Hậu hạ nhiệt sốt đất nền, kẻ bán tháo “cắt lỗ”, người chờ thời “bắt đáy”
BÀI LIÊN QUAN
Cận Tết Nguyên đán, sốt đất “hạ nhiệt” nhà đầu tư vội vàng thoát hàng"Đại gia BĐS" khét tiếng Midu tâm sự chuyện buôn đất: Chờ tới lúc người ta "sốt đất" mới đầu tư thì muộn rồi!Nhiều “tay ngang” BĐS vùng quê bỗng chốc đổi đời vì sốt đấtKhi thị trường ở một số địa phương có dấu hiệu hạ nhiệt sốt đất các nhà đầu tư đã hình thành hai thái cực khác nhau. Người thì chán nản, gấp gáp rao bán bất động sản mình có để cắt lỗ. Số khác lại háo hức mua vào chờ thời cơ thị trường sôi động trở lại.
Nhà đầu tư ồ ạt rao bán nhà vườn ven đô
Trong thời gian qua trào lưu “bỏ phố về quê” đã nở rộ ở nhiều vùng ven đô. Giới đầu tư liên tục săn các mảnh đất đẹp để xây dựng nhà nghỉ dưỡng chục tỷ. Tuy nhiên hiện tại nhiều nhà đầu tư lại đang tích cực rao bán, thậm chí nhiều người chấp nhận bán lỗ.
Theo chia sẻ từ các môi giới, các căn nhà ven đô tại Ba Vì, Sơn Tây (Hà Nội), Vĩnh Phúc, Lương Sơn (Hòa Bình)...đang được rao bán rất nhiều và đều là nhà mới xây 1-2 năm. Cá biệt có những căn chỉ mới xây vài tháng. Bên cạnh nhà liền thổ những mảnh đất nền vị trí đẹp ở các vùng từng có sốt đất, cạnh tranh bỏng tay cũng được nhà đầu tư rao bán rầm rộ.
Nguyên nhân là bởi những chủ đầu tư này chỉ có nhu cầu kinh doanh lướt sóng, thu lợi tức thời nhưng kết quả không được như ý muốn. Ngoài ra các chủ nhà vườn cũng không cho thuê được do tình hình dịch bệnh căng thẳng cũng khiến họ chán nản. Việc ra khỏi thành phố để nghỉ dưỡng hoặc thăm ngôi nhà gặp nhiều khó khăn. Động thái bán tháo nhà đất ven đô cũng phản ánh thực tế nhiều người chạy theo xu thế “bỏ phố về quê” tức thời mà không tính toán dài lâu.
Tình hình dịch bệnh còn có thể diễn biến kéo dài nên nếu chủ đầu tư các loại hình nhà nghỉ farmstay không trường vốn để duy trì thì rất dễ “chết yểu”. Khoản tiền thuê người chăm sóc cây cối, quét tước vườn tược chăm sóc vật nuôi có thể lên tới 10- 15 triệu/ngày. Không thu được lợi nhuận nhiều trong khi khoản tiền nuôi các căn nhà ven đô quá lớn khiến chủ đầu tư nản lòng.
Số khác mua đất ven đô chỉ xây tường bao hoặc làm cổng rào lại rồi bán ngay chứ không xây dựng cẩn thận. Đây là các nhà đầu tư chỉ muốn mua đất để giữ tài sản nhưng cần tiền gấp để chuẩn bị cho các chiến dịch kinh doanh khác nên bán gấp.
“Gom hàng” chờ bắt thời cơ bắt đáy
Khi thị trường biến động có người “cắt lỗ” cũng là lúc lúc số khác chờ thời cơ mua vào để bắt đáy, tìm kiếm cơ hội sinh lời ngay khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên phần đông nhà đầu tư vẫn còn lấn cấn không biết có nên mua những ngôi nhà nghỉ dưỡng cao cấp tiền tỷ hay không. Nhất là khi những ảnh hưởng của đại dịch lên nền kinh tế vẫn còn dai dẳng.
Một nhà đầu tư cho hay, kể từ khi đại dịch bùng phát mạnh mẽ anh chăm chỉ theo dõi kênh đầu tư bất động sản thay vì gửi tiết kiệm do lãi suất thấp. Đối với các loại hình đầu tư khác như cổ phiếu, chứng khoán lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Thế nhưng đầu tư đất đai ở khu vực nào, thời điểm nào vẫn còn là điều khiến anh trăn trở.
Thị trường nhà đất ở mỗi khu vực khác nhau. Có nơi giá còn cao và dự báo sẽ còn tăng nữa. Nhưng cũng có khu vực đã hạ nhiệt sốt đất nền, giao dịch khá trầm lắng tuy nhiên mặt bằng giá vẫn còn khá cao nên nhà đầu tư chưa dám mạnh tay xuống tiền.
Khi thị trường không còn nóng, giá đất ngừng tăng cao cũng sẽ khiến cho giao dịch giữa người mua người bán thuận lợi hơn. Các nhà đầu tư không kỳ vọng rằng sẽ mua được các lô đất “cắt lỗ” với giá quá hấp dẫn mà chỉ cần đảm bảo thuận mua vừa bán. Thời điểm sốt đất qua đi sẽ giúp nhà đầu tư không phải mua vào bất động sản không quá cao đồng thời có cơ hội lựa chọn những khu đất có vị trí đẹp.
Nhiều nhà đầu tư đang nghe ngóng tin tức để bắt đáy đúng lúc. Đặc biệt là các khu vực vùng ven : Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… có nhiều người quan tâm nhất.
Thời điểm vàng nhưng khó lòng tìm được bất động sản giá rẻ
Đánh giá về thị trường bất động sản hậu sốt đất, giới chuyên gia đồng loạt tin rằng đây là thời điểm rất tốt để mua vào bất động sản. Đặc biệt đối với các khu vực có giá giảm sâu sẽ là cơ hội có 1 không 2 với nhà đầu tư. Bởi lẽ trong thời gian tới khi kinh tế phục hồi sau dịch, kênh bất động sản sẽ kênh hồi phục nhanh nhất do nhu cầu tăng, sức mua lớn.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh bảo, người mua phải có tiềm lực tài chính mạnh. Tránh để tình trạng mua vào bằng tiền vay ngân hàng sau đó phải nhanh chóng “cắt lỗ” đáng tiếc do không lường trước được hết nhưng chi phí liên quan đến duy trì bất động sản. Hơn nữa đầu tư bất động sản cũng là kênh trung và dài hạn giữa bối cảnh còn nhiều diễn biến khó lường thì người mua không thể kỳ vọng quá vào việc lướt sóng nhanh gọn.
Đối với các khu vực đất nền nằm trong diện quy hoạch thì thời gian triển khai dự án cũng không thể nhanh mà cần có thời gian chờ đợi. Ngoài đất nền nhà đầu tư cũng nên lưu ý tới các phân khúc như chung cư bình dân hoặc trung cấp cũng là các kênh sinh lời khá hấp dẫn.
Về giá đất với sự kiểm soát của chính quyền địa phương siết chặt các hoạt động kiểm soát đất đai thì các cơn sốt đất cũng sẽ ít xuất hiện hơn. Vì thế giá một số khu vực sẽ tăng chậm chứ không tăng phi mã nhất là trong năm 2022. Và dù bán cắt lỗ, bán lỗ nhưng giá đất nền cũng sẽ không giảm nhiều. Bởi nhu cầu mua nhà thực tế vẫn còn nhiều. Giá có thể sẽ chỉ giảm khoảng 5-7%, nhiều nhất là 10%.
Đối với những dự án đất nền đã có công bố quy hoạch thì giá giao dịch vẫn khá cao. Trường hợp các dự án chưa có công bố quy hoạch chính thức các nhà đầu cơ cũng đang khó khăn trong việc thanh khoản. Nếu ôm vào lúc này người mua phải xác định là trong thời gian dài chưa thể sinh lời cao ngay. Vì thế các nhà đầu tư cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định xuống tiền.