meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hé lộ những điều chưa từng thấy ở các Big Tech

Thứ tư, 08/02/2023-20:02
Được biết, sau nhiều năm mở rộng và thu về hàng tỷ USD lợi nhuận thì các công ty công nghệ lớn đang thắt lưng buộc bụng để có thể cắt bớt khoản chi tiêu xa hoa nổi tiếng của mình.

Theo Zing, trong phần lớn năm ngoái thì những công ty công nghệ vấp ngã, doanh số kỹ thuật số sụt giảm. Thương mại điện tử bùng nổ, sản lượng xuất iPhone bị đình trệ và các nhà đầu tư mất đi niềm tin. 

Và đó chính là năm tồi tệ nhất mà ngành công nghệ ở Phố Wall trải qua tính từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Apple, Amazon, Alphabet, Microsoft và Meta ghi nhận đã mất tổng cộng 3,9 nghìn tỷ USD giá trị thị trường.

Có nhiều công ty công nghệ khởi động năm mới bằng cách ủng hộ chiến lược  kinh doanh mới lạ đó là thắt lưng buộc bụng. 


Trong phần lớn năm ngoái thì những công ty công nghệ vấp ngã, doanh số kỹ thuật số sụt giảm. Thương mại điện tử bùng nổ, sản lượng xuất iPhone bị đình trệ và các nhà đầu tư mất đi niềm tin
Trong phần lớn năm ngoái thì những công ty công nghệ vấp ngã, doanh số kỹ thuật số sụt giảm. Thương mại điện tử bùng nổ, sản lượng xuất iPhone bị đình trệ và các nhà đầu tư mất đi niềm tin

Tiến hành cắt giảm chi phí

Theo ghi nhận, trong những tháng gần đây, một số công ty cho biết họ đang tìm cách cắt giảm chi phí cũng như loại bỏ các dự án tương lai đã trở thành hố tiền. Amazon, Alphabet, Microsoft và Meta đã từng công bố kế hoạch sa thải hơn 10.000 công nhân.

Đó chính là bước ngoặt đột ngột đối với ngành công nghiệp vốn dĩ nổi tiếng với mức lương vô cùng hậu hĩnh, văn phòng xa hoa cùng những đặc quyền, từ xe buýt đưa đón miễn phí đến dịch vụ đó là miễn phí cho nhân viên. 

Nhưng khi mà thời kỳ bùng nổ kéo dài 15 năm sắp kết thúc thì lợi nhuận giảm sút đang khiến cho các giám đốc điều hành công ty công nghệ phải suy nghĩ lại về những gì mà họ tin đó là công cụ quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn ngành để tích trữ nhân tài. 

Vào ngày 2/2, Sundar Pichai - là Giám đốc điều hành của Alphabet, công ty mẹ của Google cho rằng “cam kết đầu tư có trách nhiệm, với kỷ luật cao”.

Còn Tim Cook - là Giám đốc điều hành của Apple cũng đảm bảo với các nhà đầu tư rằng công ty sẽ cân nhắc và thận trọng hơn. 

Andy Jassy - là Giám đốc điều hành của Amazon cũng đã nhấn mạnh công ty đã làm việc chăm chỉ như thế nào để có thể khắc phục khó khăn.


Theo ghi nhận, trong những tháng gần đây, một số công ty cho biết họ đang tìm cách cắt giảm chi phí cũng như loại bỏ các dự án tương lai đã trở thành hố tiền. Amazon, Alphabet, Microsoft và Meta đã từng công bố kế hoạch sa thải hơn 10.000 công nhân
Theo ghi nhận, trong những tháng gần đây, một số công ty cho biết họ đang tìm cách cắt giảm chi phí cũng như loại bỏ các dự án tương lai đã trở thành hố tiền. Amazon, Alphabet, Microsoft và Meta đã từng công bố kế hoạch sa thải hơn 10.000 công nhân

Và thông điệp của họ được xây dựng dựa trên điều mà Mark Zuckerberg đặt ra cho ngành khi mà ông gọi năm 2023 là một năm hiệu quả. Cũng trong cuộc trao đổi với các nhà phân tích, trong đó hiệu quả cũng được cân nhắc đến hơn 30 lần, Mark Zuckerberg cũng đề cập đến việc chi tiêu ít hơn dành cho cơ sở hạ tầng, loại bỏ các lớp quản lý cũng như loại bỏ đi những dự án đi vào ngõ cụt. 

Những nhà đầu tư cũng đang củng cố niềm tin mới của công nghệ vào kỷ luật tài chính. Và cổ phiếu của Meta - Chủ sở hữu của Facebook, Instagram và WhatsApp ghi nhận tăng hơn 23% hôm 2/2 - đây chính là mức tăng hàng ngày lớn nhất trong gần một thập kỷ. Amazon, Alphabet, Microsoft cùng với Apple ghi nhận đều tăng điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 3%.

Mark Mahaney là nhà phân tích ở công ty đầu tư Evercore ISI có nói rằng, quyết định của Cục dự trữ Liên bang Mỹ về việc tăng lãi suất lên ¼ điểm khiêm tốn cũng đã giúp ích cho các công ty công nghệ bởi vì điều đó cũng cho thấy ngân hàng trung ương đang kiểm soát tình hình lạm phát. 

Ông nói rằng: “Không cần nhiều tin tốt để cổ phiếu hoạt động tốt hơn”. 

Trước mắt vẫn còn nhiều thách thức

Mặc dù vậy thì cổ phiếu của một số công ty kể trên cũng đã giảm trong giao dịch sau giờ làm việc vào tối ngày 2/2 sau khi báo cáo kết quả đáng thất vọng ở trong quý gần nhất đã cho thấy được những thách thức kinh doanh của ngành công nghệ vẫn còn. 

Vào hôm 2/2, Google cũng báo cáo sự suy giảm quảng cáo lần thứ hai từ trước đến hiện tại. Amazon cho biết hoạt động kinh doanh điện toán đám mây cũng sinh lợi của họ đã chậm lại và doanh số bán hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cốt lõi cũng giảm. Apple cũng công bố sự sụt giảm lớn nhất ở trong doanh số bán iPhone mùa Giáng sinh tính từ năm 2018. 

Còn ngày ½, Meta đã báo cáo rằng doanh số bán hàng của họ trong 3 tháng cuối năm ngoái giảm 4%. Vào tuần trước, Microsoft cho biết chi tiêu dành cho điện toán đám mây đang yếu đi.


Vào hôm 2/2, Google cũng báo cáo sự suy giảm quảng cáo lần thứ hai từ trước đến hiện tại. Amazon cho biết hoạt động kinh doanh điện toán đám mây cũng sinh lợi của họ đã chậm lại và doanh số bán hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cốt lõi cũng giảm
Vào hôm 2/2, Google cũng báo cáo sự suy giảm quảng cáo lần thứ hai từ trước đến hiện tại. Amazon cho biết hoạt động kinh doanh điện toán đám mây cũng sinh lợi của họ đã chậm lại và doanh số bán hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cốt lõi cũng giảm

Cũng theo đó, phản ứng của thị trường đối với thu nhập công nghệ có phần mờ nhạt có thể là dấu hiệu cho thấy điều gì sẽ có thể xảy ra với nền kinh tế rộng lớn hơn. Những nhà kinh tế đang cố gắng đánh giá liệu rằng nền kinh tế có thể tránh được suy thoái sâu và đạt được điều mà một số người gọi đó chính là hạ cánh mềm hay không.  

Jason Furman - là nhà kinh tế của Harvard cho biết, nếu như công nghệ, ngành nổi bật nhất đã suy yếu vào năm ngoái và chạm đến đáy, bắt đầu hồi phục thì đó sẽ là minh họa cho sức mạnh tương đối của nền kinh tế vô cùng rộng lớn hơn. 

Ông nói rằng: “Sáu tháng trước, nền kinh tế đang suy thoái và lãi suất tăng lên, đồng thời có sự tái cân bằng để thoát khỏi đại dịch. Cơn bão hoàn hảo đó không còn đúng nữa”. 

Alphabet, Amazon và Apple cũng đều báo cáo kết quả hàng quý phần lớn không đạt được kỳ vọng của phố Wall vào ngày 2/2. Alphabet cũng đã công bố lợi nhuận ghi nhận giảm gần lần thứ 4 liên tiếp khi phải vật lộn với sự chậm lại ở trong quảng cáo kỹ thuật số. Doanh thu quảng cáo ở trên YouTube, nền tảng video của Google ghi nhận giảm gần 8% xuống còn 7,96 tỷ USD và thấp hơn mức 8,2 tỷ USD mà các nhà phân tích dự đoán.

Và khi doanh số bán hàng của Google chậm lại thì ông Pichai cho biết công ty cũng đang thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để chế ngự chi phí. Chúng ta cũng bao gồm cải thiện được hiệu suất tài chính của điện thoại cũng như các tiện ích khác, cố gắng tạo ra được lợi nhuận cho bộ phận đám mây cũng như củng cố hoạt động kinh doanh của YouTube. 

Ông nói rằng: “Tôi coi đây là hành trình quan trọng để tái cấu trúc cơ sở chi phí của công ty một cách bền vững”. 

Ở Amazon, ông Jassy nỗ lực cắt giảm chi phí trong năm qua. Công ty cũng đã và đang thực hiện các kế hoạch sa thải 18.000 nhân viên, bổ sung phí giao hàng tạp giao hàng tạp hóa từng được miễn phí và cắt giảm chi phí bởi mở rộng kho hàng quá mức khiến cho công ty có quá nhiều không gian. 

Và Amazon cũng hầu như không kiếm được lợi nhuận, chỉ tạo ra 278 triệu USD thu nhập ròng trong quý 4/2022, khi đó doanh thu tăng 9% so với một năm trước đó lên mức 149,2 tỷ USD.

Jassy cũng cho biết ông đã chú trọng vào việc cắt giảm chi phí liên quan đến việc hoàn thành cũng như giao các gói hàng. Công ty cũng đã tiến hành mở rộng nhiều kho hàng cũng như tuyển dụng trong thời kỳ đại dịch để theo kịp nhu cầu. Và ngay cả sau gần một năm ngừng mở rộng và có rất nhiều điều cần tìm cách tối ưu hóa cũng như cách làm cho hiệu quả hơn. 


Ở Amazon, ông Jassy nỗ lực cắt giảm chi phí trong năm qua. Công ty cũng đã và đang thực hiện các kế hoạch sa thải 18.000 nhân viên, bổ sung phí giao hàng tạp giao hàng tạp hóa từng được miễn phí và cắt giảm chi phí bởi mở rộng kho hàng quá mức khiến cho công ty có quá nhiều không gian
Ở Amazon, ông Jassy nỗ lực cắt giảm chi phí trong năm qua. Công ty cũng đã và đang thực hiện các kế hoạch sa thải 18.000 nhân viên, bổ sung phí giao hàng tạp giao hàng tạp hóa từng được miễn phí và cắt giảm chi phí bởi mở rộng kho hàng quá mức khiến cho công ty có quá nhiều không gian

Apple cũng đã mất khoảng 7 tỷ USD doanh số bán iPhoen khi mà nhà máy sản xuất lớn nhất của họ ở Trung Quốc bị đóng cửa bởi vì dịch bệnh bùng phát. Công ty cũng đã bù đắp những tổn thất đó bằng doanh số bán iPad tăng mạnh, ghi nhận tăng 30% cũng như các dịch vụ như là đăng ký Apple Music. 

Cũng theo ông Cook, các yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm lạm phát cũng như chiến tranh ở Ukraine cũng đã góp phần khiến cho công ty gặp khó khăn. Đứng trước những thách thức đó, công ty cho biết họ đang kiềm chế chi tiêu - điều này cũng sẽ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận. 

Luca Maestri, Giám đốc tài chính của Apple, cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện rất nhiều việc xoay quanh vấn đề chi phí. Điều đó đang mang lại hiệu quả”. 

Và vẫn có những nỗ lực về mặt pháp lý với mục đích hạn chế quyền lực của ngành, bao gồm vụ kiện mà Bộ tư pháp Mỹ đưa ra hàng tháng trước chống lại Google và cho rằng họ đã lạm dụng vị thế độc quyền công nghệ quảng cáo. Tuy nhiên tác động của những hành động đó là xa ở trong tương lai.

Cũng theo đó, ngành công nghệ cũng đã hoạt động tương đối hiệu quả trong việc ngăn chặn các cơ quan quản lý. Vào ngày ½, một thẩm phán liên bang cũng đã bác bỏ yêu cầu của Ủy ban thương mại Liên bang về việc ngăn Meta mua một công ty khởi nghiệp thực tế ảo. 

Cũng trong năm ngoái, các nhà vận động hàng lang ở Washington cũng đã cản trở một cách hiệu quả các dự luật ở Quốc hội với mục đích mở ra sự cạnh tranh ở trên các cửa hàng ứng dụng cũng như ngăn các công ty công nghệ ưu tiên sản phẩm của họ ở trên nền tảng của họ. 

Bob O'Donnell - là Chủ tịch công ty chuyên về nghiên cứu công nghệ Technalysis Research cho biết: “Một số áp lực cũng đã giảm bớt bởi vì các Big Tech bị ảnh hưởng nặng nề cũng như phải sa thải rất nhiều người. Rốt cuộc thì người ta cũng đã nhận ra rằng họ không phải là toàn năng”.

Thẻ:Big Tech
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

2 ngày trước