Giao dịch thương mại điện tử quốc tế còn nhiều lỗ hổng
BÀI LIÊN QUAN
Hàng loạt điểm mới của Tiki: Từ thay logo, đổi “tướng” đến bán ô tô điện trên sàn thương mại điện tửThủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu để phát triển thương mại điện tử“Gã khổng lồ” thương mại điện tử Mỹ và Trung Quốc đang mất dần thị phần vào các quốc gia khácTheo Nhịp sống thị trường, các vấn đề hiện nay như hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn phổ biến trên các giao dịch thương mại điện tử nên người bán và người mua cần tìm hiểu thêm nhiều thời gian để tin tưởng nhau.
Ngoài ra, các khâu thanh toán, vận chuyển giao hàng và thông tin về đối tác khi các nhà cung cấp xuất khẩu trực tuyến còn có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn như sản phẩm không đúng chi tiêu như trong hợp đồng… sẽ khiến người ban và người mua mất công mất thời gian, có thể xảy ra kiện tụng, tranh chấp kéo dài.
Vừa qua, nền tảng hàng đầu về thương mại điện tử Alibaba đã giới thiệu dịch vụ Đảm bảo Thương mại (Trade Assurance) cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc 2023 (CIFTIS 2023) tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Với dịch vụ này, các doanh nghiệp có thể hạn chế các rủi ro trong thương mại toàn cầu và độc quyền của Alibaba. Các nhà cung cấp khi chọn lựa dịch vụ này có thể tự tin giao dịch bởi các giao dịch của họ giờ đây đã được bảo vệ và hỗ trợ bởi một nền tảng đáng tin.
Dịch vụ này đòi hỏi người mua hàng thực hiện thanh toán ở thời điểm mua hàng. Alibaba sẽ giữ khoản thanh toán này dưới dạng ký quỹ, và chuyển cho nhà cung cấp sau khi người mua hàng xác nhận đã nhận đơn đúng với yêu cầu.
Nếu có tranh chấp xảy ra, đội ngũ của dịch vụ sẽ hỗ trợ người mua hàng và nhà cung cấp đi tới giải pháp dựa trên những bằng chứng được đưa ra. Qua đó, các nhà cung cấp sẽ hạn chế việc phải gia nhập vào các cuộc chiến pháp lý tốn kém và kéo dài, điều mà các SME vốn dĩ thường không đủ khả năng chi trả.
Về phía nhà cung cấp, dịch vụ này sẽ mang đến lợi thế để họ tạo sự tin tưởng với người mua, làm nền tảng để củng cố hồ sơ, xếp hạng trên Alibaba. Theo đó, nhà cung cấp sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn trong tương lai.
Theo ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, các dịch vụ hỗ trợ với công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ nhà bán hàng tập trung vào chuyên môn của mình hơn bằng việc giảm thiểu công sức và thời gian dành cho các quy trình trong giao dịch.
Theo ông Wang Tiantian, Giám đốc Dịch vụ Chuỗi cung ứng xuyên biên giới của Alibaba.com, công ty đặt mục tiêu giúp các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với thương mại toàn cầu hơn, để họ tham gia vào giao dịch quốc tế thuận tiện và tự tin.
“Việt Nam là một trong những thị trường nhà cung cấp có tiềm năng rất lớn của Alibaba.com, với năng lực sản xuất mạnh mẽ và danh mục sản phẩm đa dạng, thu hút được sự quan tâm lớn từ thế giới. Ghi nhận tiềm năng này, chúng tôi đã giới thiệu dịch vụ Trade Assurance đến thị trường Việt Nam. Dịch vụ này nhằm mục đích thúc đẩy niềm tin giữa các nhà cung cấp Việt Nam và người mua hàng trên toàn thế giới, đồng thời đơn giản hóa quy trình giao dịch. Bằng cách đó, chúng tôi mong muốn nâng cao hiệu quả và mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho các nhà cung cấp Việt Nam, từ đó góp phần vào sự phát triển và thành công của họ”, theo lời ông Roger Luo, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Alibaba.com.