Hành trình khởi nghiệp từ nắp khoen lon nhôm cho đến thương hiệu thời trang cao cấp của thiếu gia của đế chế Mulberry
BÀI LIÊN QUAN
Chung Lệ Phương - nữ doanh nhân tài sắc vẹn toàn: Đại gia thành đạt, nữ hoàng của đế chế giải trí xứ TrungDoanh nhân Lee Su Jin - nhà sáng lập Yanolja: Từ cậu bé mồ côi, phải làm lao công đến ông chủ của đế chế 6,7 tỷ USDDoanh nhân Nguyễn Thanh Việt (Shark Việt) - "thuyền trưởng" của Intracom: Tôi lựa chọn những gì người khác thấy khó mà tôi thấy mình làm đượcMột thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu tấn lon nhôm bị vứt bỏ trên thế giới. Sẽ ra sao nếu như chúng không kết thúc số phận ở trong bãi rác mà được chế tạo thành sản phẩm có tính thẩm mĩ cũng như được sử dụng trong nhiều năm.
Nhưng đối với Cameron Saul và Oliver Wayman, rác thải của mọi người lại chính là kho báu của họ. Hai người đã đồng sáng lập ra Bottletop – đây chính là thương hiệu muốn truyền tải thông điệp bền vững thông qua sản phẩm túi xách được sản xuất từ những mảnh da thừa, nắp khoen của lon nhôm tái chế.
Cơ duyên đến với sản phẩm túi tái chế
Nằm ẩn mình giữa những cửa hàng sang trọng của những thương hiệu xa xỉ trên phố Regent của London là Bottletop - dù là một cửa hàng nhỏ nhưng mang trong mình sứ mệnh to lớn. Bottletop có bao gồm quỹ từ thiện, một nhà máy sản xuất cùng với một nhãn hiệu thời trang chuyên tạo ra mặt hàng phụ kiện làm từ vật liệu tái chế do các cộng đồng kém may mắn ở Brazil thu thập.
Đây chính là thương hiệu phụ kiện thời trang cao cấp với mô hình kinh doanh dựa trên tính bền vững, tuần hoàn, nâng cấp cũng như tái chế. Và tất cả kết quả của một hành trình bắt đầu từ năm 2002.
Bottletop đã ra đời sau một phát hiện khá tình cờ của Cameron Saul. Sau khi tốt nghiệp đại học và rất háo hức khám phá ra thế giới, Cameron (khi đó 20 tuổi) đã đến Châu Phi để giảng dạy về sức khỏe. Cũng chính tại đây, anh đã tình cờ nhìn thấy một chiếc túi được làm toàn bằng nắp chai thủy tinh được cố định với nhau bằng khung dây ở một quầy hàng rong. Có thể với mọi người thì đây sẽ là một sản phẩm kỳ quặc nhưng đối với Cameron thì lại không.
Doanh nhân Hoàng Thị Thanh Huyền - CEO mỹ phẩm Mộc Hương: Vượt qua trầm cảm sau sinh và cú sốc tâm lý, từng bước gây dựng thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên
Vào năm thứ hai trong hành trình khởi nghiệp, Thanh Huyền sinh em bé đầu lòng. Đúng lúc này, người chị em làm cùng đã rút vốn khỏi Mộc Hương khiến cô rơi vào vòng xoáy trầm cảm và sốc tâm lý. Ngày nào Thanh Huyền cũng khóc; chưa kể tính cầu toàn, khắc nghiệt với bản thân càng khiến cô khổ sở với những cuộc chiến đấu tranh nội tâm.Doanh nhân Trần Hoàng Thái, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Dewoo: Động lực duy nhất là niềm đam mê khởi nghiệp
Sau khi chuyển toàn bộ nhà máy và dây chuyền sản xuất từ thành phố Đà Nẵng vào Quảng Nam, quyết định vô cùng táo bạo của chàng trai 33 tuổi đến từ huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã bước đầu gặt hái được “quả ngọt” ở vùng đất mới.Và ít ai biết rằng Cameron là con trai của người sáng lập Mulberry – đây là một trong những thương hiệu xa xỉ mang tính biểu tượng của nước Anh. Cho đến hiện tại, những sản phẩm và phụ kiện bằng da cao cấp của hãng vẫn đang được người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới thèm muốn.
Cùng với con mắt thẩm mỹ tinh tường, Cameron đã ngay lập tức bị thu hút bởi chiếc túi làm bằng nắp chai ở trên đường phố Uganda. Nhìn ra được đây chính là sản phẩm có tiềm năng thương mại, anh đã mang nó về xưởng may của Mulberry ở London và nhờ người cha chỉnh sửa thiết kế cho phù hợp.
Và một trong những bổ sung chính là lớp lót bằng da được làm từ những mảnh da thừa của Mulberry. Chính điều này cũng đã thể hiện được mục tiêu tạo ra sản phẩm hoàn toàn từ vật liệu phế thải của Cameron.
Kết hợp với chiến dịch marketing mạnh mẽ, túi từ vật liệu tái chế cũng đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất trong bộ sưu tập mùa đó của Mulberry. Bên cạnh đó, số tiền thu được từ việc bán ra những chiếc túi này được sử dụng để có thể tài trợ cho các dự án của tổ chức phi lợi nhuận - đây là nơi mà Cameron đã làm tình nguyện viên. Cứ như thế, họ đã khám phá ra phương thức thiết kế cũng như kinh doanh mới lạ, đồng thời cũng tạo ra tác động tích cực đến môi trường, xã hội.
Sau đó không lâu, Oliver Wayman - là nhà đồng sáng lập Bottletop còn lại đã tình cờ phát hiện ra rằng những chiếc nắp khoen bỏ đi của lon nhôm cũng có thể được dùng để tạo ra sản phẩm tương tự. Sau đó thì Cameron và Oliver cũng đã quyết định hợp tác với nhau để cùng thành lập nên Bottletop.
Vậy làm thế nào để tạo ra được một chiếc túi làm từ vật liệu phế thải hấp dẫn với người tiêu dùng chính là câu hỏi lớn được các nhà đồng sáng lập đặt ra để có thể giải quyết vấn đề. Nếu như sản phẩm không hấp dẫn và không bán được, mục tiêu hỗ trợ các chương trình xã hội của Bottletop cũng sẽ không thực hiện được.
Cùng nhóm thiết kế, hai nhà đồng sáng lập cũng đã dành thời gian vài năm tiếp theo để có thể thử nghiệm thiết kế, kỹ thuật sản xuất cũng như nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân trong xưởng ở Brazil. Và bước đột phá thực sự của Bottletop xảy ra khi Cameron và Oliver quyết định nâng tầm sản phẩm lên tiêu chuẩn sang trọng.
Theo đó, họ đã mời nhà thiết kế phụ kiện da sang trọng Vincent du Sartel để làm điều đó. Sau đó, Bottletop đã hợp tác với nhà thiết kế thời trang người Mỹ Narciso Rodriguez dành cho bộ sưu tập tiếp theo.
Chính sự hợp tác với nhân vật có tiếng trong làng thời trang chính là một phần quan trọng trong chiến lược của Bottletop từ đó cho phép thương hiệu củng cố bản sắc, nâng tầm chất lượng sản phẩm.
Bottletop cũng có cho mình một đội ngũ thiết kế nội bộ làm việc ở London do Roosa Tulvio quản lý. Roosa chính là người đảm bảo rằng Bottletop thực hiện lời hứa về tính bền vững mà không làm ảnh hưởng đến thiết kế, giá trị, độ bền,… của những sản phẩm.
Xây dựng mô hình kinh doanh bền vững
Một phần cam kết với việc tái chế cũng như bảo vệ môi trường, nguồn cung da của Bottletop được đảm bảo sẽ không gây ra tác động xấu đến rừng cũng như động vật trong quá trình sản xuất nhờ vào việc hợp tác của công ty với Liên đoàn động vật hoang dã.
Và sản phẩm của Bottletop chỉ được làm từ các vật liệu có nguồn gốc bền vững như là da có nguồn gốc từ trang trại bền vững, xưởng thuộc da được chứng nhận không có tác động phá rừng đối với các khu rừng nhiệt đới, nắp khoen bằng nhôm bị vứt bỏ, sợi nhựa tái chế. Và ngay cả bao bì của các sản phẩm Bottletop cũng được làm từ vật liệu bìa cứng tái chế.
Còn nắp khoen do một nhóm người dân địa phương thu thập ở các bãi rác chôn lấp. Những chiếc nắp sau đó được làm sạch rồi làm bóng, sơn và trở thành vật liệu để tạo ra sản phẩm Bottletop.
Cũng theo đó, toàn bộ quy trình sản xuất, từ chuẩn bị nguyên liệu sản xuất túi được hoàn thành ở một xưởng may ở Salvador (Brazil). Người giám sát của xưởng đã từng sống ở trong khu ổ chuột, bán chất kích thích cho khách du lịch ở trên bãi biển vào năm 13 tuổi. Và hầu hết nhân viên làm việc ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn.
Còn tại khu vực đặt trụ sở của xưởng may, có rất ít cơ hội việc làm cho phụ nữ. Trước khi làm việc cho Bottletop có nhiều người làm nội trợ, bán hàng dạo trên bãi biển cho khách du lịch.
Cũng có hàng chục nữ nhân công làm việc toàn thời gian ở xưởng của Bottletop tại Brazil đều được đào tạo về quy trình đan móc cơ bản. Và quá trình này cũng mất thời gian 4 tháng để thành thạo. Thời gian để tạo ra sản phẩm dao động từ 1 ngày đối với những phụ kiện nhỏ, túi cầm tay cho đến 1 tuần với những sản phẩm có phần phức tạp hơn.
Được biết, xưởng không chỉ cung cấp cơ hội việc làm cho những người phụ nữ kém may mắn mà còn trao quyền cho họ nhiều hơn bằng cách trả công xứng đáng cho sản phẩm thủ công của họ. Bottletop cũng tự hào chia sẻ công nhân của họ kiếm được “cao hơn 45% so với mức lương trung bình của ngành tại Brazil”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi một chiếc túi Bottletop được bán ra và nó cũng sẽ tạo ra sự khác biệt đối với kế sinh nhai của người lao động.
Tương lai đầy tiềm năng
Cameron nói rằng: “Chúng tôi không định mở cửa hàng ở trên phố Regent nhưng mọi thứ xảy ra như định mệnh. Hơn thế, chúng tôi cũng muốn duy trì tính bền vững, xóa đói giảm nghèo cũng như tạo ra tác động tích cực trong khi vẫn đảm bảo chất lượng, thiết kế, sự sang trọng của sản phẩm”.
Bottletop cũng đã mở cửa hàng ở London và Hong Kong để mở rộng trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng. Những cửa hàng ở hai địa điểm này đều được thiết kế, sản xuất bền vững bằng cách sử dụng máy in 3D, vật liệu tái chế.
Ngoài túi xách, Bottletop cũng đã đa dạng hóa sản phẩm, sản xuất thêm ví và túi đeo vai, vòng tay. Không những thế, thương hiệu này cũng đã thử nghiệm một số vật liệu bền vững khác như là vải cotton hữu cơ hay loại da được chứng nhận có nguồn gốc bền vững.
Và trong những năm trở lại đây, Cameron và Oliver đã gây quỹ bằng cách tổ chức sự kiện nghệ thuật đương đại hoặc phát hành album. Sản phẩm của Bottletop cũng đã được không ít người nổi tiếng sử dụng. Thương hiệu cũng đã mời một số người mẫu có tiếng quảng bá cho sản phẩm.
Chú trọng vào việc sản xuất các phụ kiện thời trang cao cấp, chất lượng nên Bottletop được xem là thương hiệu mẫu mực có khả năng truyền cảm hứng, cách mạng hóa cách thức hoạt động của ngành thời trang. Thị trường phụ kiện thời trang cao cấp bền vững không tồn tại cho đến khi Bottletop bắt đầu hoạt động hơn 10 năm trước. Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, nó đang thu hút được nhiều sự chú ý nhờ vào những thương hiệu độc lập, có tầm nhìn như là Bottletop.
Cameron cũng rất hào hứng với sự phát triển này, ông cũng tin rằng có thể giúp cho các hãng thời trang xa xỉ đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn khi nói đến tính bền vững.
Ông nhấn mạnh: “Và hy vọng rằng trong tương lai, những thương hiệu xa xỉ lâu đời sẽ có nhiều động thái để có thể cải thiện được chuỗi cung ứng theo cách tạo ra tác động tích cực cho môi trường. Chúng tôi cũng thực sự mong muốn được sản xuất sản phẩm ở đó lâu dài. Tầm nhìn của Bottletop chính là sử dụng thiết kế đẹp mắt, thân thiện với môi trường, hợp tác với những nghệ nhân tài năng. Cũng chính sự hợp tác với nhóm thiết kế ở châu u sẽ giúp cho thương hiệu có thể nâng cao được chất lượng của sản phẩm. Đồng thời nó cũng cho phép chúng tôi tinh chỉnh để không những phù hợp với hướng đi đã vạch ra từ trước mà còn sánh ngang với các thương hiệu hàng đầu trên thế giới”.