Hàng loạt ngân hàng rục rịch báo lãi trong năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2023 được “mở màn” bằng những sự kiện tài chính – ngân hàng nào?Nhiều ngân hàng lên kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023VNDirect: Tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng đạt 10-11% trong năm 2023-2024Ba ngân hàng quốc doanh báo lãi lớn
Theo Doanhnhan.vn, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã chứng khoán: CTG) chính là ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh của năm 2022. Theo đó, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ cả năm ước đạt 20.500 tỷ đồng, so với năm 2021 đã tăng hơn 21% và đã vượt mục tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra.
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng được kiểm soát ở mức 1,2% cùng tỷ lệ bao phủ xấu xấp xỉ là 190%, so với năm 2021 đã tăng 10%. So với số thu năm 2021, kết quả thu hồi nợ gốc lãi xử lý rủi ro cũng đã tăng hơn 60%.
“Ông lớn” tiếp theo công bố kết quả kinh doanh năm 2022 là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank - Mã chứng khoán: VCB). Cụ thể, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của ngân hàng đạt khoảng 36.774 tỷ đồng, so với năm 2021 đã tăng 39%. Ngoài ra, NIM đạt 3,51%, so với năm 2021 đã tăng 0,24 điểm %; tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,67%. Với những con số ấn tượng này, Vietcombank đang duy trì vị trí dẫn đầu lợi nhuận trong ngành ngân hàng năm 2022.
Trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 19%, đưa tổng dư nợ vượt mốc 1,15 triệu tỷ đồng. Bên cạnh đó, huy động vốn thị trường I của ngân hàng cũng đạt xấp xỉ 1,26 triệu tỷ đồng, so với năm 2021 đã tăng 9,1%. Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt mức 34%, so với năm 2021 đã tăng 1,8 điểm % và tương đương khoảng 428.000 tỷ đồng.
Theo Zing News, trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác Đảng cùng với công tác kinh doanh năm 2023 mới diễn ra gần đây, lãnh đạo Ngân hàng BIDV đã có những báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh của ngân hàng mẹ BIDV cùng với nhóm công ty con trong năm 2022. Theo lãnh đạo ngân hàng, hầu hết những chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng trong năm vừa qua đều đạt kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông giao phó từ đầu năm.
Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của ngân hàng BIDV là hơn 2,08 triệu tỷ đồng, so với thời điểm cuối năm 2021 đã tăng gần 21%. Đồng thời, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên có tổng tài sản vượt qua con số 2 triệu tỷ đồng. Chưa kể, đây cũng là ngân hàng sở hữu quy mô tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng trong nước.
Ngoài ra, những chỉ tiêu tài chính huy động và cho vay của nhà băng này trong năm 2022 đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 1,95 triệu tỷ, so với năm 2021 đã tăng 21,1%. Đáng chú ý, vốn huy động từ thị trường I là 1,62 triệu tỷ đồng, tăng 8,8% và chiếm gần 13,6% thị phần tiền gửi toàn ngành.
Đối với chiều cho vay, tổng dư nợ tín dụng cùng với đầu tư của BIDV tính đến cuối năm ước đạt 1,96 triệu tỷ đồng và ghi nhận mức tăng 19%. Dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 1,5 triệu tỷ, tăng 12,65% và nằm trong hạn mức (12,7%) được Ngân hàng Nhà nước giao, tiếp tục duy trì thị phần số một trong hoạt động cho vay (khoảng 12,5%).
Sau giai đoạn tái cơ cấu, hiện nợ xấu nội bảng đã giảm đáng kể, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cũng tăng lên. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính đến cuối năm 2022 là khoảng 0,9% tổng dư nợ,tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là 245%; tức là số dư dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV đạt xấp xỉ 40.000 tỷ đồng.
Theo BIDV, lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng mẹ năm 2022 là 22.560 tỷ đồng, so với năm 2021 đã tăng gần 80%. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất cũng tăng hơn 70% và đạt 23.190 tỷ đồng. Năm 2023, lãnh đạo của ngân hàng dự kiến, mức tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 12-13%, huy động vốn điều hành cũng phù hợp với nhu cầu cho vay và dự kiến ở mức 11%, kiểm soát nợ xấu dưới mức 1,4% tổng dư nợ.
Dễ dàng thấy được, bộ ba ngân hàng quốc doanh ở trên đã thu về tổng cộng 79.835 tỷ đồng lãi trước thuế, nếu đổi theo tỷ giá hiện tại, con số này tương đương gần 3,4 tỷ USD. Nếu so với năm 2021, mức lợi nhuận của nhóm nhà băng này đã tăng gần 43% bất chấp việc giảm hàng nghìn tỷ đồng tiền lãi để tiến hành hỗ trợ lãi suất cho vay năm 2022.
TPBank lãi trước thuế 7.828 tỷ đồng
Đối với nhóm ngân hàng cổ phần, TPBank là ngân hàng đầu tiên đã công bố lợi nhuận của năm 2022. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này là 7.828 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm đạt trên 15.600 tỷ đồng, so với năm 2021 đã tăng hơn 15,5%. Đáng chú ý, lãi thuần từ dịch vụ của TPBank trong năm 2022 đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng gần 75%.
Theo ban lãnh đạo, việc phục hồi tích cực của những khách hàng được giãn nợ trong thời kỳ dịch bệnh đã góp phần gia tăng nguồn thu của nhà băng này. Bên cạnh đó, trích lập dự phòng rủi ro cũng đã thấp hơn rất nhiều khi so với các năm trước.
Mới đây, Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) trong một báo cáo phân tích cũng đã đưa ra dự báo kết quả kinh doanh của 12 ngân hàng. Đáng chú ý, phần lớn ngân hàng theo dự báo đều ghi nhận tăng trưởng về lợi nhuận trong quý 4/2022 như: BIDV, Vietcombank, VietinBank, ACB, VIB, MSB, Sacombank, VPBank, ...