rủi ro.

Ông Hiển cho rằng, đang có sự chênh lệch lớn giữa giá bán và giá trị thực tế của sản phẩm. Khi thị trường rơi vào thời kỳ khó khăn, doanh nghiệp tung ra chiết khấu cao, nhưng thực tế là họ vẫn có lãi vì họ chỉ giảm mức lãi kỳ vọng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước