Du lịch Quảng Ninh tạo động lực cho bất động sản khu vực bật tăng trở lại
Thêm nhiều xung lực mới
Theo Diễn đàn doanh nghiệp, trước thời điểm dịch bệnh Covid - 19 bùng phát, du lịch luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh suốt những năm qua. Trong năm 2019, Quảng Ninh ghi nhận được con số 14 triệu lượt khách du lịch tới địa phương. Nhưng suốt 2 năm đại dịch sau đó, du lịch Quảng Ninh đã gánh chịu không ít những hậu quả nặng nề.
Tuy nhiên, ngay khi sang năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát rất tốt, ngành du lịch đã có những dấu hiệu hồi phục và bắt đầu tăng trưởng trong quý I/2022. Cụ thể, vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, số lượng du khách tới Quảng Ninh ước khoảng 250.000 lượt, cao gấp 2,6 lần so với 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Đáng chú ý, tỷ lệ đặt trước phòng tại các khách sạn hạng sang, khu nghỉ dưỡng đều dao động khoảng 90 - 100%. Hơn 400 tàu du lịch đưa du khách tham quan và lưu trú trên vịnh Hạ Long ghi nhận tình trạng kín chỗ.
Định hướng trong năm 2022, Quảng Ninh sẽ phấn đấu đón tiếp trên 10 triệu lượt khách tới du lịch, nghỉ dưỡng tại địa phương. Trong đó đạt khoảng 1,5 triệu lượt khách quốc tế với tổng thu nhập từ du lịch khoảng 21.000 tỷ đồng.
Tại sao BĐS Quảng Ninh là “gà đẻ trứng vàng” trong mắt nhà đầu tư?
Một năm trước đây, thị trường bất động sản xôn xao trước “cơn sốt đất” tại Quảng Ninh. Hiện nay, dù “sốt đất” đã qua đi, nhưng giá trị của bất động sản nơi đây vẫn tăng đều theo thời gian.Bất động sản Quảng Ninh, Móng Cái nhận tin vui khi Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã sẵn sàng “về đích”
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dự kiến hoàn thành và đi vào sử dụng bắt đầu từ ngày 30/6 tới đây. Được xem là mảnh ghép hoàn chỉnh cho tuyến cao tốc dài gần 200km nên khi “về đích” sẽ tạo ra những tiềm năng mạnh mẽ giúp bất động sản Quảng Ninh và Móng cái bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.Quảng Ninh đề nghị TP Hạ Long thông tin dự án đã bị hủy bỏ nhằm ngăn chặn “sốt đất”
Trong thời gian gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận việc nở rộ chào bán, giao dịch bất động sản tại khu vực Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng, TP Hạ Long, liên quan đến quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị mới tại khu vực núi Hạm đã bị hủy bỏ, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội, mất ổn định thị trường bất động sản.Để hoàn thành mục tiêu này, bà Nguyễn Thùy Yên - Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, tỉnh sẽ nhanh chóng nối lại đường bay Vân Đồn với Đà Nẵng để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng khi đến với Quảng Ninh. Các doanh nghiệp bắt đầu khai thác chuyến bay này với các tỉnh khu vực miền Trung để đưa khách tới với Quảng Ninh.
Tháng 4/2022, tỉnh Quảng Ninh cùng các tỉnh miền Trung đã ký kết, công bố combo du lịch giữa những địa phương này. Các địa phương cũng đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch qua đường hàng không sau thời gian dài bị tạm hoãn vì dịch bệnh. “Chúng tôi sẽ kết hợp với các tập đoàn để mở lại các đường bay trong nước và quốc tế để đón du khách tới Quảng Ninh trong thời gian tới" - Bà Yên nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm nay, hàng loạt chính sách vĩ mô được xác định hướng đến mục tiêu phục hồi du lịch đã tạo ra động lực đúng lúc để tạo nên hệ quả tích cực tại các điểm đến nổi bật như TP. Hạ Long.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có tổng ngân sách lên tới 350.000 tỷ đồng. Trong đó, ngành du lịch vẫn được xác định là một trong những lĩnh vực trọng tâm được hỗ trợ. Ngoài ra, việc mở cửa lại các đường bay quốc tế, cảng hành khách để đẩy mạnh đầu tư công nhằm thúc đẩy du lịch… đã cộng hưởng và thúc đẩy sự hồi phục nhanh chóng của ngành công nghiệp không khói.
