Hiện nay người trẻ có nên làm môi giới chứng khoán không?
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng sôi động và thu hút được nhiều nhà đầu tư dấn thân vào thị trường này. Cũng chính vì thế, các dịch vụ môi giới chứng khoán phát triển không ngừng. Vậy hiện nay những người trẻ có nên làm môi giới chứng khoán hay không? Triển vọng và cơ hội của nghề này là gì? Dưới đây là bài viết giải đáp đến bạn những thắc mắc trên để bạn có thể đưa ra những lựa chọn về nghề nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé.
Môi giới chứng khoán là nghề gì?
Dựa vào Khoản 20, Điều 6 Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010 có quy định rõ ràng “Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện việc mua, bán chứng khoán cho khách hàng”. Môi giới chứng khoán thường sẽ là các công ty, tổ chức hoặc cá nhân đóng vai trò trung gian đại diện và bảo vệ quyền lợi khách hàng.
Nhiệm vụ chính của môi giới chứng khoán sẽ là thực hiện các giao dịch, phân tích thông tin thị trường, và đưa ra các dịch vụ tư vấn đầu tư, hướng đi tốt để các nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận. Nhân viên môi giới chứng khoán hay còn gọi là các broker sẽ giữ vai trò trung gian để đại diện cho cả bên mua và bên bán. Có thể nói, vai trò của broker là không thể thiếu trong thị trường chứng khoán. Công việc của một nhân viên môi giới chứng khoán thường sẽ là:
- Tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng
- Thực hiện các giao dịch mua bán cho khách hàng
- Tư vấn về mua bán cổ phiếu
- Phân tích và nhận định tình hình của thị trường
- Phân tích các biến động, sự kiện của thị trường
- Đưa ra những lời khuyên, chiếc lược đầu tư phù hợp
Có thể bạn quan tâm: Góc Chia Sẻ: Những Điều Cần Biết Về Chơi Chứng Khoán Ảo
Học ngành gì và kỹ năng gì để làm môi giới chứng khoán?
Để trở thành một nhân viên môi giới chứng khoán thì điều kiện cần của bạn là bằng cấp liên quan đến ngành tài chính, ngân hàng hoặc kinh tế.
Chọn trường đại học
Có bằng đại học là những điều kiện nền tảng nhất cho việc trở thành một nhà môi giới chứng khoán. Bạn có thể theo học tại các trường chuyên về kinh tế, tài chính và đào tạo về chứng khoán. Bạn sẽ học được những kiến thức nền tảng để hiểu được những giá trị cốt lõi về chứng khoán. Bạn sẽ chọn các khoa Tài Chính-Ngân Hàng, khoa Thị trường chứng khoán, khoa Ngân Hàng- Bảo Hiểm để được đào tạo trở thành cử nhân của các ngành học nêu trên.
Các chứng chỉ CFA/MBA
Để nâng cao trình độ nghề nghiệp, bạn có thể học thêm các chứng chỉ về chứng khoán chuyên sâu như MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) hoặc CFA (Chứng chỉ phân tích tài chính), đây là một trong 2 chứng chỉ được quân tâm nhất hiện nay.
Các chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Theo Nghị định tại Quyết định số 15/2008/QĐ-CP ngày 23/03/2008 của Bộ Tài chính, các chứng chỉ hành nghề chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp sẽ bao gồm:
- Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán
- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính
- Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ
Có nên làm môi giới chứng khoán?
Để trả lời cho câu hỏi có nên làm môi giới chứng khoán hay không thì bạn cần tìm hiểu sở thích cũng như năng lực cá nhân của mình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây về nghề chứng khoán hiện nay.
Thứ nhất, chứng khoán là một thị trường khắc nghiệt và nghề môi giới chứng khoán phải chịu rất nhiều áp lực. Thị trường chứng khoán luôn biến động từ giây từng phút nên nhân viên môi giới chứng khoán cũng phải vận động liên tục để bắt kịp những xu thế và biến động.
Một nhà môi giới có năng lực và có tâm huyết là người xem tài sản của nhà đầu tư như chính tài sản của mình. Vì vậy, nghề này đòi hỏi nhân viên làm việc hết công năng để bảo vệ tài sản. Và do nghề này là nghề liên quan đến tài sản, đến các rủi ro nên vô cùng áp lực. Vì vậy nếu bạn là kiểu người chịu áp lực giỏi, có năng lực tài chính và có tâm huyết và tầm nhìn thì công việc khá phù hợp với bạn.
Và ngoài việc phân tích biến động thị trường để tư vấn hướng đi cho nhà đầu tư thì cũng là cơ hội để chính bạn làm giàu. Trong một phân tích thị trường và bạn nhân ra được cơ hội cao ở một loại cổ phiếu nào đó, bạn có thể dùng tài sản của mình để đầu tư và kiếm lợi nhuận từ đó. Ngoài ra, nếu đủ trình độ chuyên môn, kiến thức về tài chính và khả năng phân tích thị trường tốt, đưa ra quyết định tốt thì bạn có cơ hội thăng tiến đến các vị trí quản lý quỹ với mức lương rất tốt.
Có thể bạn quan tâm: Môi Giới Chứng Khoán Là Gì? Làm Sao Để Trở Thành Môi Giới Giỏi?
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn lời khuyên có nên làm môi giới chứng khoán hay không. Có thể nói, nghề nào cũng có những lúc thăng, lúc trầm và cũng đem lại giá trị nào đó cho cả xã hội. Cơ hội nghề nghiệp chỉ đến với những ai có đủ năng lực, tài năng, tầm nhìn và tâm huyết. Vì vậy, nếu bạn có đủ những yếu tố về tài chính cũng như đam mê về lĩnh vực này, thì đây có thể là một lựa chọn nghề nghiệp rất tốt.