meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quảng Ninh đón dòng vốn FDI cực "khủng" lên tới 1,7 tỷ USD

Thứ hai, 01/08/2022-00:08
Mới đây hai nhà đầu tư lớn vừa cam kết sẽ đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh khoản tiền trị giá 1,7 tỷ USD. Khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới được đánh giá là rất khả quan.

Quảng Ninh đón dòng đầu tư rất lớn 

Theo baodautu.vn, ngay trong chương trình Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh năm 2022 với chủ đề mang tên “Quảng Ninh Hội tụ và lan tỏa”, hai đơn vị nhà đầu tư lớn đã thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ, cam kết sẽ đầu tư khoản ngân sách trị giá hơn 1,7 tỷ USD vào Quảng Ninh. Trong đó, Công ty cổ phần Hóa dầu Stavian Quảng Yên cam kết sẽ rót vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong của DEEP C để qua đó triển khai dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa polypropylene (PP) với tổng số vốn đầu tư trị giá là 1,5 tỷ USD.


Công ty CP Hoá dầu Stavian Quảng Yên cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong của DEEP C để triển khai dự án sản xuất hạt nhựa Polypropylene (PP).
Công ty CP Hoá dầu Stavian Quảng Yên cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong của DEEP C để triển khai dự án sản xuất hạt nhựa Polypropylene (PP).

Nhà đầu tư thứ hai đến tỉnh Quảng Ninh là Công ty Vietnam Investment Q Limited (thuộc về Công ty TNHH Indochina Kajima Development, là một liên doanh giữa hai đơn vị Indochina Capital và Tập đoàn Kajima, Nhật Bản). Nhà đầu tư này đã thực hiện một bản ký kết thỏa thuận sẽ giữ đất (diện tích 7,6 ha tại Lô đất CN5, Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong) với DEEP C, để triển khai xây dựng phát triển một hệ thống nhà xưởng xây sẵn và hệ thống nhà kho xây sẵn, với số vốn đầu tư dự kiến lên đến gần 23,9 triệu USD.

Ba dự án có quy mô khá lớn khác cũng đã được trao cho giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngay trong buổi Hội nghị, với tổng số vốn đầu tư trị giá lên đến hơn 68,7 triệu USD. Trong đó, giấy chứng nhận đầu tiên đã được tiến hành trao cho Công ty TNHH Phát triển công nghiệp BW Bắc Tiền Phong, với Dự án là Phát triển công nghiệp BW Bắc Tiền Phong CN2.1C. Dự án này có tổng số vốn đầu tư trị giá 20,5 triệu USD, để xây dựng và phát triển hệ thống công trình nhà xưởng và nhà kho xây sẵn chất lượng cao, quy mô và hiện đại tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong.


Đại diện Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (đứng bên phải) tại KCN Sông Khoai nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Kho Jinko Solar Việt Nam (Jinko 3), với tổng mức đầu tư 35,56 triệu USD.
Đại diện Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (đứng bên phải) tại KCN Sông Khoai nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Kho Jinko Solar Việt Nam (Jinko 3), với tổng mức đầu tư 35,56 triệu USD.

Tiếp theo phải kể đến Dự án Kho Jinko Solar Việt Nam (Jinko 3) đến từ Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam) nằm tại Khu công nghiệp Sông Khoai, với tổng mức đầu tư trị giá là 35,56 triệu USD.

Cuối cùng là Dự án đầu tư Khu nhà ở xã hội nằm ở khu vực phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên để phục vụ cho đối tượng công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Sông Khoai. Dự án này sẽ do Công ty Jinko Solar Việt Nam triển khai thực hiện, với tổng mức đầu tư lên đến gần 12,65 triệu USD.

Có thể thấy, địa phương này có rất nhiều cơ hội để thu hút nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tương lai sắp tới, khi Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh tổ chức có sự tham dự của các đại diện đến từ 21 nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều tập đoàn nổi tiếng hàng đầu thế giới như NEC, Quanta Computer, BAE Systems… đã có mặt tại tỉnh Quảng Ninh để tiến hành công tác khảo sát, tìm hiểu về môi trường đầu tư.


Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (Quảng Ninh).
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (Quảng Ninh).

Thu hút vốn ngoại: Không thể thực hiện một cách nóng vội

Tính lũy kế đến thời điểm cuối tháng 6/2022, trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh có đến 150 dự án vốn FDI của những nhà đầu tư đến từ 20 quốc gia và các vùng lãnh thổ, với tổng nguồn vốn đầu tư đăng ký lên đến 8,26 tỷ USD. Còn chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, địa phương này đã tiến hành cấp mới và điều chỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn trị giá là 149,6 triệu USD - đạt chưa tới tỷ lệ  10% so với kế hoạch của năm.

Cần phải đưa ra một đánh giá, nhìn nhận thực tế rằng, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ninh đã thực sự được triển khai thực hiện một cách rất bài bản từ thời điểm năm 2012, đánh dấu bằng một cuộc xúc tiến đầu tư có quy mô lớn đầu tiên của tỉnh này, với sự tham dự của nhiều đơn vị doanh nghiệp FDI.


Quảng Ninh sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị, môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn.
Quảng Ninh sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị, môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh cũng ghi nhận có những bước tiến đột phá từ sau thời điểm năm 2012 và trở thành hai lợi thế vô cùng đặc biệt cho tỉnh Quảng Ninh trong công tác thu hút đầu tư, như ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra nhận định.

Ông Nguyễn Văn Nhân, Tổng giám đốc của CTCP Đô thị Amata Hạ Long, chủ đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Sông Khoai cho hay, đây cũng chính là 2 yếu tố chính khiến cho nhà đầu tư Jinko Solar đã liên tiếp đầu tư vào 3 dự án lớn tại tỉnh Quảng Ninh.

Mặt khác, ông Csaba Bundik, Phó chủ tịch của Phòng Thương mại Trung và Đông  u đã nhận định: “Tỉnh Quảng Ninh được rất nhiều nhà đầu tư đến từ châu Âu biết tới nhờ vào những lợi ích liên quan đến ngành logistics, vị trí. Đó không phải những điều tự nhiên có được, mà là kết quả gặt hái được từ những chiến lược mang tính chất dài hạn, tầm nhìn theo hướng lâu dài của tỉnh Quảng Ninh”.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ở một góc độ khác, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc của Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C nhận định rằng, tỉnh Quảng Ninh không nên quá sốt ruột, nóng vội trong việc thu hút đầu tư vốn FDI, bởi trong thời gian vừa qua, có rất nhiều những yếu tố khách quan đã ảnh hưởng, tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh, như sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế, khủng hoảng chính trị thế giới từ cuộc chiến tại Ukraine...

“Quảng Ninh cần phải hết sức kiên trì với định hướng trong thu hút đầu tư của mình. Hiện giờ, bất cứ địa phương nào tại Việt Nam cũng đang đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào nhóm ngành công nghệ cao, sạch. Vậy địa phương nào có thể xây dựng được một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn và có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có được lợi thế lớn. Để có được lực lượng lao động có chất lượng cao, cần phải có thời gian dài để chuẩn bị. Hiện là giai đoạn cần phải thay đổi để có được điều đó”, ông Bruno Jaspaert nhận định chia sẻ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước