Grab liệu có đạt được cột mốc lợi nhuận sau 14 năm như Uber?
BÀI LIÊN QUAN
Grab và GoTo đặt cược vào chiến lược “siêu ứng dụng”, tham vọng thành công như WeChatChật vật cân bằng quy mô và lợi nhuận, công ty mẹ Shopee, Grab khó đạt được giấc mơ siêu ứng dụngBước đi “đau đớn” nhưng vẫn phải làm, Grab quyết định cắt giảm 1.000 nhân sựTheo Nhịp sống thị trường, Techiasia cho biết mọi người có thể sẽ biết được những gì sắp xảy ra với Grab khi nhìn vào Uber. Cụ thể, vào cuối tuần qua, Uber đã lần đầu tiên báo cáo lợi nhuận hoạt động quý theo Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP). Tờ này đưa tin rằng Grab có thể sẽ đạt được lợi nhuận hoạt động quý nào đó vào năm 2025 hoặc sau đó nếu lấy con đường của Uber làm thước đo.
Lợi nhuận theo chuẩn GAAP được hiểu rằng khó có thể đạt được hơn so với EBITDA dương vì EBITDA vẫn bao gồm các chi phí như khấu hao – những chi phí thực tế hay tiền thưởng dựa trên cổ phiếu để điều hành một công ty.
Trong số này có nhiều khoản là chi phí phi tiền mặt, tuy nhiên chúng vẫn có vai trò quan trọng đối với việc định giá của một doanh nghiệp. Điều đó phụ thuộc vào dòng tiền tự do ở mỗi cổ phiếu. Tài sản khấu hao ở một số thời điểm cần phải được thay thế, khiến dòng tiền chảy ra tăng lên và dòng tiền tự do giảm đi. Tương tự như vậy, tiền thưởng dựa trên cổ phiếu có thể không ảnh hưởng đến tiền mặt ngay lập tức. Thế nhưng, lượng tiền tự do tích lũy cho mỗi cổ phiếu trong công ty sẽ giảm khi tăng số lượng cổ phiếu của một công ty lên.
Chúng ta sẽ có ý tưởng về việc Grab sẽ mất thời gian bao lâu để có được lợi nhuận khi so sánh hai công ty công nghệ này. Theo thông báo của Uber, họ đã đạt được cột mốc quan trọng trong kết quả quý II năm nay. Dù rất khó để có kết luận chắc chắn bởi cả hai doanh nghiệp luôn có sự khác biệt, bao gồm cách họ báo cáo tài chính và khu vực địa lý nơi mà họ hoạt động, tuy nhiên con đường dẫn tới lợi nhuận của Uber đã khiến chúng ta liên tưởng rõ ràng hơn về những gì sắp đến với Grab. Mặt khác, Grab - công ty đã mua lại mảng kinh doanh Đông Nam Á của Uber vào năm 2018 dự tính sẽ công bố số liệu của mình cho quý II năm nay vào tháng 8 này.
Tất nhiên, về mặt cơ bản, so sánh trực tiếp những con số kinh doanh của Uber và Grab là không hề đơn giản. Cả hai doanh nghiệp đều xác định tất cả mọi thứ từ tổng giá trị hàng hóa (GMV) hay Uber xem nó là tổng đơn hàng với doanh thu và EBITDA không giống nhau.
Có lẽ doanh thu là mục khó khăn nhất để có thể đối chiếu. Bên cạnh đó, trong khi cả Uber và Grab đều cung cấp dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe thì họ còn hoạt động các mảng kinh doanh khác và bắt đầu vận hành ở những khu vực khác nhau. Chẳng hạn như Uber vận hành một dịch vụ vận chuyển hàng hóa còn Grab thì cung cấp dịch vụ tài chính, trong đó có một ngân hàng số. Uber cũng xuất hiện trên toàn cầu, điều này không giống với chiến lược chủ yếu tập trung vào thị trường khu vực Đông Nam Á của Grab. Dẫu vậy, trong nguồn thu hàng đầu của cả hai doanh nghiệp này thì việc giao đồ ăn và đặt xe vẫn chiếm ưu thế, dù giữa hai loại dịch vụ này có sự cân bằng khác nhau.
Bất chấp những lưu ý ở trên, nhìn vào sự phát triển doanh nghiệp của hai công ty qua các năm có thể thấy Grab đứng trước khả năng đạt được lợi nhuận hoạt động trong vòng 2 năm nữa. Quý 3 năm 2021, Uber đã đạt được sự cân bằng EBITDA tổng thể dựa trên cơ sở EBITDA điều chỉnh. Sau đó, họ đã mất tới 7 quý để tạo ra lợi nhuận hoạt động. Mặt khác, gần đây nhất, Grab đưa ra thông tin hướng dẫn cho thị trường rằng họ kỳ vọng sẽ có được sự cân bằng EBITDA điều chỉnh vào quý IV năm 2023.
Giả sử với trường hợp của Grab, công ty sẽ mất 7 quý - khoảng thời gian tương tự như Uber để chuyển từ sự cân bằng EBITDA thành lợi nhuận hoạt động. Khi đó, nghĩa là Grab sẽ báo lãi vào quý III năm 2025. So sánh như vậy tất nhiên là khá đơn giản. Một chỉ số khác để nhìn nhận là tỉ lệ EBITDA điều chỉnh của Uber so sánh với tổng giá trị đặt hàng của công ty ở quý gần nhất và dùng đó như một mốc mà Grab cần đạt để đạt được lợi nhuận hoạt động.
Quý 1 năm nay, EBITDA điều chỉnh của Grab là -1,3% so với tổng giá trị giao dịch mỗi tháng. Ở chiều ngược lại, EBITDA điều chỉnh của Uber cho quý II/2023 là 2,7% so sánh với tổng giá trị đặt hàng. Thế nhưng, so với tổng giá trị giao dịch hàng tháng thì tỷ lệ EBITDA của Grab đã tăng nhanh hơn so với Uber. Theo đó, nếu như Grab duy trì quỹ đạo hiện tại thì công ty có thể đạt được cùng mốc tiến trình của Uber trong khi mất ít hơn 7 quý.
Mức độ lỗ tại mảng dịch vụ tài chính là một trong những yếu tố sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Grab. Theo chỉ số EBITDA điều chỉnh, doanh nghiệp này là mảng duy nhất nằm trong 4 đơn vị của Grab vẫn ghi nhận âm. Trong cuộc họp báo cáo lợi nhuận quý I năm nay, CFO Peter Oey của Grab đã lưu ý rằng công ty sẽ phải gánh chịu chi phí khi giới thiệu ngân hàng số tại Indonesia và Malaysia vào nửa cuối năm nay. Thế nhưng, dự kiến bất kỳ khoản lỗ nào của công ty đến từ những cuộc ra mắt đó sẽ được bù lại bởi việc giảm chi phí ở phần còn lại của đơn vị dịch vụ tài chính GrabFin, tạo nên "mức độ lỗ EBITDA ổn định".
Dự đoán tương lai
Không xét đến phần so sánh với Uber, chúng ta có thể phần nào hiểu được hành trình của Grab đến với lợi nhuận hoạt động qua việc nhìn vào các dự báo về tình hình tài chính của họ. Theo một báo cáo nghiên cứu về các công ty internet tại khu vực ASEAN được công bố bởi Morgan Stanley trong tháng này dự đoán, đến năm 2024, Grab sẽ đạt EBITDA điều chỉnh 137 triệu USD. Các yếu tố như tiền thường dựa trên khấu hao, cổ phiếu và phân chia chi phí cần phải được tính đến để có thể đạt được lợi nhuận hoạt động từ đó.
Thực tế cho thấy Grab đã trả trước 600 triệu USD nợ trước kỳ hạn năm 2026 vào tháng 3 vừa qua để giảm dư nợ tổng cộng cũng như tiết kiệm lãi suất. Việc cắt giảm 11% lao động trong năm nay của họ cũng có thể dẫn tới việc thưởng trên cổ phiếu thấp hơn.
Theo dự đoán, các nhà đầu tư của Grab có thể phải chờ tới ít nhất là năm 2025 hoặc lâu hơn mới có thể ăn mừng với mốc lợi nhuận theo chuẩn GAAP của công ty.