Hải Phòng thu hút gần 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư
BÀI LIÊN QUAN
Hải Phòng “đốt đuốc” tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị hơn 21.600 tỷ đồng BĐS công nghiệp phía Bắc: TP. Hải Phòng và kỳ vọng “xanh hóa” ngành logisticNhững “lực đẩy” để phân khúc căn hộ chung cư ở TP. Hải Phòng tăng giáTheo VnEconomy, dự án có vốn đầu tư lớn nhất lên tới 4.900 tỷ đồng là Dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, 142 Lê Lai với chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thái - Holding. Mục tiêu của dự án nhà ở xã hội này là đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội để bán và cho thuê (trong đó bán tối đa là 80%, cho thuê tối thiểu 20%). Dự án này nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhà ở xã hội của TP Hải Phòng và Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 12/4/2022 của HĐND Thành phố về Đề án xây dựng nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân sinh sống tại các chung cư cũ trên địa bàn.
Tiếp theo là Dự án nghiên cứu, phát triển và sản xuất Cell Pin 1 chủ đầu tư là Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES. Dự án này thuộc lĩnh vực phát triển công nghiệp hiện đại và khá mới tại TP Hải Phòng. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 3.300 tỷ đồng. Theo giấy chứng nhận đầu tư đã được phê duyệt, dự án này sẽ sản xuất pin, ắc quy tại nhà xưởng thuê trong Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Nhà xưởng có diện tích khoảng 27.000 m2, sản phẩm, dịch vụ cung cấp là Cell pin và các linh phụ kiện đi kèm với công suất thiết kế 2,2 GWh/năm.
Dự án cuối cùng là Dự án khai thác tàu container. Chủ đầu tư là Zim Integrated shipping services Ltd (đây là một trong 20 hãng vận tải đa phương thức hàng đầu toàn cầu, chuyên vận chuyển hàng hóa quốc tế của Israel) và Công ty cổ phần Xếp dỡ Hải An. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.383,3 tỷ đồng, với mục tiêu cung cấp các loại hình dịch vụ vận tải biển, dự kiến vận hành, khai thác từ quý IV/2023.
Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 10 tỷ USD vào Hải Phòng và thu về hàng chục tỷ USD mỗi năm
Các doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư 80 tỷ USD vào Việt Nam, trong đó 10 tỷ chảy vào Hải Phòng. Trong 10 tháng đầu năm nay đã góp khoảng 3.000 tỷ đồng cho ngân sách thành phố này.Lần đầu tiên Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 100.000 tỷ đồng
Tổng thu ngân sách năm 2022 của Thành phố Hải Phòng ước đạt 108.674 tỷ đồng, đứng thứ 3 toàn quốc sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nguồn thu chính từ hoạt động xuất nhập khẩu, chiếm 66.000 tỷ đồng.Không chỉ thu hút 3 dự án trên, UBND TP Hải Phòng đã Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng về việc nghiên cứu Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 trên địa bàn huyện An Lão (Hải Phòng). Việc hợp tác phát triển dự án này là nhiệm vụ chiến lược đáp ứng xu thế phát triển và hội nhập quốc tế của thành phố.
Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 sẽ thu hút các dự án trong lĩnh vực điện tử, linh kiện điện tử, cơ khí chính xác, trong đó đặc biệt là các dự án lớn như LG và vệ tinh của LG.
Theo Biên bản hợp tác, Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 sẽ có quy mô 687 ha, được xây dựng với hệ thống cấp điện tốt, hệ thống cấp nước sạch từ 2 nguồn, công suất hơn 20.000 m3, nhà máy xử lý nước thải với công suất 13.800 m3; đảm bảo cung cấp các điều kiện hạ tầng cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp. Khu công nghiệp có đường trục chính đảm bảo 6 làn xe giúp phương tiện lưu thông ổn định và thuận lợi cho người lao động.
Khu công nghiệp Tràng Duệ hiện nay có tổng quy mô 1.088 ha. Giai đoạn 1 và 2 có diện tích 401 ha đã được lấp đầy toàn bộ với 88 dự án, trong đó 85% dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Được biết, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng là công ty con của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC). Tính đến cuối tháng 9/2021, Kinh Bắc nắm 86,54% vốn công ty này. Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc cũng là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng.