Hạ lãi suất điều hành: Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn
BÀI LIÊN QUAN
Ngân hàng giảm lãi suất cho vay, thị trường bất động sản sắp tăng trở lạiViệc giảm lãi suất cho vay rất cần thiết để “cứu” thị trường bất động sảnChuyên gia đánh giá tác động về sự sụp đổ của SVB, kỳ vọng Fed dừng tăng lãi suất trong quý II/2023- Thưa ông, từ ngày 15/3/2023, lãi suất điều hành sẽ được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, lần giảm này áp dụng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn, bằng nội tệ, đối với các lĩnh vực ưu tiên. Với bất động sản, đợt điều chỉnh này sẽ tác động ra sao?
Có thể nói, trước thông tin lãi suất giảm, trước mắt là lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ giúp hỗ trợ doanh nghiệp, bên vay vốn, giảm một phần chi phí tài chính.
Trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì lãi suất cao sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành là tin vui cho toàn thị trường. Đặc biệt là ngành bất động sản.
Lý do là bởi hiện nay giá vốn đang ở mức rất cao. Nếu lãi suất giảm sẽ giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn đồng thời tác động tốt trong việc hạch toán giá thành.
Hạ lãi suất điều hành: Luồng gió mới cho thị trường bất động sản
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành như một luồng gió mới với thị trường bất động sản khi kỳ vọng lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ giảm, hỗ trợ nguồn vốn đắc lực cho doanh nghiệp và cả người mua nhà.Thị trường chứng khoán sẽ phản ứng ra sao khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành?
Đánh giá về động thái hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, ông Huỳnh Minh Tuấn – Nhà sáng lập FIDT nhận định đây là bước đi sáng suốt và kịp thời trong bối cảnh hiện nay.Lãi suất giảm, thị trường bất động sản thêm cơ hội phục hồi
Thông cáo điều chỉnh giảm 1 điểm % nhiều loại lãi suất điều hành và giảm 0,5 điểm % lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế là tín hiệu được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản sớm kích hoạt lại thanh khoản.Thời gian qua, giá nguyên vật liệu, giá nhân công cao,… cộng với lãi suất cao đã khiến ngành bất động sản không có lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp rút khỏi thị trường, hạn chế lao động, thu hẹp kinh doanh,… Những điều này đã tác động rất lớn tới tâm lý chung tới doanh nghiệp, nhà đầu tư và tới cả thị trường.Lần này, việc hạ lãi suất chỉ áp dụng trong ngắn hạn, bằng nội tệ đối các
lĩnh vực ưu tiên nên phạm vi ảnh hưởng chưa nhiều. Có thể sau này, khi mặt bằng lãi suất chung có điều kiện giảm thì sẽ có nhiều tác động tích cực hơn với thị trường, doanh nghiệp cũng có thể tìm được nhiều vốn mới với lãi suất hấp dẫn hơn, vừa tăng khả năng trả nợ, giảm rủi ro nợ xấu,…
Tuy nhiên, nhìn chung thị trường, trước tin hạ lãi suất điều hành sẽ giúp điều chỉnh hạ lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đây cũng được coi như làn gió mới giúp chủ doanh nghiệp yên tâm hơn khi đặt vấn đề làm các dự án, giá vốn giảm đi. Giá vốn giảm sẽ giúp giá cả không bị thổi lên.
- Việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành tác động ra sao tới tâm lý nhà đầu tư, thưa ông?
Theo tôi, chính sách này rất kịp thời. Trước đó, Chính phủ cũng đã có hàng loạt các tháo gỡ về mặt cơ chế chính sách, nới room tín dụng và giờ là hạ lãi suất điều hành. Đây là giải pháp đồng bộ, tổng thể để hỗ trợ thị trường.
Việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế của Quốc hội và Chính phủ.
Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên xuống 5,0%/năm tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay với chi phí thấp hơn trong các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đây cũng là bước đi quan trọng, định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đối với người dân và doanh nghiệp, nếu lãi suất huy động ngân hàng tiếp tục duy trì 9-10% thì rất khó để người dân chuyển tiền qua kênh đầu tư khác, họ sẽ ưu tiên phân bổ vốn nhàn rỗi vào tiền gửi và tiết kiệm, doanh nghiệp khó huy động vốn cho đầu tư phát triển. Người có tiền cứ tiếp tục gửi tiết kiệm ngân hàng với rủi ro thấp và lãi suất hấp dẫn không kém đưa tiền vào kênh đầu tư khác trên thị trường vốn.
Không giảm lãi suất sẽ là vấn đề thách thức vô cùng lớn cho thị trường vốn và cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay cũng như những cân đối lớn cho các năm tiếp theo.
Động thái chính sách này đánh dấu bước thay đổi chính sách tiền tệ, từ thận trọng sang linh hoạt, nới lỏng một phần, theo đó, doanh nghiệp và người dân có kỳ vọng lãi suất trên đà giảm, khiến họ có thể quyết định đầu tư, tiêu dùng nhiều hơn, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt mục tiêu đề ra.
- Thời gian gần đây, nhiều quyết sách được đưa ra để hỗ trợ thị trường. Theo ông thị trường bất động sản có cơ hội ấm lên và bùng nổ trở lại trong năm nay không?
Bản chất thị trường bất động sản Việt Nam rất tốt, nhu cầu ở và nhu cầu đầu tư rất cao. Trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn đô thị hóa, nên cơ chế chính sách của chúng ta chỉ cần tháo gỡ kịp thời và nới được tín dụng cũng như phục hồi thị trường trái phiếu, chứng khoán thì lập tức thị trường phục hồi ngay. Đây là đặc thù của thị trường bất động sản. Các giải pháp của chúng ta phải mang tính đồng bộ thì thị trường mới ấm trở lại.
Thị trường sôi động đến đâu sẽ phụ thuộc vào mức độ lãi suất giảm. Tức, lãi suất giảm càng nhiều thị trường bất động sản sẽ càng bật dậy mạnh. Việc các ngân hàng đề cập tới hạ lãi suất là tin vui cho thị trường. Song, để thực hiện được còn phụ thuộc vào độ ổn định của tình hình kinh tế và các yếu tố vĩ mô.
Nếu các gói tín dụng đều sớm đưa ra được thị trường, cộng với việc hạ lãi suất tôi cho rằng, có thể đến nửa cuối năm 2023, thị trường sẽ hồi phục và phát triển ổn định trở lại. Bởi bản chất thị trường vẫn tốt, sức cầu đang rất lớn, chỉ cần gỡ vướng nhanh các nút thắt.
- Nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất cho vay bất động sản trong mọi trường hợp rất khó thấp hơn so với lãi suất chung của thị trường. Theo ông, đâu là mức lãi suất lý tưởng với thị trường bất động sản?
Thực ra, khi kinh tế khó khăn, việc giảm 1-2% lãi suất cũng là rất quý. Nhưng để nói tới mức kỳ vọng thì giảm 4-5% là lý tưởng nhất. Nhưng để được giảm như vậy cũng cần có thời gian. Nếu lãi suất giảm sâu thì nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường bất động sản sẽ có những thay đổi rất sâu. Đó là cơ hội cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp phát triển.Hiện nay, lãi suất của các
quốc gia đang ở mức khá thấp, như Trung Quốc khoảng 4-5%, các nước phát triển 4% trở lại. Việt Nam khoảng 10% là mức khá cao. Nếu hạ xuống thêm 4-5% giữ ở mức khoảng 6% là điều cực kì lý tưởng.
- Xin cảm ơn ông!