meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hé lộ chiến lược của Xây dựng Hòa Bình (HBC) với tham vọng tiến ra nước ngoài: Góp vốn dự án và M&A nhà thầu

Thứ hai, 15/08/2022-23:08
Được biết, thị trường nước ngoài mà Hòa Bình hướng đến chính là Canada, Australia, Mỹ, Châu Âu. Để có thể đầu tư ở một quốc gia mới thì Hòa Bình đã dự kiến tham gia với tư cách là nhà đồng phát triển dự án đồng thời mua lại công ty xây dựng đang hoạt động tại địa phương.

Xây dựng Hòa Bình hướng đến 4 thị trường nước ngoài

Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã tổ chức hội nghị các nhà phân tích với chủ đề "Bứt phá dũng mãnh". Chủ tịch HĐQT - ông Lê Viết Hải cho biết, chiến lược xuất khẩu ngành xây dựng ra thị trường nước ngoài với mục đích đảm bảo mục tiêu doanh thu 5 năm tăng 5 lần - nghĩa là 5 năm sau doanh thu đạt mức 4 tỷ USD, lợi nhuận cũng bằng 5% doanh thu tương đương với 200 triệu USD. 

Chi tiết, ông David Martin Ruiz - Giám đốc Xây dựng thị trường nước ngoài của Hòa Bình cho hay, 4 thị trường mà Hòa Bình hướng đến là Canada, Australia, Mỹ, Châu Âu. Các thị trường này cũng có môi trường kinh doanh tốt với tốc độ tăng trưởng nhà ở cao, đặc biệt là giá xây dựng cũng cao. Ông David Martin Ruiz cũng kỳ vọng giá xây dựng cao cũng sẽ giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ nước ngoài và sẽ đóng góp lớn hơn cho Hòa Bình. Ông cũng lấy ví dụ nếu như so sánh cùng một tòa nhà xây dựng tại Việt Nam với một tòa nhà tại Australia thì doanh thu của Hòa Bình sẽ tăng gấp 7 - 8 lần và lợi nhuận đạt được cao từ 15 - 20 lần. 


Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã tổ chức hội nghị các nhà phân tích với chủ đề "Bứt phá dũng mãnh"
Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã tổ chức hội nghị các nhà phân tích với chủ đề "Bứt phá dũng mãnh"

Để có thể đầu tư ở một quốc gia mới thì Hòa Bình dự kiến sẽ triển khai 3 hướng, cụ thể: Không đầu tư vào dự án; Tham gia với tư cách là nhà đồng phát triển và mua lại công ty xây dựng đang hoạt động tại địa phương. Ông David Martin Ruiz cũng nhấn mạnh Hòa Bình sẽ ưu tiên tập trung vào giải pháp 2 và giải pháp 3. Còn về giải pháp tham gia phát triển dự án với tư cách là nhà đồng phát triển thì Hòa Bình đã xác định hơn 20 dự án khả thi, trong đó có 10 dự án tiềm năng trung bình hoặc cao với mức doanh  thu khoảng 350 triệu USD. Đại diện của Hòa Bình cũng cho biết, 2 dự án sẽ được chốt vào quý 3 năm nay bao gồm một dự án tại Brisbane, Australia và một dự án tại Ontario, Canada, tổng giá trị là khoảng 60 triệu USD. Dự kiến, Hòa Bình cũng sẽ tiến hành triển khai các dự án này từ quý 2/2023. Nguyên tắc của Hòa Bình chính là đầu tư vào dự án với tỷ lệ không quá 20%. Ông David Martin Ruiz cũng cho hay, nếu như góp một phần vốn chủ sở hữu với chủ đầu tư thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn Hòa Bình làm nhà thầu của dự án. 



Để có thể đầu tư ở một quốc gia mới thì Hòa Bình đã dự kiến tham gia với tư cách là nhà đồng phát triển dự án đồng thời mua lại công ty xây dựng đang hoạt động tại địa phương
Để có thể đầu tư ở một quốc gia mới thì Hòa Bình đã dự kiến tham gia với tư cách là nhà đồng phát triển dự án đồng thời mua lại công ty xây dựng đang hoạt động tại địa phương

Còn về phương án M&A, Hòa Bình cũng sẽ thực hiện mua lại công ty xây dựng địa phương với tỷ lệ chi phối. Dự kiến trong giai đoạn năm 2022 - 2024, Hòa Bình sẽ tập trung vào việc đầu tư phát triển dự án và mua lại nhóm công ty đầu tiên. Sau đó trong giai đoạn 2024 - 2026 sẽ là khoảng thời gian tạo ra lợi nhuận. Mỗi năm, công ty cũng đều đánh giá lại chiến lược cũng như kết quả kinh doanh. Và nếu như mọi thứ diễn biến tốt, trong giai đoạn 2026 - 2029, công ty sẽ M&A nhóm công ty thứ hai. Còn trong những năm 2030 - 2031 thì Hòa Bình sẽ xem xét mua lại nhóm công ty thứ 3 nếu như thị trường thuận lợi. 


Những dự án của Hòa Bình
Những dự án của Hòa Bình

Tiến hành nâng cao chất lượng các khoản phải thu

Khi kết thúc tháng 7/2022, Hòa Bình cho biết đơn vị đã trúng thầu 15.000 tỷ đồng, đạt được 75% kế hoạch của cả năm. Tổng giá trị của các hợp đồng đã ký tại thời điểm ngày 30/6 ghi nhận là 26.500 tỷ đồng. Trong đó có 10.000 tỷ đồng sẽ được ghi nhận doanh thu trong năm 2022 và trong năm 2023 ghi nhận dự kiến 16.500 tỷ đồng. Khả năng đạt kết quả doanh thu năm 2022 là khả thi (dự kiến khoảng 750 - 800 triệu USD, tương ứng với 18.000 - 19.000 tỷ đồng). 



Chủ tịch HĐQT - ông Lê Viết Hải cho biết, chiến lược xuất khẩu ngành xây dựng ra thị trường nước ngoài với mục đích đảm bảo mục tiêu doanh thu 5 năm tăng 5 lần - nghĩa là 5 năm sau doanh thu đạt mức 4 tỷ USD, lợi nhuận cũng bằng 5% doanh thu tương đương với 200 triệu USD
Chủ tịch HĐQT - ông Lê Viết Hải cho biết, chiến lược xuất khẩu ngành xây dựng ra thị trường nước ngoài với mục đích đảm bảo mục tiêu doanh thu 5 năm tăng 5 lần - nghĩa là 5 năm sau doanh thu đạt mức 4 tỷ USD, lợi nhuận cũng bằng 5% doanh thu tương đương với 200 triệu USD

Cũng tại ngày 30/6, theo báo cáo tài chính thì khoản phải thu ngắn hạn và phải thu theo tiến độ hợp đồng đạt mức 10.880 tỷ đồng, chiếm đến 60% tổng tài sản của công ty. Và việc tăng khoản phải thu cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến dòng tiền hoạt động kinh doanh bị âm 1.364 tỷ đồng trong kỳ này. Phó Giám đốc tài chính Hòa Bình - ông Phạm Hữu Toản cho biết, công ty đang từng bước nâng cao chất lượng khoản phải thu bằng cách sàng lọc chủ đầu tư và chỉ tập trung vào các doanh nghiệp có thương hiệu, năng lực tài chính; Nghiên cứu bổ sung các điều khoản thanh toán nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà thầu và tiếp cận các thị trường mới và tiềm năng, đặc biệt là ở thị trường có thông lệ kinh doanh tốt,...

Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) được thành lập vào năm 1987, tiền thân là Văn phòng Xây dựng Hòa Bình chuyên thi công các công trình xây dựng cũng như nhà ở dân dụng. Quá trình xây dựng và phát triển của Hòa Bình được chia thành 6 giai đoạn, cụ thể: 

Giai đoạn 1 (Từ năm 1987 – năm 1993): Tiến hàng xây dựng lực lượng và xác định phương hướng.

Giai đoạn 2 (Từ năm 1993 – năm 1997): Tiến hành cải tiến quản lý và phát huy sở trường.

Giai đoạn 3 (Từ năm 1997 – năm 2000): Tăng cường tiềm lực và  nâng cao chất lượng. 

Giai đoạn 4 (Từ năm 2000 – năm 2005): Hoàn thiện tổ chức – Mở rộng thị trường

Giai đoạn 5 (Từ năm 2005 – 2015): Tăng cường hợp lực – Chinh phục đỉnh cao

Giai đoạn 6 (Từ năm 2015 - 2024): Hợp chuẩn quốc tế - Định vị thương hiệu. 



Còn về phương án M&A, Hòa Bình cũng sẽ thực hiện mua lại công ty xây dựng địa phương với tỷ lệ chi phối
Còn về phương án M&A, Hòa Bình cũng sẽ thực hiện mua lại công ty xây dựng địa phương với tỷ lệ chi phối

Sau hơn 30 năm bền bỉ với hành trình chinh phục đỉnh cao, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng đã có cho mình những bước tiến thần tốc nhưng vẫn đảm bảo được độ an toàn, uy tín và chất lượng từ khâu thi công trong những công trình nhà ở. Tập đoàn Hòa Bình cũng đã trở thành một trong những nhà thầu tổng hợp hàng đầu tại thị trường Việt Nam từ vai trò là một nhà thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài điển hình như Kumho,  Doosan, Posco E&c, Kajima, taisei,... Đến nay, Tập đoàn Hòa Bình đã mạnh mẽ vươn lên khẳng định vị thế thương hiệu trên cương vị là tổng thầu của dự án có quy mô và tầm vóc quốc tế như Vietinbank tower (Hà Nội chiều cao 363m) - đây là Top công trình cao nhất Việt Nam; Saigon Centre (TP.Hồ Chí Minh) - đây là công trình có tầng hầm sâu nhất Việt Nam với quy mô 6 tầng hầm, sâu 28m. Từ nhà thầu quốc nội chỉ tham gia vào các công trình ở trong nước, Tập đoàn Hòa Bình cũng đã vươn mình trở thành nhà thầu Việt Nam đầu tiên phát triển ra thị trường quốc tế với vai trò là quản lý dự án tại Malaysia, Myanmar,...

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước