meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hành trình xây dựng sự nghiệp của ông Cô Gia Thọ - Chủ tịch Thiên Long: Hai chỉ vàng, 1 chiếc xe cà tàng mà làm nên cơ ngơi

Thứ hai, 05/12/2022-11:12
Chủ tịch Thiên Long - ông Cô Gia Thọ nhớ lại: “Trong 1 tuần tôi chỉ đủ tiền mua nguyên liệu sản xuất được 3 ngày. Đến ngày thứ 4 thì tôi đạp xe lòng vòng bán cho các quầy bán báo và thu ngay tiền mặt ở đó rồi lại dùng vốn đó sản xuất tiếp”.

Được biết, để có thể gây dựng nên một công ty hàng đầu ở trong lĩnh vực văn phòng phẩm với vốn hóa thị trường xấp xỉ là 4.000 tỷ đồng như ngày hôm nay thì ông Cô Gia Thọ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long đã phải trải qua thời gian vất vả đạp xe khắp thành phố bán bút bi dạo từ những năm 1981 để có thể có chi phí nuôi cơ sở sản xuất nhỏ khoảng 20 nhân công. 

Cho đến năm 1996 thì công ty Thiên Long đã ra đời. Vào năm 2010, Thiên Long đã tiến hành niêm yết cổ phiếu ở trên sàn chứng khoán. Sau thời gian 40 năm hoạt động, giờ đây thì Thiên Long cũng đã xuất khẩu ra 61 nước trên khắp thế giới. Và top 50 công ty niêm yết tốt nhất cho Tạp chí Forbes bình chọn cũng như được xem là đế chế vô cùng hùng mạnh về lĩnh vực văn phòng phẩm ở Việt Nam. 

Chia sẻ ở sự kiện YBA Share tổ chức bởi Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM tổ chức vào sáng ngày 26/9, ông Cô Gia Thọ từng in sâu trong trí nhớ của thế hệ 8x, 9x khiến cho nhiều người xúc động bởi câu chuyện khởi nghiệp giàu có với một tâm niệm duy nhất “sự học là trọn đời”. Ông Thọ cũng cho biết đã 10 năm rồi ông mới lần nữa ngồi lại để chia sẻ cho các thế hệ doanh nhân nối tiếp có sự chuẩn bị vững vàng hơn trên con đường khởi nghiệp của mình. 


Chủ tịch Thiên Long - ông Cô Gia Thọ
Chủ tịch Thiên Long - ông Cô Gia Thọ

Khởi nghiệp với hai chỉ vàng cùng 1 chiếc xe cà tàng

Thời điểm trước năm 1981, ông Thọ cũng như bao thanh niên thời bấy giờ chỉ nghĩ rằng bản thân của mình phải nỗ lực rất nhiều để kiếm tiền giúp đỡ cuộc sống gia đình trở nên khấm khá hơn. Nối gót truyền thống của gia đình là buôn bán ở khu chợ người Hoa tại Quận 6 thì ông Thọ đã ngày ngày đạp chiếc xe cà tàng đi bán bút bi dạo ở khắp Sài Gòn. Đến khi tích cóp được 2 chỉ vàng thì ông nhận thấy rằng thị trường nhu yếu phẩm đang ngày càng rất thiếu, trong đó hầu như ai ai cũng cần cây bút để học chữ. 

Cho đến năm 1981, ông Thọ đã lập nên một xưởng nhỏ với 20 nhân công. Lúc đầu vốn liếng rất ít, chỉ với 2 chỉ vàng khởi nghiệp, gia tài lớn nhất là chiếc xe đạp cà tàng, ông chủ người Hoa đã phải tiết kiệm rất nhiều từ khâu sản xuất, rao hàng và bán hàng, thu tiền. Vì vốn hạn hẹp nên ông Thọ phải dùng tiền xoay vòng - tức là trong thời gian 1 tuần ông chỉ đủ chi phí sản xuất cho 3 ngày, đến ngày thứ 4 thì sẽ đem sản phẩm đi bán ở các sạp báo tại Sài Gòn rồi chờ thu tiền. Sau đó, ông Thọ đã dùng tiếp số tiền này để sản xuất và để dành lợi nhuận gom góp trả lương cho nhân công. Cũng bởi vì vốn ít nên ông không dám bỏ mối ở chợ Tân Bình bởi khi mà bỏ mối thì phải bỏ theo đơn sỉ và thu tiền sau. Ông Thọ cùng với nhân công cứ loay hoay mãi như thế cho đến năm 1996 mới bắt đầu có được doanh thu ổn định. 

Chia sẻ về những khó khăn lúc mới khởi nghiệp, ông Thọ cho biết bà xã đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Lúc đó thì chị nhà có kinh nghiệm bán hàng cho một cơ sở sản xuất xà phòng do bà này tự tay lập nên. Đây cũng chính là cơ duyên mà 2 người đến với nhau. 

Ông Thọ nhấn mạnh vai trò của vợ mình trong sự thành công của mình rằng: “Vợ tôi trước đây cũng có 1 cơ sở sản xuất xà phòng. Bà xã thương lấy xà phòng đi giao hàng. Bà không giao hàng xa mà chỉ phân phối ở miền Tây, chợ Bình Tây và Chợ lớn mới”. 



Nối gót truyền thống của gia đình là buôn bán ở khu chợ người Hoa tại Quận 6 thì ông Thọ đã ngày ngày đạp chiếc xe cà tàng đi bán bút bi dạo ở khắp Sài Gòn
Nối gót truyền thống của gia đình là buôn bán ở khu chợ người Hoa tại Quận 6 thì ông Thọ đã ngày ngày đạp chiếc xe cà tàng đi bán bút bi dạo ở khắp Sài Gòn

Còn ông thì cũng kiêm đủ việc như ở nhà quản lý sản xuất, lấy hàng đi giao và chiều lại trực thu tiền đem về mua nguyên liệu làm vốn tiếp. Cũng từ đó, hai người quen nhau và lấy nhau. Sau này thì về làm cho Thiên Long, vai trò của vợ ông Thọ từ hồi còn cơ sở cho đến công ty cổ phần đều nằm trong bộ phận quản lý và phụ trách mảng kinh doanh. Mặc dù sau này thì ông sử dụng mô hình quản lý chuyên nghiệp hơn  nhưng cũng cần sự đóng góp của vợ mình. Bà cũng có thể không trực tiếp làm nhưng vẫn rất cố gắng hỗ trợ nhân sự trong công tác kinh doanh, giờ thì bà đã lùi về là thành viên ở trong HĐQT tiếp tục hỗ trợ và tin tưởng chồng. 

Khi nhớ lại hành trình khởi nghiệp của mình, ông Cô Gia Thọ cho biết thời điểm đó, lĩnh vực này vẫn còn mới và nhỏ, chưa hề có cơ sở sản xuất nhu yếu phẩm nào tại Việt Nam. Ông cũng không có nhiều lựa chọn như bây giờ mà chỉ làm theo thực tế của xã hội. Khi đất nước vừa được giải phóng thì sau năm 1975, người dân đã phải đi xếp hàng nhận về nhu yếu phẩm hàng ngày. Chính vì thế mà ông Thọ chỉ nghĩ rằng xã hội này thiếu cái gì thì sẽ làm cái đó, đời sống cần gì thì làm cái đó, đời sống cần gì thì sẽ chú trọng phát triển sản phẩm đó. 

Và trong thời gian 40 năm qua, Thiên Long cũng đã trải qua đầy đủ các mô hình phát triển kinh tế từ hộ gia đình, cá thể, cơ sở sản xuất cho đến công ty TNHH rồi đến công ty cổ phần, sau đó là đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Và từ những trải nghiệm song hành với từng thời điểm chuyển mình, ông Thọ đã cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của Thiên Long ở mỗi giai đoạn. Thị trường cũng đã có những bước tiến vượt bậc, các nhà quản lý cũng đã tìm cách thay đổi để có thể phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. 

2 yếu tố tạo nên thành công của ông chủ Thiên Long là học hỏi và may mắn

Ông Thọ cho biết, thành công của mình là đến từ sự học hỏi và cố gắng không ngừng nhỉ. Mặc dù vậy thì cũng không thể nào thiếu đi yếu tố may mắn. Khi nhớ lại thời còn hàn thi vào khoảng năm 1992, vị doanh nhân này đã có lần đang hí hoáy tìm cách xoay vốn thì cơ sở của ông đã được Sở Lao động Thương binh & Xã hội hỗ trợ chương trình vay vốn 200 triệu đồng không lãi suất đối với doanh nghiệp thuê xưởng với quy mô là 200 công nhân.

Cũng bởi thời điểm đó không có mấy cơ sở sản xuất hội tụ được điều kiện về hợp đồng lao động, kê khai thuế cùng những yếu tố  khắt khe nên ông Thọ đã quyết tâm chứng minh được cơ sở mình đủ khả năng để vay vốn. Từ 200 triệu đồng này, ông Thọ đã mở rộng xưởng sản xuất và thuê 200 nhân công rồi tăng số lượng của đơn hàng, tìm cách tiếp cận với những thị trường lớn hơn cùng với đà phát triển đi lên từ đó. 

Dù không có kiến thức nhiều về kinh doanh thì cũng không qua trường lớp đào tạo nên ông chủ Thiên Long luôn có tâm niệm rằng phải học hỏi liên tục thì mới có thể phát triển được. Vậy nên, vào năm 1993, các doanh nghiệp Đài Loan chính là những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Do đó, chính phủ Đài Loan đã có chương trình hỗ trợ những doanh nhân trẻ người Hoa đi học về quản trị kinh doanh miễn phí ở Đài Bắc. Ông Thọ cũng đã chớp lấy cơ hội này để có thể tìm hiểu sâu hơn về cách quản trị một doanh nghiệp. 


Tập đoàn Thiên Long
Tập đoàn Thiên Long

Cho đến năm 2002, Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện nhiều chương trình học về quản trị kinh doanh, ông Thọ đã tham gia vào rất nhiều lớp học về quản trị kinh doanh, ông Thọ đã tham gia vào rất nhiều lớp học từ trong nước cho đến việc đi sang Mỹ để tham gia các mô hình nhà máy ở Mỹ cũng như gặp gỡ các giáo sư để có thể học hỏi thêm. Cũng từ đây, vị doanh nhân mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán ở Mỹ, học hỏi dần và bắt đầu chuẩn bị hành trình cho công ty được niêm yết ở trên sàn chứng khoán. Vào năm 2010, Thiên Long đã chính thức niêm yết ở trên sàn chứng khoán nhưng theo ông Thọ thì công ty đã có sự chuẩn bị mọi mặt từ chất lượng sản phẩm cho đến hệ thống nhân sự của công ty. 

Ông Thọ bộc bạch: “Thành công của tôi cũng không có bí quyết gì đặc biệt mà đó chỉ là sự học hỏi. 

"Thành công của tôi cũng không có bí quyết gì đặc biệt cả mà chỉ là sự học hỏi. Tôi thấy mình thiếu cái gì thì học cái đó, cũng như chúng ta thích ăn thì tìm ăn món đó. Tôi luôn khát khao học hỏi, không chỉ học người ngoài mà còn học từ chính nhân viên của mình. Khi công ty lớn mạnh, tôi tuyển kỹ sư giỏi, chuyên viên giỏi về làm cùng để qua đó học hỏi nhiều thứ từ họ”. 

Trong thời gian 18 năm qua, Thiên Long vẫn rất bền bỉ với chương trình tiếp sức mùa thi và chương trình mỗi năm một lớn hay ngày càng mở rộng ra toàn quốc. Và dù chi phí tổ chức một chương trình tiếp sues là không hề nhỏ. 

Luôn nghĩ cho người trước mới đến lượt mình

Để có thể điều hành một xưởng sản xuất nhỏ lẻ chỉ với 20 nhân công trở thành một đế chế hùng mạnh với hơn 3.500 nhân sự chính là một quá trình rất dài mà ông Thọ phải học cách quản trị cũng như thấu hiểu từng nhân viên. Vị doanh nhân này khẳng định yếu tố then chốt để có thể tạo nên một doanh nghiệp vững mạnh đó chính là con người. Vì thế mà người đứng đầu phải có sự cảm thông, chia sẻ và tôn trọng cấp dưới. 



Khi nhớ lại hành trình khởi nghiệp của mình, ông Cô Gia Thọ cho biết thời điểm đó, lĩnh vực này vẫn còn mới và nhỏ, chưa hề có cơ sở sản xuất nhu yếu phẩm nào tại Việt Nam
Khi nhớ lại hành trình khởi nghiệp của mình, ông Cô Gia Thọ cho biết thời điểm đó, lĩnh vực này vẫn còn mới và nhỏ, chưa hề có cơ sở sản xuất nhu yếu phẩm nào tại Việt Nam

Cũng theo lời ông Thọ, suốt thời gian 40 năm qua một phương pháp hữu hiệu nhất mà ông đang áp dụng đối với nhân viên đó chính là sự đãi ngộ, luôn luôn đãi ngộ chính là yếu tố hàng đầu. Ngoài ra thì cũng cần phải đảm bảo sự tín nhiệm với nhân viên cùng người lãnh đạo chấp nhận lùi về sau một bước. 

Để cho một nhân viên có thể gắn bó thì có nhiều cách nhưng dễ nhất vẫn là sự đãi ngộ. Mặc dù vậy thì sự tín nhiệm cũng phải đi kèm với sự tín nhiệm và tin tưởng. Khi tuyển một người không ai có thể biết được tài - đức của người đó ra sao thì quá trình làm việc sẽ nhận ra. 

Dù vậy, Chủ tịch Thiên Long cũng khẳng định với cương vị là người lãnh đạo thì cũng phải tùy thuộc vào trường hợp phải chịu lùi. Cũng có những lúc ông phải đi trước và thẳng thắn phân xử trách nhiệm thuộc về ai. 

Dành một lời khuyên cho các doanh nhân mới khởi nghiệp, ông Thọ vẫn khẳng định đó là học. Ngoài chuyện phải học hỏi từng ngày thì chính người chủ cũng phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau mới có thể dẫn dắt được công ty một cách lớn mạnh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước