meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát: Nữ đại gia sở hữu nhiều “đất vàng” ở TPHCM

Thứ bảy, 08/10/2022-15:10
Nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan đã gây dựng nên một doanh nghiệp đồ sộ tại TP.HCM khi nắm trong tay khá nhiều công ty với vốn điều lệ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, bà còn sở hữu hàng chục mảnh đất đắt đỏ với vị trí đắc địa và xây dựng được thế hệ kế thừa Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.

Những điều ít người biết về bà Trương Mỹ Lan

Bà Trương Mỹ Lan còn có tên gọi khác là Trương Muội. Bà sinh năm 1956 và được mọi người biết đến là một nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa vô cùng giàu có. Thời điểm hiện tại, bà Trương Mỹ Lan đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group). Vạn Thịnh Phát là doanh nghiệp sở hữu khá nhiều khu đất vàng với vị trí đắc địa tại TP.HCM.

Chồng bà Lan là một doanh nhân bất động sản của Hong Kong. Vợ chồng bà có 2 người con gái là Chu Duyệt Hằng (sinh năm 1994) và Chu Duyệt Phấn (sinh năm 1995). Trong số 2 người con này, Chu Nguyệt Hằng xuất hiện trên truyền thông nhiều hơn so với người em của mình. 


Thời điểm hiện tại, bà Trương Mỹ Lan đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group)
Thời điểm hiện tại, bà Trương Mỹ Lan đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group)

Đáng chú ý, Chu Nguyệt Hằng cũng từng có thời gian theo học ngành Hành chính công tại Đại học Hong Kong. Tuy nhiên, vì có niềm đam mê sâu sắc với ẩm thực nên sau đó, Chu Nguyệt Hằng đã chuyển hướng sang kinh doanh nhà hàng thông qua việc thành lập nên ZS Hospitality Group, đồng thời giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của công ty này khi mới 22 tuổi. Công ty này có trụ sở tại Hong Kong, sở hữu 5 chuỗi thương hiệu nhà hàng châu Á, bao gồm: Ying Jee Club, Whey, Hansik Goo, J.A.M, Miss Lee.

Còn về người em Chu Duyệt Phấn, thời điểm hiện tại cô đang là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần bảo trợ tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Cách đây không lâu, doanh nghiệp này đã ủng hộ cho Quỹ vacxin phòng dịch Covid-19 số tiền là 1.450 tỷ đồng. Trước đó, vào năm 2015, Công ty cổ phần Minerva của Chu Duyệt Phấn vốn là một trong 3 cổ đông sáng lập và sở hữu lên đến 80% cổ phần đã thâu tóm căn biệt thự cổ tọa lạc tại 3 mặt đường là Nguyễn Thị Diệu, Bà Huyện Thanh Quan và Võ Văn Tần với giá trị 35 triệu USD (tương đương với khoảng 805 tỷ đồng).

Bên cạnh bà Trương Mỹ Lan, gia tộc họ Trương vẫn còn 2 doanh nhân khác hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Đó chính là ông Trương Chí Trung (bố của bà Lan) cùng với bà Trương Huệ Vân (cháu của bà Lan). Thời điểm hiện tại, cả 2 người này đang nắm một lượng cổ phần nhất định tại Vạn Thịnh Phát. Trong đó, bà Trương Huệ Vân (sinh năm 1988) là doanh nhân thế hệ thứ tư của gia tộc họ Trương và được công chúng biết đến là bà xã của ca sĩ Thanh Bùi. 

Nữ đại gia sở hữu nhiều “đất vàng” ở TPHCM

Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan đã thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát có tiền thân là Công ty Tư doanh Vạn Thịnh Phát và được thành lập vào 1991. Công ty này vốn hoạt động trong lĩnh vực thương mại cùng với kinh doanh nhà hàng và khách sạn. Vốn điều lệ của VTP Group là 13.000 tỷ đồng và do bà Trương Huệ Vân giữ vị trí Tổng giám đốc. 

Năm 2007, VTP Group đã mở rộng đầu tư, chú trọng vào việc phát triển lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập 2 pháp nhân đó là gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) và Công ty CP Đầu tư An Đông (An Dong Group). Đáng chú ý, vốn điều lệ của VTP Investment Group là 12.800 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát góp vốn 41% còn bà Trương Mỹ Lan đóng góp 15%. Bên cạnh đó, vốn điều lệ của An Dong Group là 9.000 tỷ đồng, trong đó có đến 20% vốn góp là của Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.

Bên cạnh đó, nữ đại gia của Vạn Thịnh Phát còn có cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Time Square. Công ty này có vốn điều lệ là 2.100 tỷ đồng và thuộc sở hữu của chồng bà Trương Mỹ Lan - ông Chu Nap Kee Eric. Ngoài ra bà Lan còn có cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula với vốn đăng ký là 18.000 tỷ đồng.

Vạn Thịnh Phát cùng với những công ty con đang sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM, bao gồm: Union Square, VTP Office Building, Times Square, khách sạn Duxton… Đồng thời, tập đoàn này còn sở hữu nhiều dự án đáng chú ý khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu dân cư Bonville Land,  khu căn hộ cao cấp Lambert Residence.


Đến khi về tay của Vạn Thịnh Phát, cả 3 tòa nhà đã được chuyển từ màu hồng trắng sang màu xanh lá cây, phần trung tâm thương mại bên dưới được sửa chữa lại, sau đó đổi tên thành The Garden Complex nhưng vẫn lâm vào cảnh tượng bỏ hoang như cũ
Đến khi về tay của Vạn Thịnh Phát, cả 3 tòa nhà đã được chuyển từ màu hồng trắng sang màu xanh lá cây, phần trung tâm thương mại bên dưới được sửa chữa lại, sau đó đổi tên thành The Garden Complex nhưng vẫn lâm vào cảnh tượng bỏ hoang như cũ

Trước đây, bà Trương Mỹ Lan cũng nhiều lần khiến các đại gia trong giới bất động sản phải bất ngờ khi đứng ra thâu tóm nhiều khu đất vàng tại TP.HCM, điển hình như việc mua lại tòa tháp Vincom Centre A (hay Union Square sau này), Sài Gòn Peninsula, Thuận Kiều Plaza,... Đáng chú ý, Thuận Kiều Plaza đã được Công ty cổ phần An Đông mua lại với giá lên đến gần 700 tỷ đồng, sau đó công ty đã cho xây dựng lại trở thành trung tâm thương mại The Garden Mall.

Thuận Kiều Plaza vốn là khu cao ốc liên hợp gia cư và thương mại Thuận Kiều Plaza, khu này được xây dựng tại vị trí đất vàng của Quận 5 với diện tích lên đến 9.971 m2. Thuận Kiều Plaza gồm có 3 tòa tháp cao 33 tầng, tổng có 648 căn hộ; ngoài ra còn có khu trung tâm thương mại cùng với các công trình tiện ích khác như hồ bơi, khu giải trí và nhà xe.

Dự án này từng được coi là biểu tượng phát triển của TP.HCM, thế nhưng đến khi hình thành lại không được phát triển giống như kỳ vọng. Thay vào đó, nơi này lại là khung cảnh hoang tàn và không một bóng người. Đến khi về tay của Vạn Thịnh Phát, cả 3 tòa nhà đã được chuyển từ màu hồng trắng sang màu xanh lá cây, phần trung tâm thương mại bên dưới được sửa chữa lại, sau đó đổi tên thành The Garden Complex nhưng vẫn lâm vào cảnh tượng bỏ hoang như cũ.

Ngoài ra, còn có một dự án khác của Vạn Thịnh Phát cũng rơi vào tình trạng bỏ hoang và chậm tiến độ, đó chính là Sài Gòn Peninsula thuộc phường Phú Thuận (Quận 7). Diện tích của dự án này là 118ha, tổng mức đầu tư là hơn 6 tỷ USD. Dự án này được Công ty cổ phần tập đoàn Sài Gòn Peninsula khởi công từ tháng 4/2016. Tuy nhiên, dự án này sau đó đã bị chậm tiến độ vì vướng phải nhiều thủ tục pháp lý. 

Tham khảo thêm

Chuyển giao “quyền lực” cho cháu ruột

Đáng chú ý, tham gia sáng lập Công ty Cổ phần Minerva có tổng cộng 3 cổ đông, trong đó có 2 người cháu ruột của bà Trương Mỹ Lan. Hai cá nhân này cũng đang sở hữu 1,67% vốn trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Ngay sau khi thành lập, công ty này đã thực hiện thương vụ trị giá 35 triệu USD thông qua việc mua căn biệt thự cổ với diện tích lên đến 2.800 m2, có 3 mặt tiền tọa lạc tại các đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu, quận 3, TPHCM.


CP Đầu tư Time Square có vốn điều lệ là 2.100 tỷ đồng và thuộc sở hữu của chồng bà Trương Mỹ Lan - ông Chu Nap Kee Eric
CP Đầu tư Time Square có vốn điều lệ là 2.100 tỷ đồng và thuộc sở hữu của chồng bà Trương Mỹ Lan - ông Chu Nap Kee Eric

Như đã nói ở trên, gia tộc họ Trương còn có hai doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, một là bố đẻ của bà Lan và người còn lại là cháu gái ruột - doanh nhân thế hệ thứ tư của gia tộc họ Trương. Thời điểm hiện tại, việc điều hành Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group) đã được vợ chồng bà Trương Mỹ Lan chuyển giao cho cháu ruột của mình là Trương Huệ Vân, chứ không phải chuyển giao cho hai con gái ruột.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước