Đồng Tâm Group làm ăn như thế nào trước khi hủy tư cách đại chúng?
BÀI LIÊN QUAN
Hòa Phát báo lỗ nặng nhất trong các doanh nghiệp ngành thépDoanh nghiệp vàng bước vào cuộc đua vía Thần Tài, tung ra hàng triệu sản phẩm phục vụ nhu cầu mua vàng cầu may, tích trữDoanh nghiệp bất động sản “lên dây cót” cho năm 2023Mới đây, theo thông tin từ Ủy ban chứng khoán nhà nước, Công ty Cổ phần Đồng Tâm (Đồng Tâm Group) đã tiến hành hủy đăng ký công ty đại chúng tính từ ngày 30/12/2022.
Nguyên nhân là bởi vì theo danh sách cổ đông tại ngày 14/9/2022 thì có 7 cổ đông lớn của công ty cũng đã tiến hành nắm giữ hơn 90,4% số lượng cổ phần. Chính vì thế mà công ty không đáp ứng được một trong hai điều kiện trở thành công ty đại chúng được quy định ở Điểm a Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 chính là có tối thiểu 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất là 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
Đồng Tâm Group chính thức được sáng lập vào năm 2002 bởi ông Võ Quốc Thắng và thường được gọi là bầu Thắng. Doanh nghiệp này có địa chỉ được đặt tại số 7, Khu phố 6, thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An.
Những doanh nghiệp nào chốt quyền cổ tức và thưởng cổ phiếu tuần 30/1-3/2?
Theo như thống kê, trong tuần tuần 30/1-3/2 có tổng cộng 9 doanh nghiệp thông báo về việc chốt quyền cổ tức và trả cổ phiếu. Trong số đó, có 5 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 3 doanh nghiệp sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu cùng với 1 doanh nghiệp trả thưởng cổ phiếu.Doanh nghiệp bất động sản “chông chênh” quý IV/2022: Lỗ thì nặng nhưng vẫn có nơi lãi kì lạ
Quý IV/2022 là một trong những giai đoạn cực kì khó khăn với các doanh nghiệp bất động sản khi lãi đều giảm so với cùng kì năm trước. Doanh nghiệp lãi chỉ đếm được trên đầu ngón tay nhưng là nhờ sự hỗ trợ của doanh thu tài chính hoặc hoạt động bất thường.Và theo báo cáo mới nhất về tình hình quản trị của công ty thì ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị là cổ đông lớn khi sở hữu 47,5% vốn điều lệ. Xếp sau bầu Thắng đó là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Võ Văn Khuyến (là anh trai ông Thắng) với tỷ lệ sở hữu gần 14,6%.
Việc đầu tư trải dài trên các lĩnh vực đã ngốn tiền nhưng mà tổng tài sản của Đồng Tâm Group cũng chưa đến 7.000 tỷ đồng, 80% tài sản được tài trợ bởi nợ.
Cũng theo báo cáo tài chính năm 2021 (niên độ từ ngày 1/4/2021 đến ngày 31/3/2022) thì tổng tài sản của Đồng Tâm Group tính đến thời điểm cuối tháng 3/2022 ghi nhận đạt hơn 6.900 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 1.500 tỷ đồng và bằng 20% tổng tài sản. Cũng theo đó, con số tài sản của Đồng Tâm Group đã có sự nhảy vọt trong thời gian 4 năm từ năm 2018 đến hiện tại.
Trên website cho thấy, Đồng Tâm Group hiện tại đang sở hữu cho mình 14 công ty thành viên, trải dài trong các lĩnh vực như vật liệu xây dựng và trang trí nội thất; kinh doanh bất động sản, đầu tư, khai thác cảng biển, xây dựng và cho thuê đất trong khu công nghiệp, cho thuê nhà xưởng. Bên cạnh đó còn có những công ty liên kết trong mảng giáo dục, thương mại và dịch vụ,...
Đến thời điểm hiện tại thì Đồng Tâm Group còn có một số dự án trọng điểm đang trong giai đoạn thực hiện bao gồm dự án khu dân cư Bắc Lê Lợi – Thành phố Quảng Ngãi với quy mô là hơn 7,5 ha; dự án khu trung tâm hành chính ở tỉnh Long An (Green City) với quy mô là 76,6 ha cùng dự án Đồng Tâm House có quy mô là 14.660 m2.
Song song với đó chính là dự án khu đô thị Đông Nam Á Long An với quy mô là 1.145 ha và dự án khu dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á Long An với quy mô là 239 ha; dự án Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An 396ha cũng như dự án Cảng quốc tế Long An với 145ha.
Còn trong mảng giáo dục, dịch vụ và thương mại thì một trong những đơn vị liên kết đáng chú ý nhất của Đồng Tâm Group chính là cà phê ông Bầu. Thương hiệu này đã được thành lập bởi ba doanh nhân gắn liền với bóng đá Việt Nam đó là Bầu Đức (HAGL), Bầu Thắng (Đồng Tâm) cùng Bầu Hải (Nutifood) với mục tiêu sẽ có hàng nghìn cửa hàng trên toàn quốc.
Dự án "để đời" của bầu Thắng là Cảng Long An - Tàu buýt container
Một trong số những dự án của Đồng Tâm Group chính là dự án Cảng quốc tế Long An (Công ty Cổ phần Cảng Long An) và là dự án trọng điểm mà bầu Thắng đã mô tả sẽ là bến đỗ của mô hình "tàu buýt container". Mô hình này với hy vọng sẽ đưa Long An trở thành trung tâm Logistics quan trọng ở trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với số vốn đầu tư là hơn 10.000 tỷ đồng, được chia làm 3 giai đoạn. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào năm 2024.
Cũng theo mô hình này thì những cảng sông nội địa ở trong khu vực cũng sẽ trở thành những trạm tàu buýt và là nhà chờ các tàu chở container kết nối để có thể vận chuyển hàng hóa ở trong các container chú trọng về bến cuối đó là Cảng quốc tế Long An. Cũng từ đó sẽ tiếp tục lưu thông quốc tế. Và chi phí dành cho các doanh nghiệp khi mà tham gia vào dịch vụ chung này cũng sẽ giảm so với đường bộ. Không những thế còn có thể sẽ vận chuyển được các mặt hàng siêu trường, siêu khổ và siêu trọng,... mà đường bộ sẽ khó có thể đáp ứng được.
Hiện tại thì Công ty Cổ phần Cảng Long An cũng đang là đơn vị thành viên có vốn điều lệ lớn nhất của Đồng Tâm Group với hơn 1.125 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Đồng Tâm Group ở đây cũng chỉ là 45% vốn điều lệ nên số liệu siêu cảng không được hợp nhất vào trong báo cáo tài chính của Đồng Tâm Group.
Cũng trong thời gian đầu thì Cảng Quốc tế Long An sẽ tiến hành khai thác hai bến cảng container cùng sáu cẩu trục và chín bãi container (đã bao gồm cả khu vực cho container lạnh) và có thể sẽ khai thác hơn 500.000 TEUs hàng năm.
Lợi nhuận năm 2021 của Đồng Tâm Group hồi phục từ đáy, lên hơn trăm tỷ
Theo ghi nhận, kết quả kinh doanh của Đồng Tâm Group cũng bắt đầu tăng trưởng từ năm 2013 sau khi từng ghi nhận được mức lỗ kỷ lục vào năm 2021. Cũng trong giai đoạn năm 2014 - 2017 thì tập đoàn của Bầu Thắng cũng duy trì được mức lợi nhuận trên dưới 200 tỷ đồng, và cho đến năm 2020 thì đã sụt giảm xuống mức lãi thấp nhất kể từ 2013.
Được biết, trước khi hủy tư cách đại chúng thì trong năm 2021, tình hình tài chính của Đồng Tâm Group cũng đã có sự phục hồi nhẹ với mức doanh thu 1.938 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng trưởng 2,55%, đạt mức 88,09% kế hoạch; Lợi nhuận ghi nhận đạt 110,8 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng trưởng 26,51%, đạt được 138,53% kế hoạch.
Và theo tờ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Đồng Tâm Group đã đặt mục tiêu trong niên độ 2022 - 2023 (từ ngày 1/4/2022 đến ngày 31/3/2023) về doanh thu thuần là 2.300 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng gần 18,7% và lợi nhuận sau thuế là 225 tỷ đồng, so với năm 2021 cao gấp 2 lần. Và công ty này cũng dự kiến sẽ chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ là 12% vốn điều lệ.