meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hệ sinh thái tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gồm những gì?

Thứ bảy, 08/10/2022-18:10
Ngoài việc nắm trong tay vô số dự án bất động sản đắt đỏ ở khắp TP. Hồ Chí Minh thì tập đoàn Vạn Thịnh Phát còn liên quan đến những tổ chức tài chính và bảo hiểm lớn ở trên thị trường.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tiền thân là công ty tư doanh đầu tiên được thành lập ở TP. Hồ Chí Minh vào năm 1991. Cũng trong năm đó, Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát đã được thành lập với vốn điều lệ là 34,8 triệu USD (hơn 831 tỷ đồng) - đây là con số không hề nhỏ lúc bấy giờ. Và sau thời gian 31 năm đầu tư vào thị trường toàn cầu thì Tập đoàn có vốn điều lệ 549 triệu USD (khoảng 13,1 nghìn tỷ đồng). 

Và trước khi đạt được mức vốn điều lệ hơn nửa tỷ USD, đến năm 2007, Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với tổng vốn điều lệ khi đó là 6.000 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của Tập đoàn này bao gồm bà Trương Mỹ Lan nắm giữ 80% cổ phần còn lại là 4 cá nhân bao gồm Lâm Thanh Hòa, Ngô Thanh Nhã, Trương Chí Trung và Trương Mễ sở hữu 5% cổ phần/người. 


Trụ sở Vạn Thịnh Phát hiện nay và lúc mới thành lập. (Nguồn: Vạn Thịnh Phát)
Trụ sở Vạn Thịnh Phát hiện nay và lúc mới thành lập. (Nguồn: Vạn Thịnh Phát)

Với vị trí là cổ đông sáng lập và nắm cổ phần lớn nhất thì bà Lan hiện là Chủ tịch HĐQT của Vạn Thịnh Phát. Còn vị trí Tổng giám đốc thuộc về cháu gái là Trương Huệ Vân đảm nhiệm. 

Chồng bà Lan là ông Eric Chu Nap Kee (quốc tịch Anh gốc Hồng Kông) hiện tại đang là Chủ tịch của quỹ VTP. Theo một bài báo trên South China Morning Post đăng tải vào hồi năm 2016 cho biết, bà Lan gặp ông Eric Chu Nap Kee năm 16 tuổi, lúc đó bà đang kinh doanh mỹ phẩm còn ông Kee đang là doanh nhân Hong Kong buôn kẹp tóc. Hai người đã kết hôn và thành lập chuỗi nhà hàng, khách sạn và bắt đầu đầu tư bất động sản tại thị trường Việt Nam, Hong Kong. 

Tham khảo thêm

Mối quan hệ của Vạn Thịnh Phát với ngân hàng tư nhân có khối tài sản lớn nhất

Đối với mảng tài chính, Vạn Thịnh Phát có mối liên hệ khá mật thiết với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Cũng nhờ thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu thông qua việc hợp nhất 3 ngân hàng bao gồm Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB vào cuối năm 2011 mà đến hiện tại SCB đã sở hữu khối tài sản hơn 761.000 tỷ đồng (tính đến cuối tháng 6/2022) và trở thành ngân hàng tư nhân có khối tài sản lớn nhất cùng hệ thống chỉ sau 4 ngân hàng quốc doanh là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank. 

Khi tiến hành hợp nhất thì SCB có sự thay đổi lớn trong HĐQT và Ban điều hành và phần lớn vị trí chủ chốt đều là do đại diện của nhóm cổ đông lớn từ CTCP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và CTCP Đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú nắm giữ.

Chi tiết, trước thời điểm hợp nhất thì vào năm 2010, HĐQT SCB có thành viên liên quan đến VTP như ông Trầm Thích Tồn (đang là thành viên HĐQT). Ông Tồn từng đảm nhận vị trí Phó giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát và là Giám đốc của Chi nhánh CTCP Đầu tư An Đông, CTCP Đầu tư Vạn Thịnh Phát, CTCP Đại Trường Sơn (sau này đã được đổi tên thành CTCP Tập đoàn Saigon Penissula).


Bà Trương Huệ Mẫn (thứ hai bên trái sang là cháu gái bà Lan), Chu Duyệt Phấn (thứ tư bên trái sang là con gái bà Lan), ông Eric Chu Nap Kee (thứ năm bên trái sang là chồng bà Lan). (Nguồn ảnh: DNSG)
Bà Trương Huệ Mẫn (thứ hai bên trái sang là cháu gái bà Lan), Chu Duyệt Phấn (thứ tư bên trái sang là con gái bà Lan), ông Eric Chu Nap Kee (thứ năm bên trái sang là chồng bà Lan). (Nguồn ảnh: DNSG)

Cũng trong năm 2010, giữa SCB và Vạn Thịnh Phát còn có phát sinh khoản tạm ứng mua sắm và xây tài sản cố định bao gồm khoản tiền 150 tỷ đồng đó là giá trị tòa nhà số 193 - 203 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Cũng trong giao dịch này thì SCB đã phải trả thêm khoản thuê văn phòng tòa nhà cho Vạn Thịnh Phát đồng thời thì Vạn Thịnh Phát cũng sẽ trả một khoản lãi cho SCB dựa trên số tiền 150 tỷ đồng mà ngân hàng đã thanh toán cho Tập đoàn từ năm 2008 - 2010. 
Bước sang năm 2012, khi SCB bắt đầu nhiệm kỳ mới sau quá trình hợp nhất thì 2 vị trí đứng đầu ngân hàng là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT lần lượt do bà Nguyễn Thị Thu Sương và ông Trầm Thích Tồn đảm nhiệm. 

Ngoài ông Tồn thì bà Sương cũng từng nắm vị trí quan trọng ở Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Đại Trường Sơn. 

Cho đến năm 2014, hai cá nhân này đã bất ngờ rút khỏi HĐQT SCB đã dấy lên đồn đoán về việc Vạn Thịnh Phát rút khỏi SCB hay không. Và cũng trong năm này, SCB đã có chủ trương tiến hành tăng vốn và tiến hành thủ tịch mời gọi nhà đầu tư nhưng chỉ có một cá nhân là bà Trương Mỹ Lan thực hiện việc góp thêm 100 tỷ đồng nên kế hoạch phát hành 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là thất bại. 

Sau đó, bên cạnh việc nhận 100 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu thì SCB đã nhận thêm 1.900 tỷ đồng từ việc chào bán lần lượt là 142,5 triệu cổ phiếu ứng với 9,9% vốn cho Noble Capital Group Limited và 47.5 triệu cp, chiếm tỷ lệ 3.3% cho Glory Capital Investment Limited Place of Incorporation. Được biết, cả hai đối tác ngoại này đều được ngân hàng giới thiệu đến từ nước Anh. 

Còn về Công ty CP đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú, hiện tại do ông Tạ Chiêu Cương làm giám đốc. Công ty này có trụ sở ở tầng 8, số 8 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh - đây cũng là nơi đặt một trong những tòa nhà của Vạn Thịnh Phát. Đến năm 2014, cổ đông lớn này có 1 chân trong HĐQT của SCB do ông Trung đảm nhận. 



Ông Henry Sun Ka Ziang
Ông Henry Sun Ka Ziang

Còn với Noble Capital Group Limited thì đại diện của cổ đông lớn này trong SCB ghi nhận là ông Henry Sun Ka Ziang hiện tại đang nắm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Đối với ông Henry thì được ngân hàng giới thiệu có 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị tài chính - ngân hàng. Hơn thế, ông còn từng đảm nhận các chức vụ như Phó Chủ tịch Thứ nhất của Ngân hàng Bank of America Ltd. (Châu Á); Giám đốc Tài chính của Công ty Dickson Construction Int’l Ltd.; Giám đốc Điều hành của Công ty SMELOAN Ltd., Công ty Egana International Technology Ltd.; Là Thành viên HĐQT độc lập, không điều hành của Công ty Zhongda International Holdings Ltd., Công ty Get Nice Holdings Ltd.; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Noble Capital Group Ltd. Noble Capital Group Limited có 2 trụ sở được đặt tại London (Anh) và Mauritius - đây là một đảo quốc thuộc Đông Phi, nằm ở quần Mascareignes.

Đối với Glory Capital Investment Limited Place of Incorporation thì dù được SCB giới thiệu là đến từ Anh nhưng theo như tìm hiểu thì đây chính là quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở được đặt tại Hong Kong. 

Vạn Thịnh Phát, SCB cùng nhóm TVSI, TVFM, Bảo hiểm Bảo Long

Bên cạnh Vạn Thịnh Phát thì SCB còn có mối liên hệ với Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI). Và SCB được TVSI giới thiệu là đối tác hợp tác toàn diện, theo đó cả hai bên đã ký thỏa thuận từ năm 2016 với mục đích có những chính sách hiệp trợ nhau trong việc phát triển dịch vụ. 

Ngoài ra, ông Nguyễn Tiến Thành - Cố Chủ tịch HĐQT kiêm CEO của TVSI còn là Thành viên HĐQT độc lập ở SCB từ năm 2017. Vào tháng 3/2022, SCB cùng TVSI đã ký thỏa thuận hợp tác với CTCP Quản lý Quỹ Tân Việt (TVFM) với mục đích khai thác tối ưu các tiềm năng từ đó tạo hiệu quả kinh doanh, tăng vị thế cũng như sức cạnh tranh ở trên thị trường liên quan với các bên. 


Nguồn ảnh: ST
Nguồn ảnh: ST

Vào năm 2016, TVSI cùng với SCB đã tiến hành ký kết đối tác chiến lược với Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (UPCoM: BLI). Cũng theo đó thì SCB sẽ tiến hành cung cấp cho các nhà đầu tư của TVSI và người của Bảo hiểm  Bảo Long các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói hay các chương trình khuyến mãi. Hơn thế, TVSI cũng cung cấp các dịch vụ chứng khoán cho khách hàng của SCB và Bảo Long. Được biết, cố Chủ tịch TVSI Nguyễn Tiến Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - hiện tại đang là Phó Tổng giám đốc Vạn Thịnh Phát.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước