meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng Tết được lấp đầy kho, lên kế hoạch bình ổn giá thị trường

Thứ sáu, 09/12/2022-14:12
Cơ quan quản lý ngành công thương đưa ra các dự báo cho thấy, người dân đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho việc mua sắm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023. Mức tăng trưởng dự kiến từ 4 - 7% so với cùng kỳ năm trước. 

Tăng thêm các mặt hàng Tết

Theo Báo tin tức, công tác chuẩn bị hàng hóa cùng với kế hoạch bình ổn thị trường vào dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán 2023 được đánh giá là khá quan trọng và cần có sự chuẩn bị thật kỹ. 

Ngày 8/12, Hội nghị công tác chuẩn bị Tết và bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão được Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì. Thông tin về lượng hàng hóa dự trữ cho dịp Tết sắp tới cho thấy đã tăng khoảng 7 - 10%, tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, gạo, dầu ăn, đường, thực phẩm chế biến… 


Lượng hàng hóa dự trữ cho dịp Tết sắp tới cho thấy đã tăng khoảng 7 - 10%
Lượng hàng hóa dự trữ cho dịp Tết sắp tới cho thấy đã tăng khoảng 7 - 10%

Lượng hàng hóa cho Hà Nội đã chuẩn bị được (tính cho 3 tháng trước, trong, sau Tết) là: 290.100 tấn gạo, 57.900 tấn thịt lợn, 19.200 tấn gà, 16.050 tấn thịt bò, 387 triệu quả trứng gia cầm, 322.500 tấn rau củ, 15.900 tấn thực phẩm chế biến, 15.900 tấn thủy hải sản, 156.000 tấn trái cây,... Ước tính tổng giá trị hàng hóa trong dịp Tết tới trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 39.500 tỷ đồng, tăng 15% so với kế hoạch Tết năm 2021. 

Tại TP. Hồ Chí Minh, nhằm đảm bảo cung cầu cũng như bình ổn giá bán, các doanh nghiệp chủ động dành nguồn vốn 22.000 tỷ đồng để chuẩn bị cho 40.000 tấn hàng trong 2 tháng Tết. Cụ thể là các doanh nghiệp dự trữ được 5.603 tấn thịt gia súc, 8.481 tấn thịt gia cầm, 5.253 tấn lương thực, 2.356 tấn dầu ăn, 2.031 tấn đường, 54,4 triệu quả trứng gia cầm, 9.255 tấn rau củ quả, 1.485 tấn thực phẩm chế biến, 297 tấn thủy hải sản và 1.600 tấn gia vị.

Sở Công Thương TP. HCM đã đôn đốc doanh nghiệp bình ổn thị trường xây dựng phương án, dự trữ nguồn hàng tăng khoảng 25 - 43% so với nhu cầu thành phố, đảm bảo không để thiếu hụt nguồn cung hàng hóa vào dịp cuối năm. 

Tại Đà Nẵng, tổng giá trị dự trữ những mặt hàng lương thực, thực phẩm để phục vụ Tết Nguyên đán 2023 dự kiến đạt khoảng 1.850 tỷ đồng, trong đó có: hơn 4.000 tấn thịt các loại; 351 tấn gạo, nếp các loại, 645 tấn thực phẩm chế biến, đóng hộp; 900 tấn rau củ quả các loại; 287 tấn thực phẩm khô; 798 tấn bánh kẹo mứt hạt dưa các loại,...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành nông nghiệp của các địa phương lên kế hoạch, giải pháp để đẩy mạnh sản xuất, nhất là những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng; đảm bảo cân đối cung cầu mặt hàng lương thực, thực phẩm nhằm ổn định giá. 

Một trong các vấn đề nổi bật là vào dịp Tết này, giá thịt heo hạ nhiệt mạnh có thể dẫn tới nguy cơ người dân không tái đàn, nguồn cung và kiểm soát giá cần được đảm bảo. 

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính phối hợp cùng theo dõi diễn biến giá thị trường, nhất là với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá để đưa ra phương pháp điều chỉnh thị trường kịp thời trong dịp cao điểm sắp tới. 


Nguồn cung xăng dầu được duy trì liền mạch
Nguồn cung xăng dầu được duy trì liền mạch

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được yêu cầu giữ liền mạch nguồn cung xăng trong hệ thống kinh doanh; Những doanh nghiệp đầu mối phải cam kết tổ chức bán hàng bình thường; Các cửa hàng cần xây dựng phương án đảm bảo nguồn nhiên liệu và phòng cháy chữa cháy. 

Bộ Công Thương đề xuất với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường vào dịp Tết Nguyên đán 2023 với lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng vốn dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường. 

Sôi động với loạt hoạt động thương mại dịch vụ tháng cuối năm

Tính chung 11 tháng của năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cục Thống kê nhận định, trong 11 tháng đầu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước dịch bệnh. Tuy vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 11 tháng đầu 2022 chỉ đạt 82,5% quy mô chỉ tiêu này khi ước tính ở điều kiện không xảy ra Covid từ năm 2020 đến nay. 


Triển khai những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường
Triển khai những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường

Vì vậy, doanh thu bán lẻ hàng hóa trong vòng 11 tháng đầu năm đạt 4.079 nghìn tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái (trừ yếu tố tăng giá 11,45). Trong đó, nhóm vật phẩm giáo dục, văn hóa tăng 22,9%; may mặc tăng 17,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 6,6%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 13,8%.

Trong kỳ này, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 536,3 nghìn tỷ đồng, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu du lịch lữ hành trong 11 tháng đầu năm 2022 ước đạt 22,9 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 4,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

Như vậy, doanh thu trong 11 tháng năm 2022 của một số địa phương nổi bật so với cùng kỳ năm ngoái như sau. Hà Nội tăng 322,8%; Hải Phòng tăng 261,3%; Đà Nẵng tăng 867,1%; Quảng Ninh tăng 52,1%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 191,6%; Cần Thơ tăng 647,3%.

Theo Tổng cục Thống kê, thị trường hàng hóa tháng 11 tương đối ổn định với nhu cầu hàng may mặc, trang thiết bị gia đình tăng mạnh vào giai đoạn chuyển mùa. Nguồn cung lương thực, thực phẩm cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá các mặt hàng không có biến động lớn. Nguồn cung xăng dầu cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, giá bán cũng không có biến động mạnh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước