Hanaka Group - “ông chủ” đứng sau dự án khu công nghiệp gần 4.000 tỷ đồng ở Bắc Ninh có gì đặc biệt?
BÀI LIÊN QUAN
Đồng Tâm Group làm ăn như thế nào trước khi hủy tư cách đại chúng?Địa ốc Tiến Phát và Hòa Bình House - 2 công ty con của Xây dựng Hòa Bình đang làm ăn ra sao?Thưởng Tết “cào bằng” 25 triệu đồng/người từ Chủ tịch cho đến bảo vệ, SEPON GROUP đang làm ăn ra sao?Theo thông tin từ Nhịp Sống Thị Trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây đã phê duyệt về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gia Bình 2, tọa lạc tại xã Nhân Thắng, xã Bình Dương, xã Thái Bảo cùng với xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Được biết, dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư kể từ hồi tháng 3/2021. Dự án có quy mô lên đến 250 ha cùng với tổng mức đầu tư là 3.957 tỷ đồng với thời gian hoạt động là trong 50 năm.
Ngoài ra, tiến độ thực hiện dự án cụ thể như sau: Từ quý 4/2021 đến quý 1/2022 sẽ là thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công; từ quý 4/2021 đến quý 2/2022 thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, kết thúc quý 4/2024 sẽ tiến hành thực hiện đầu tư và đến quý 4/2026 sẽ thực hiện lấp đầy diện tích đất.
Trong khu công nghiệp này, các khu chức năng bao gồm khu đất xây dựng nhà máy, ngoài ra còn có khu hành chính, dịch vụ, cây xanh và giao thông, bãi đỗ xe cùng với các khu công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối và được kết nối với nhau thông qua các trục giao thông ở trong khu công nghiệp. Được biết, chủ đầu tư của dự án này chính là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka (Hanaka Group).
Trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh vào tháng 8/2020 đã có văn bản phê duyệt đối với Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Gia Bình 2 với tỷ lệ 1/2.000. Điều đáng nói, Hanaka cũng chính là đơn vị đã lập quy hoạch dự án vào năm 2018. Đối với chủ đầu tư dự án, theo thông tin từ cổng thông tin quốc tế về đăng ký doanh nghiệp, Hanaka Group - hay Tập đoàn Hanaka được thành lập vào tháng 2/2007 và có địa chỉ tại khu công nghiệp Hanaka, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Những thông tin ít người biết về Hanaka Group
Theo như thông tin trên website giới thiệu doanh nghiệp, Hanaka Group được thành lập vào năm 1994, có tiền thân là nhà máy thiết bị điện Hanaka, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hồng Ngọc. Tính đến ngày 24/6/2015, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hồng Ngọc - tiền thân của Hanaka có vốn điều lệ là 389 tỷ đồng và bao gồm 3 cổ đông, đó là là ông Mẫn Ngọc Anh (nắm giữ đến 99,08% cổ phần), ông Mẫn Hồng Cần (nắm giữ 0,07% cổ phần) và cuối cùng là bà Nguyễn Thị Quế (nắm giữ 0,85% cổ phần còn lại).
Đáng chú ý, ông Mẫn Ngọc Anh không chỉ là “ông chủ” của Hanaka Group mà còn là chủ sở hữu kiêm đại diện pháp luật của một loạt các doanh nghiệp khác, bao gồm: Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế và Xây dựng Công nghiệp Hanaka, Công ty Cổ phần Hanaka A.B.M, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hanaka Sài Gòn, Công ty TNHH Xây dựng Hạ tầng Văn Môn, Công ty Cổ phần Thiết bị điện TeBe A-Korea, Công ty TNHH Rexam ABM, Công ty Cổ phần Bao bì kim loại Vinacan Sài Gòn, Công ty TNHH Vinacans, Công ty Cổ phần Cáp điện Hanaka – Korea, Công ty Cổ phần Sản xuất Dây điện từ Hanaka và Công ty TNHH Xây dựng Đường 277 Yên Phong.
Sau khoảng thời gian gần 30 năm phát triển, Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Mẫn Ngọc Anh đã gây dựng Hanaka Group trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Nhadautu.vn, ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn này là sản xuất các thiết bị ngành điện, các sản phẩm máy biến áp dầu và máy biến áp amorphous cùng với máy biến áp khô và máy biến áp truyền tải có công suất lên đến 450MVA và điện áp đến 500kV. Ngoài ra, Hanaka Group còn sản xuất trạm trọn bộ, tủ bảng điện hạ thế cùng với dây và cáp điện ngầm trung thế… Điều đáng nói, Hanaka còn là đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh khách sạn, nhà hàng cùng với cho thuê văn phòng. Tập đoàn này còn làm đại lý độc quyền cho nhiều tập đoàn quốc tế.
Với lĩnh vực sản phẩm kinh doanh đa dạng, Hanaka Group đã cho ra đời những sản phẩm dây cũng như cáp điện 2, 3, 4 vừa treo và ngầm; ngoài ra còn có dây điện tự chọn và dẹt, cung cấp một cách toàn diện cho ngành sản xuất máy biến áp, mô tơ, công tơ điện cũng như trạm điện. Ngoài ra, Hanaka Group còn cho ra đời sản phẩm máy biến áp truyền tải từ 110 đến 500 kV cùng với máy biến áp phân phối từ 10 đến 35 kV.
Đến năm 2018, tập đoàn này chính thức lấn sân sang lĩnh vực bất động sản cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh khách sạn, nhà hàng cùng với cho thuê văn phòng, thương mại dịch vụ,… Tính đến năm 2020, Hanaka Group chỉ tính riêng trong mảng bất động sản đang phát triển khoảng 240 ha khu đô thị cộng thêm 350 ha khu công nghiệp. Trong đó, tiêu biểu nhất có thể kể đến hàng loạt những dự án như: Khu đô thị Hanaka Paris City Từ Sơn hay Dự án Trung tâm thương mại HongKong London.
Trong số đó, dự án bất động sản đầu tiên của tập đoàn này chính là Khu đô thị Hanaka Paris City. Được biết, đây là dự án tạo vốn đối ứng thanh toán dành cho dự án đầu tư xây dựng đường TL277, kéo dài từ thị xã Từ Sơn cho đến thị trấn Chờ, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) theo hình thức Hợp đồng BT, tại phường Trang Hạ cùng phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn. Tổng mức đầu tư của dự án này lên đến 1.124,5 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp là 633,4 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2019, dự án này đã bị thanh tra vì nhận được nhiều đơn tố cáo của người dân.
Tại Bắc Ninh, Hanaka Group còn được biết đến là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản quy mô lớn khác, điển hình như: Khu đô thị Hanaka – Văn Môn, Khu phức hợp Hong Kong – Lon Don (thị xã Từ Sơn), Khu công nghiệp Hanaka và cuối cùng là Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá – Văn Môn.
Tính tại thời điểm tháng 3/2019, vốn điều lệ của Hanaka Group là 1.699 tỷ đồng cùng với 4.000 tỷ đồng tổng tài sản, 1.000 cán bộ và công nhân viên. Tính đến tháng 1/2021, doanh nghiệp này đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên con số 2.599 tỷ đồng và duy trì đến thời điểm hiện tại.