Chật vật cân bằng quy mô và lợi nhuận, công ty mẹ Shopee, Grab khó đạt được giấc mơ siêu ứng dụng
BÀI LIÊN QUAN
Bước đi “đau đớn” nhưng vẫn phải làm, Grab quyết định cắt giảm 1.000 nhân sựShopee vẫn đứng đầu thị trường TMĐT khu vực Đông Nam Á, nhưng TikTok Shop vẫn là mối đe dọa lớnTikTok Shop - mối đe dọa đáng sợ của những ông lớn TMĐT, người dùng đang dần quay lưng với Amazon và Shopee?Theo Nhịp sống thị trường, đôi khi các ông trùm công nghệ Mỹ đã phàn nàn về tình trạng phương Tây thiếu siêu ứng dụng - nền tảng trực tuyến đa diện mang đến nhiều loại dịch vụ khác nhau. Thế nhưng, sự chú ý toàn cầu đối với mô hình kinh doanh này có vẻ như quá lớn, khi có thể che đi cả những khó khăn đang bủa vây các siêu ứng dụng hiện có tại châu Á.
Nhìn chung, kể từ cuối năm 2021, giá trị vốn hóa thị trường của Sea và Grab của Singapore, Rakuten của Nhật Bản, Coupang và Kakao của Hàn Quốc, và công ty mẹ của Paytm của Ấn Độ đã giảm khoảng 60%. Tất nhiên, không có công ty nào trong số đó giống nhau.
Mỗi đơn vị này đều kiếm tiền từ sự kết hợp của các mảng khác nhau như thương mại điện tử, trò chơi di động, gọi xe, thanh toán tài chính, phương tiện truyền thông. Họ có điểm chung duy nhất là muốn kết hợp nhiều dịch vụ khác nhau nhằm bổ sung cho nhau trên cùng một ứng dụng. Họ đã kỳ vọng có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc, ví dụ như Alipay của Alibaba hay WeChat của Tencent.
Tuy nhiên, các siêu ứng dụng châu Á mới hơn đã phải chịu sức ép rất lớn vì một môi trường thay đổi nhanh chóng. Các kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng trở nên khó tài trợ hơn vì nguồn vốn từng rẻ và dồi dào nay đã cạn kiệt.
Theo cảnh báo của Chuyên gia James Lloyd tại Citigroup, các siêu ứng dụng của Trung Quốc khởi đầu với cốt lõi là các đơn vị hấp dẫn và có lợi nhuận như phương tiện truyền thông xã hội trong trường hợp của WeChat và thương mại điện tử cho Alipay. Ngoài Trung Quốc, có rất ít doanh nghiệp có thể cân đối được cả lợi nhuận và quy mô đáng kể như vậy.
Dường như, Kakao của Hàn Quốc phù hơn hơn cả với mô hình ngày. Khác với đa số các siêu ứng dụng tại châu Á khác, Kakao đã đem đến lợi nhuận đáng tin cậy. Thế nhưng, trong năm nay, giá cổ phiếu của họ đã sụt giảm 8. Nguyên nhân là vì công ty đang có lợi thế ở sân nhà, do đó, họ sắt hết room đối với sự phát triển hơn nữa trong nước. Một số ước tính cho thấy chi nhánh gọi xe của công ty có thị phần tại Hàn Quốc đã lên tới 90%. Vào năm 2025, công ty muốn đạt tỉ trọng quốc tế trong doanh thu lên 30%, từ mức 10% hiện nay. Tuy nhiên, sẽ phải trả giá đắt đối với việc mở rộng toàn cầu như vậy.
Ở các doanh nghiệp khác, những tham vọng về lợi nhuận hiện rõ hơn từ việc siết chặt nguồn tài trợ vốn. Điều đó chắc chắn phải trả giá bằng những kế hoạch mở rộng nhanh chóng từ trước. Được tạo ra từ sự hợp nhất giữa Gojek và Tokopedia, GoTo, một siêu ứng dụng của Indonesia đặt ra mục tiêu có lãi.
Một công ty công nghệ tiêu dùng ở khu vực châu Á đã đi ngược lại với xu hướng năm nay. Trong năm nay, giá cổ phiếu của Paytm đã tăng khoảng 60%. Đây là một siêu ứng dụng tương lai của Ấn Độ dựa trên thanh toán kỹ thuật số. Thế nhưng, mức này vẫn chưa bằng ½ mức cao nhất của mọi thời đại, đạt được ngay sau khi công ty IPO vào tháng 11/2021. Ngoài ra, công ty hiện vẫn chưa có lãi.
Thế nhưng,việc giá cổ phiếu tăng có thể cho thấy điều mà các công ty khác tại châu Á thiếu. Câu hỏi rằng tiềm năng về quy mô rộng lớn có chứng minh đủ cho một tương lai lâu dài hơn của Paytm hay không vẫn chưa có lời giải.
Ý kiến về việc sử dụng một nền tảng duy nhất nhằm cung cấp nhiều dịch vụ cho người dùng có sức hút trực quan. Tuy nhiên, nhiều công ty châu Á vẫn đang chật vật để cân đối quy mô và lợi nhuận dù đã trải qua hơn 1 thập kỷ thảo luận về sự thống trị sắp tới của các siêu ứng dụng.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào chỉ ra rằng các khoản tài trợ vốn có thể nhanh chóng tăng lên, khó có thể đoán được khả năng hồi phục nhanh chóng của những con cứng một thời này của giới đầu tư công nghệ.