Giữa muôn vàn khó khăn, vốn FDI trở thành giải pháp cứu cánh cho các nhà thầu xây dựng
BÀI LIÊN QUAN
Quảng Ninh đón dòng vốn FDI cực "khủng" lên tới 1,7 tỷ USDViệt Nam tiếp tục là “ngôi sao sáng” thu hút FDI VCCI đề xuất xây dựng mô hình liên kết 4 địa phương có lực hút FDI “khủng”Vốn ngoại tiếp tục đổ vào lĩnh vực bất động sản trong nước
Theo vnbusiness.vn, báo cáo số liệu mới nhất từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết thông tin trong khoảng thời gian 8 tháng đầu năm 2022, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai trong số những ngành nghề có khả năng thu hút vốn FDI lớn nhất, với tổng giá trị vốn lên đến hơn 3,3 tỷ USD (chiếm tỷ lệ là 19,9% trong tổng vốn đăng ký), chỉ đứng sau khối ngành chế biến chế tạo đạt ở mức trên 10,7 tỷ USD.
Hiện nay, hình thức rót vốn rất phổ biến được đại đa số các nhà đầu tư nước yêu thích là thâu tóm phần lớn cổ phần của một đơn vị doanh nghiệp để từ đó tham gia vào quy trình phát triển dự án, hoặc một hình thức khác là mua một phần nhỏ lượng cổ phần theo như hình thức góp vốn hoặc mua một nửa cổ phần để có quyền đồng phát triển dự án.
Theo nhận định của ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers tại Việt Nam, thì lĩnh vực bất động sản đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, thu hút đông đảo các nhà đầu tư lớn, tiềm lực hùng mạnh đổ vốn vào những dự án quy mô lớn, mà đáng quan tâm, chú ý nhất là loại hình bất động sản nhà ở và khu công nghiệp.
Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc kéo các nhà đầu tư vào Việt Nam thay vì lựa chọn những điểm đến khác như Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… là bởi nội lực và tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam đang tạo ra được niềm tin rất lớn cho các nhà đầu tư ngoại.
Chính những tiềm năng to lớn của thị trường giúp cho bất động sản Việt Nam dần trở thành một trong những cường quốc ở trong khu vực Đông Nam Á thu hút nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ đến từ những tập đoàn công nghệ đa quốc gia quy mô lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, và Trung Quốc.
Đáng chú ý, là dòng vốn đầu tư FDI ngày càng có quy mô lớn và chất lượng cao hơn với sự tham gia góp mặt của những đại gia hàng đầu thế giới như Microsoft, Intel, LG và đáng chú ý nhất phải kể tới là tập đoàn Samsung. Bất động sản cũng vì thế mà ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ nhanh chóng trong bối cảnh nhu cầu về mặt bằng văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ và khách sạn tăng cao.
Các nhà đầu tư đến từ khu vực EU và Mỹ cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam. Một trong những đơn vị nhà đầu tư Mỹ rất đáng chú ý là công ty Warburg Pincus có trụ sở chính tại thành phố New York, đã cam kết sẽ rót số vốn trị giá hơn 1 tỷ USD vào thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Tính riêng trong thời gian tháng 6/2022, công ty Warburg Pincus đã công bố chính thức về việc rót khoản vốn đầu tư trị giá 250 triệu USD vào Novaland. Cũng trong thời điểm tháng 6, hai “đại gia” VinaCapital và Dragon Capital cũng đã chính thức công bố về việc đầu tư khoản vốn trị giá 103 triệu USD vào Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land.
Vốn FDI trở thành “đòn gánh” cho những doanh nghiệp lớn
Theo như dự báo của giới chuyên gia, trong thời gian tương lai sắp tới, nguồn vốn ngoại FDI sẽ vẫn tiếp tục chảy vào lĩnh vực bất động sản. Bởi vậy, dư địa để phát triển thị trường trong tương lai vẫn còn rất lớn bởi quy mô dân số của nước ta hiện nay là hơn 99 triệu người thế nhưng tỷ lệ đô thị hóa hiên vẫn chưa đạt ở mức cao (tỷ lệ chỉ là 35,7%, thấp hơn nhiều nếu so sánh với Thái Lan là 51,43%, Trung Quốc đạt ở mức 63,9%).
Bên cạnh đó, việc người dân có nhu cầu về sở hữu nhà ở và ở thực đang rất cao trong khi đó nguồn cung của thị trường không có nhiều, cộng thêm việc tầng lớp người dân trung lưu đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, đã khiến cho loại hình bất động sản nhà ở vẫn tiếp tục thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh một điều rằng, trong bối cảnh có quá nhiều thách thức, khó khăn bủa vây, thì việc nguồn vốn FDI vẫn tăng cao là điểm sáng hiếm hoi của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, dù được các chuyên gia đánh giá là không thể trở thành một chiếc “đòn gánh” cho cả thị trường, thế nhưng vốn ngoại FDI đang dần trở thành điểm tựa vô cùng quan trọng đối với những nhà thầu xây dựng ở trong nước vốn đang lâm vào tình cảnh bi đát “càng làm, càng bị lỗ”.
Theo chia sẻ của Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm, hầu hết các đơn vị doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn đều không đạt được các kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm. Điểm sáng hiếm hoi của ngành bất động sản trong thời gian vừa qua là vốn đầu tư FDI tiếp tục không ngừng đổ vào thị trường Việt Nam giúp triển vọng trong năm nay có nhiều điều khả quan hơn.
“Những đơn vị doanh nghiệp lớn như Vinaconex đang có đến hơn 80% công việc là nằm ở những dự án bất động sản có vốn đầu tư từ nước ngoài. Dự án FDI có thể coi là một lối thoát vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn, thách thức chồng chất hiện tại”, ông Hiệp nói.
Ví dụ tiêu biểu nhất chứng minh cho việc dòng vốn FDI đang là “phao cứu trợ” cho các đơn vị nhà thầu xây dựng lớn chính là trường hợp của Coteccons. Việc thắng thầu dự án nhà máy của “gã khổng lồ” LEGO có giá trị vốn đầu tư lên tới hơn 1 tỷ USD được đánh giá là sẽ đem lại những dấu hiệu khởi sắc, vô cùng tích cực cho Coteccons sau khoảng thời gian 2 năm bắt đầu quá trình thực hiện tái cấu trúc.
Với vai trò là tổng thầu, Coteccons sẽ phải đảm nhiệm toàn bộ những hạng mục về xây dựng, thực hiện kết cấu, đấu nối cơ điện và hoàn thiện cho các phân khu tư 1-5 với diện tích mặt sàn xây dựng quy mô lên đến là 163.000 m2. Gói thầu sẽ bao gồm một khu tòa nhà văn phòng, một khu trung tâm năng lượng, tòa nhà đúc khuôn và cung cấp dịch vụ, cơ sở thực hiện đóng gói, nhà kho High Bay và toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng ngoài trời, các tiện ích ở vành đai, khu vực trông giữ xe, cảnh quan chung của công trình…
Đánh giá rất cao vai trò của những dự án đầu tư vốn FDI trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên, theo ý kiến của ông Nguyễn Quốc Hiệp, dòng vốn này chỉ là lối thoát dành cho những đơn vị doanh nghiệp lớn. Trong khi khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có đủ năng lực cạnh tranh về vốn FDI thì đang “chết dần chết mòn, thậm chí chết rất nhanh”.
Vì vậy, để tháo gỡ triệt để các vấn đề khó khăn, VACC kiến nghị lên Chính phủ cần phải có những giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý, giảm thiểu tối đa các loại “phí không tên”. Đặc biệt, các đơn vị nhà thầu đang mong muốn có thể giải ngân vốn đầu tư công nhanh, rút ngắn tối đa thời gian và thủ tục hơn nữa.