Tạo sự đột phá
Lãnh đạo Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực dịch vụ du lịch tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có sự phục hồi ấn tượng khi tổng lượng khách du lịch đạt 4,2 triệu lượt, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2021; Đồng thời, tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 8.800 tỷ đồng, tăng trên 8% so với kịch bản tăng trưởng mà tỉnh Quảng Ninh đề ra trước đó.
Theo ông Phạm Quốc Toàn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP BĐS Hoa Phượng, du lịch Việt Nam tiếp tục đi trên đà phát triển mạnh mẽ, nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế ngày càng tăng cao. Để bắt kịp tốc độ hồi phục và tăng trưởng của ngành du lịch và phải đáp ứng được lượng lớn khách hàng thì cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống lưu trú, tiện ích cần được chú trọng đầu tư và phát triển tương đồng.
Ông Toàn cũng nhận định, xu thế chung trên thị trường thông thường là khi ngành du lịch đang ấm trở lại sẽ tạo ra nguồn xung lực mới thúc đẩy bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng hồi phục và trở lại “đường đua”. Bằng chứng là, mức độ quan tâm tới bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là với phân khúc cao cấp ven biển đang tăng cao, nhu cầu của nhà đầu tư và khách hàng có những bước đột phá mới.
Trong quý I/2022, thị trường bất động sản Quảng Ninh ghi nhận tốc độ tăng trưởng từ 20 - 30%. Trong đó, bất động sản cao cấp ven biển đạt ngưỡng tăng mạnh từ 30 - 50%. Một số chuyên gia cùng quan điểm rằng, bất động sản Quảng Ninh đến nay vẫn là một thị trường tiềm năng với nhu cầu cao hơn nguồn cung, nhất là với những sản phẩm cao cấp, hạng sang. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến các dự án địa BĐS du lịch tại địa phương luôn có thanh khoản và khả năng sinh lời cao.
Ông Lê Minh Dũng – Phó Tổng Giám đốc BIM Group nhấn mạnh, cú hích từ việc mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch đã tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường bất động sản, không chỉ ở Quảng Ninh mà lan tới tất cả các địa phương sau đại dịch.
Theo ông Dũng, GDP trong quý đầu năm 2022 tăng 5,03%, gần 114.000 tỷ đồng vốn đầu tư công dành cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng, điều này sẽ tạo động lực tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng thu hút nguồn vốn FDI rất lớn chỉ trong 3 tháng đầu năm, đạt 4,42 tỷ USD, trong đó bất động sản chiếm 30% tổng vốn đầu tư đăng ký, đang dẫn đầu về thu hút FDI.
Không chỉ từ các yếu tố vĩ mô, dịch bệnh cũng đang được kiểm soát tốt và không còn ảnh hưởng quá nhiều tới kinh tế - xã hội cũng giúp thị trường bất động sản dần sôi động lên. Khi các tỉnh, thành được kết nối lại với nhau và những ngành, nghề, lĩnh vực kinh tế, xã hội tiếp tục hoạt động với nhịp độ bình thường thì đó chính là điều kiện để nhà đầu tư trở lại với nhu cầu về bất động sản.
"Trong quý I/2022, những quy định về luật kinh doanh bất động sản bắt đầu có hiệu lực. Theo tôi đây cũng là lực đẩy quan trọng để lành mạnh hóa thị trường cũng như tạo điều kiện hành lang pháp lý thông thoáng hơn, giúp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả hơn" - Ông Dũng nhấn mạnh.