Hành trình mở quán lẩu “im lặng” của cặp đôi Vương Vỹ Tùng - Lý Nam Nam: Quán lẩu đặc biệt cùng những người phục vụ đều là người khiếm thính!
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Tôn Thạnh Nghĩa - CEO Tôn Văn: Tài sản quý giá nhất là khả năng ứng biến và sáng tạoDoanh nhân Đặng Thanh Định - Nhà sáng lập kiêm CEO Nerman: Tỷ lệ khách hàng quay lại là vấn đề thiết yếu chứ không phải chỉ bán hàng một lần là xongDoanh nhân Đoàn Kim Lan - nhà sáng lập K Hotpot: Hành trình tạo tiếng vang bằng món lẩu chua cay khiến vạn người mê tại MỹVào đầu tháng 12/2022, gió hiu hiu, lá bay bay và hơi thở của mùa đông tràn về. Ở giao lộ quận Hồng Kỳ (Tân Hương, Trung Quốc) có một căn nhà nhỏ màu xanh với tấm biển ghi là "Nồi bong bóng pha lê" khiến cho người ta như đang ở trong mùa xuân ấm áp.
Đây chính là quán lẩu được cải tạo từ một gara bỏ hoang. Vào 11h30 trưa thì 5 bàn ở trong quán cũng đã kín khách. Nồi lẩu nhỏ trong suốt cũng phát ra tiếng sôi và hầu như không có tiếng nói nào ở trong quán. Có một số khách hàng cầm tờ giấy ghi chú ở trên bàn và trực tiếp viết ra nhu cầu của họ còn một số chỉ vào những bức tranh hoạt hình ở trên tường và ra hiệu cho người phục vụ món ăn mà họ mong muốn.
Những khách hàng thường xuyên đến đây đều biết một điều rằng "Nồi bong bóng pha lê" chính là một nhà hàng im lặng, nhân viên phục vụ đều khiếm thính và chỉ có ông bà chủ là có thể nghe được.
Vị doanh nhân biến dạng cột sống cùng hành trình trở thành "vua chăn điện" tại Trung Quốc: Tuổi 73 vẫn điều hành cả tập đoàn, sở hữu khối tài sản 1.000 tỷ đồng
Tháng 12/2020, Tập đoàn Rainbow của Lưu Dung Phúc chính thức lên sàn chứng khoán Thâm Quyến và trở thành cổ phiếu chăn điện đầu tiên. Sau khi IPO thành công, khối tài sản của ông chủ tập đoàn đã tăng phi mã lên mức 400 triệu NDT (tương đương 1300 tỷ đồng).Hành trình khởi nghiệp của doanh nhân Quan Nghị Hồng: Khởi nghiệp từ cửa hàng mì cay nhỏ đến đế chế lớn mạnh với 300 nhà hàng
Được biết, từ cửa hàng đầu tiên năm 1995 với vỏn vẹn 57m2 thì Quan Nghị Hồng cũng đã có thể phát triển thương hiệu Jiumaojiu trở thành đế chế lớn mạnh với hơn 300 cửa hàng với 5 thương hiệu lớn chỉ nhờ vào việc nắm bắt được điều này.Kỳ lạ gia đình im lặng
Lý Nam Nam năm nay 32 tuổi là một người lạc quan và độc lập từ nhỏ, luôn phấn đấu theo đuổi cuộc sống đầy nhiệt huyết. Thành phố Tân Hương ghi nhận có hơn 2.00 người khiếm thính và gần như ai cũng biết rằng "Nồi bong bóng pha lê" là của Lý Nam Nam.
Sau 12 năm kể từ khi kinh doanh nhà hàng thì cô và chồng là Vương Vĩ Tùng cũng đã liên tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 30 người khiếm thính và thậm chí còn kết nối những người khiếm thính có thể hòa nhập với xã hội.
Được biết, gia đình của Lý Nam Nam có 8 người khiếm thính là bố mẹ, ông bà, cô, chú, bác và anh họ. Khi nhắc đến gia đình của mình, Lý Nam Nam tươi cười rạng rỡ và xem những phần khiếm khuyết ở trong gia đình là chuyện bình thường. Cha mẹ của Lý Nam Nam ly hôn khi cô còn nhỏ và sau đó thì cô sống với mẹ ở nhà ông bà ngoại. Trong một gia đình có 10 người thì chỉ có Lý Nam Nam và anh họ hơn cô 1 tuổi là có thể nghe được. Vậy nhưng cuộc sống của gia đình này chưa bao giờ bị ám ảnh bởi thứ tên gọi đó là khiếm thính.
Lý Nam Nam vẫn nhớ ngày đầu tiên đi học mẫu giáo là khi cô 3 tuổi và đột nhiên bước vào thế giới âm thanh của những người bình thường. Cô nói rằng: “Tất cả các loại âm thanh lọt vào tai, não tôi ong ong và tôi cảm thấy như mình sắp nổ tung!". Sau nhiều năm thì Lý Nam Nam vẫn nhớ như in trải nghiệm lúc đó. Sau đó thì cô không bao giờ đến trường mẫu giáo nữa.
Nhận thấy cô thích vẽ nên ông nội và chú dì cũng đã mua nhiều bút vẽ cũng như tập vở. Khi mẹ không đi làm thì bà sẽ cho Lý Nam Nam mặc bộ đồ đẹp nhất rồi cùng nhau đi mua sắm.
Cũng vào mỗi thời khắc quan trọng ở trong cuộc đời thì người thân ở trong gia đình Lý Nam Nam đều đứng phía sau ủng hộ, không tức giận hay cũng không phàn nàn. Cô rất biết ơn vào bảo vệ họ theo cách của riêng mình.
Vào năm 3 - 4 tuổi thì Lý Nam Nam cũng đã giúp cho gia đình nhiều thứ. Khi lớn hơn một chút thì mẹ đã lấy cuốn sổ ghi đầy số điện thoại và nói với Lý Nam Nam rằng những gì cần nói cho bên kia và bà chỉ thực hiện công đoạn là bấm số.
Khi có người hỏi "Sống trong một gia đình như vậy, bạn có cảm thấy thua kém không" thì Lý Nam Nam lắc đầu cười: "Cho đến tận hôm nay, nhà vẫn là nơi yêu thích nhất của tôi. Tôi cũng rất tự hào về gia đình của mình. Mỗi khoảnh khắc với họ đều quý giá!".
Lý Nam Nam: Mẹ tôi là người khiếm thính
Dĩ nhiên là sống trong một gia đình im lặng từ nhỏ, một lý do quan trọng khiến cho Lý Nam Nam vui vẻ và tự tin như thế là cô cũng gặp được một người đàn ông yêu gia đình nhiều như cô - đó chính là Vương Vỹ Tùng. Được biết, hai người đã gặp nhau vào mùa xuân 15 năm trước, khi đó thì Lý Nam Nam đang là học sinh lớp 11 còn Vương Vỹ Tùng là chủ một quán Internet nhỏ.
Vào một buổi chiều, Lý Nam Nam đã đưa mẹ đến quán Internet. Cô cũng lân la hỏi ông chủ là Vương Vỹ Tùng và nhờ anh đăng ký tài khoản QQ cho mẹ.
Lúc này, Vương Vỹ Tùng nhìn mẹ cô và nói: "Cô ơi, cô thật may mắn...".
Lý Nam Nam nói rằng: "Mẹ tôi là người khiếm thính". Chính câu nói này của Lý Nam Nam khiến cho anh bất ngờ lại xúc động trước tình huống này.
Sau đó thì Lý Nam Nam cũng đưa mẹ đến quán internet mỗi tuần một lần, hai mẹ con đã gọi điện cho bố. Đôi bên cũng giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu. Mặc dù đã ly hôn nhưng cả hai vẫn giữ liên lạc bởi vì con gái. Và sau khi biết về câu chuyện của Lý Nam Nam thì Vương Vỹ Tùng cũng đã đi từ bất ngờ đến khâm phục rồi đau lòng.
Thi thoảng thì khi mẹ của Lý Nam Nam đến quán Internet một mình thì anh đã đề nghị giúp và bật và đăng nhập QQ. Anh cũng học được nhiều ngôn ngữ ký hiệu và đây cũng trở thành phương tiện để cho anh có thể hòa nhập vào gia đình của Lý Nam Nam.
Cũng theo đó, Vương Vỹ Tùng và Lý Nam Nam cũng đã cho nhau số điện thoại bởi vì anh muốn giúp đỡ cô gái này nhiều hơn. Lúc mới bắt đầu yêu thì cả hai cũng dần nảy sinh ra cảm giác lạ lùng. Anh cũng rất quan tâm cũng như giúp đỡ cô như một thành viên ở trong gia đình. Cũng chính sự độc lập, mạnh mẽ, đức hạnh cũng như lòng tốt của cô khiến Vương Vỹ Tùng như được sưởi ấm.
Vào tháng 9/2008, sau khi mà Lý Nam Nam học đại học Đại Liên thì mẹ của cô đến quán internet mỗi tuần/lần để gọi cho con gái. Vương Vỹ Tùng cũng từng đến nhà bạn gái thường xuyên hơn để sửa chữa những vật dụng ở trong gia đình. Vương Vỹ Tùng không những sẵn sàng làm những việc mà Lý Nam Nam đã làm mà còn làm một cách thành thục hơn.
Tiến hành khai trương quán lẩu được phục vụ bởi người khiếm thính
Vào năm hai đại học thì Lý Nam Nam đột nhiên trở về và quyết định nghỉ học để đi làm kiếm tiền bởi vì học phí chuyên ngành nghệ thuật là cao quá.
Cũng trong thời điểm đó, Vương Vỹ Tùng đã không còn điều hành quán internet nữa mà làm công việc bán hàng cho công ty dược phẩm của một người bạn đồng thời cũng đã lên kế hoạch khởi nghiệp trở lại. Biết Lý Nam Nam muốn mở một dịch vụ kinh doanh có thể sử dụng người khiếm thị thì Vương Vỹ Tùng rất ủng hộ.
Vào năm 2010, Vương Vỹ Tùng đã cầu hôn Lý Nam Nam. Không lâu sau khi kết hôn thì đôi vợ chồng trẻ này cũng đã hoàn thành được dự án kinh doanh của mình đó chính là khai trương "Nồi bong bóng pha lê" (nấu thức ăn trong nồi trong suốt như pha lê).
Nguyên tắc mà vợ chồng của Lý Nam Nam luôn tuân thủ từ khi kinh doanh đó chính là: "Quán lẩu im lặng và những người phục vụ đều là người khiếm thính".
Cũng từ khi còn học trung học cơ sở thì Lý Nam Nam cũng đã thường xuyên giúp đỡ những người khiếm thính có thể quen với việc thanh toán hóa đơn, khám chữa bệnh cũng như xin giấy chứng nhận khuyết tật… từ đó có thể giải quyết mọi việc khó khăn đối với người khiếm thính. Lý Nam Nam nói rằng: “Vì tôi biết họ khó khăn như thế nào và nếu ai đó giúp đỡ, họ sẽ rất vui".
Và khi biết được quán lẩu người khiếm thính có nhiều người đã đến ứng tuyển. Cuối cùng thì Lý Nam Nam cũng đã chọn ra 3 người đã ngoài 40 tuổi với hoàn cảnh khó khăn thực sự. Đối với những người được thuê thì Lý Nam Nam nói rằng khi mà nhà hàng lẩu phát triển hơn thì họ cũng sẽ được mời đến giúp đỡ càng sớm càng tốt.
Những giấc mơ bao la của người khiếm thính đang sục sôi
Vào năm 2014, quán lẩu của vợ chồng Vương Vỹ Tùng đã mở rộng thành 3 cơ sở. Lý Nam Nam cũng thực hiện lời hứa của mình và đã tuyển dụng một số người khiếm thính đã nộp đơn xin việc. Và lúc công việc kinh doanh tốt nhất thì nhà hàng lẩu này cũng đã thuê 13 nhân viên phục vụ. Để có thể đề phòng tai nạn trên đường đi làm nên đôi vợ chồng trẻ cũng đã tiến hành thuê một căn nhà làm ký túc xá cho nhân viên.
Và cứ vài ngày thì họ sẽ dành thời gian lái xe đưa một số nhân viên về vùng nông thôn và khuyến khích họ đứng ở nơi vắng vẻ lộng gió và hét lên vài lần, bởi vì đây chính là cách tốt nhất để người khiếm thính trút bỏ căng thẳng.
Vào đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bùng phát nên ngành dịch vụ ăn uống cũng bị ảnh hưởng nặng nề, 3 cửa hàng "Nồi bong bóng pha lê" bị lung lay. Lúc này vợ chồng Vương Vỹ Tùng không chịu nổi tình cảnh thất nghiệp của nhân viên nên nhờ bạn bè và người quen kiếm việc, nếu không tìm được việc thì giúp lập quán hay là mở quán trực tuyến. Vào tháng 8/2022, "Nồi bong bóng pha lê" đã chính thức mở cửa trở lại.
Và để có thể giúp đỡ cho nhiều người khiếm thính hơn nên Lý Nam Nam đã học ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp khi còn học đại học và cô cũng đang làm công việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho đến hiện tại. Vào mùa hè năm 2021, bởi vì vợ không có thời gian rảnh rỗi nên Vương Vỹ Tùng đã đến tòa án để làm thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu. Cả hai cô con gái của Vương Vỹ Tùng và Lý Nam Nam cũng đều không bị khiếm thính nhưng họ vẫn dạy cho chúng ngôn ngữ ký hiệu. Cô cũng nói với hai cô con gái rằng ngôn ngữ ký hiệu chính là chìa khóa để mở ra một cửa sổ khác cũng như là mật mã để chúng ta có thể yêu hơn thế giới này, được thế giới này đối xử tôn trọng.