meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việc giảm lãi suất cho vay rất cần thiết để “cứu” thị trường bất động sản

Thứ tư, 15/03/2023-09:03
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc giảm lãi suất điều hành là một bước đi vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong tương lai và định hướng các nhà đầu tư giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế.

Theo Doanhnhan.vn, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành kể từ ngày 15/3. Cụ thể, lãi suất tái chiết khấu sẽ giảm từ 4,5%/năm xuống còn 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm của thanh toán điện tự liên ngân hàng cùng với cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng cũng đã giảm từ 7%/năm xuống chỉ còn 6%/năm.

Ngoài ra, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho một số lĩnh vực và ngành kinh tế cũng giảm từ mức 5,5%/năm xuống còn 5%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân cùng với Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này đã giảm từ 6,5%/năm xuống còn 6%/năm.


Ngân hàng Nhà nước đã chính thức điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành kể từ ngày 15/3. Ảnh minh họa
Ngân hàng Nhà nước đã chính thức điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành kể từ ngày 15/3. Ảnh minh họa

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc giảm lãi suất điều hành là một bước đi vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong tương lai và định hướng các nhà đầu tư giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế.

Thực tế cho thấy, ngân hàng gần đây đã bắt đầu giảm lãi vay và kích cầu ứng dụng. Các ngân hàng thương mại từ ngày 6/3 vừa qua đã đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi. Đáng chú ý, 4 ngân hàng quốc doanh là Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV đã giảm 0,2%/năm khi so sánh với mức lãi suất niêm yết của từng ngân hàng tính từ ngày 27/2/2023 đối với nhóm kỳ hạn từ 6 cho đến 12 tháng. Những ngân hàng cổ phần khác cũng đã giảm 0,5%/năm khi so sánh với mức lãi suất của từng ngân hàng tính từ ngày ngày 27/2/2023 đối với nhóm kỳ hạn từ 6 cho đến 12 tháng.

Các ngân hàng có thể giảm chi phí khi đồng thuận trong việc giảm lãi suất tiền gửi, từ đó có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp bất động sản. 

Từ cuối năm 2022, theo phản ánh của các doanh nghiệp bất động sản, họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và vay vốn từ các ngân hàng trong khi lãi suất cho vay tăng cao. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tăng lãi suất điều hành 2 đợt, lần lượt vào ngày 21/9 và 2/11/2022 (trong khi năm 2020-2021 có 3 đợt) khiến các doanh nghiệp càng thêm khó khăn trong việc huy động nguồn vốn tín dụng nhằm triển khai dự án bất động sản trong bối cảnh thanh khoản lao dốc, thị trường ảm đạm. 


Từ cuối năm 2022, theo phản ánh của các doanh nghiệp bất động sản, họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và vay vốn từ các ngân hàng trong khi lãi suất cho vay tăng cao. Ảnh minh họa
Từ cuối năm 2022, theo phản ánh của các doanh nghiệp bất động sản, họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và vay vốn từ các ngân hàng trong khi lãi suất cho vay tăng cao. Ảnh minh họa

Trong các hội nghị được tổ chức bởi Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã kiến nghị nhà điều hành xem xét việc nới room, giảm lãi suất cho vay. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP; nêu rõ Ngân hàng Nhà nước cần xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động, có được dư địa giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế (bao gồm cả người mua nhà và những dự án bất động sản), góp phần tháo gỡ khó khăn về vấn đề vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. 

Tất cả doanh nghiệp đều muốn giảm lãi suất, trừ người gửi tiền

Dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm ngoái đạt 2,58 triệu tỷ đồng, so với cuối năm 2021 đã tăng khoảng 24,27%. Trong đó, có hơn 60% là tín dụng cho nhu cầu nhà ở, hơn 30% là cho vay đối với nhu cầu kinh doanh bất động sản. TS. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế nhận định, tín dụng cho bất động sản hiện đã quá nhiều. Đây là một nỗ lực vô cùng lớn của các ngân hàng trong thời gian qua khi mà quy mô tín dụng cho lĩnh vực này tính đến cuối năm 2022 đã lên đến hơn 20% trong tổng tín dụng của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc, cứ 5 đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra sẽ có 1 đồng đổ vào bất động sản. 

Cũng theo chuyên gia, lãi suất cho vay bất động sản xét trong mọi trường hợp rất khó có thể thấp hơn so với lãi suất chung của thị trường. Tuy nhiên, xu hướng chung của năm 2023 sẽ rất khả thi và có thể thực hiện được, đó là lãi suất nói chung đối với lĩnh vực bất động sản sẽ giảm.

Trong một diễn biến khác, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, hiện tất cả doanh nghiệp đều muốn giảm lãi suất, ngoại trừ những người gửi tiền. Ông Lực cũng chỉ ra 4 lý do chính khiến mặt bằng lãi suất tại Việt Nam đang cao hơn so với quốc tế.


Theo chuyên gia, lãi suất cho vay bất động sản xét trong mọi trường hợp rất khó có thể thấp hơn so với lãi suất chung của thị trường. Ảnh minh họa
Theo chuyên gia, lãi suất cho vay bất động sản xét trong mọi trường hợp rất khó có thể thấp hơn so với lãi suất chung của thị trường. Ảnh minh họa

Thứ nhất, lạm phát của Việt Nam thông thường sẽ cao hơn, ngoại trừ năm 2022. Thứ hai là rủi ro của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam  cao hơn. Hiện tại, các doanh nghiệp đi vay ngoại tệ sẽ phải trả lãi suất lên đến 6 - 7%/năm, nếu muốn vay được với lãi suất thấp hơn sẽ vô cùng khó khăn. Thứ ba, chi phí giao dịch của nền kinh tế Việt Nam vô cùng cao, bao gồm cả chi phí chính thức và không chính thức. Thứ tư, lãi suất đầu vào cao khiến lãi suất đầu ra cũng tăng theo.

Do đó, TS. Cấn Văn Lực nhận định: “Nếu muốn kéo giảm lãi suất xuống 8 - 9%/năm phải có lộ trình từ từ. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn luôn muốn người dân được nhận lãi suất dương, tức là mức lãi gửi ngân hàng luôn cao hơn so với mức kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam. Ví dụ lạm phát ở mức 4,5 - 5%, lãi suất tiền gửi cũng phải ở mức 6 - 7%/năm. Tuy nhiên, hiện chúng ta có nhiều khả năng để giảm nhẹ lãi suất”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước