Giải pháp nào cho thị trường tín dụng xanh tại VIệt Nam?
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo: Cần một cơ chế về giá phù hợpGiữa bối cảnh thế giới chứng kiến những hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Theo thống kê của IQAir năm 2021, nước ta xếp thứ 36 trong 118 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Thang đánh giá INFORM Index năm 2019 cũng cho biết, Việt Nam đang đối mặt với mức độ rủi ro thảm họa rất cao, xếp thứ 91 trong 191 quốc gia trên thế giới.
Trung bình mỗi năm tại nước ta, tác động do biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới 433.000 người/năm, dự báo gây thâm hụt 3,6 tỉ USD GDP vào năm 2030. Đáng nói, TP.HCM đang nằm trong nhóm 10 thành phố phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu trên thế giới. Dự kiến đến năm 2050, thành phố sẽ phải hứng chịu những rủi ro về thiên tai như ngập lụt, hạn hán và bão nhiệt đới.
Không chỉ gặp nhiều nguy cơ thiên tai do biến đổi khí hậu, Việt Nam còn là nước ghi nhận lượng tiêu thụ điện nhiều thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và có tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng thuộc tốp nhanh nhất thế giới theo thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Trước những thách thức về môi trường và năng lượng tại nước ta, tín dụng xanh được coi là giải pháp thiết thực để thích ứng với biến đổi khí hậu và sử dụng nguồn năng lượng điện có hiệu quả, bảo vệ môi trường thông qua các công cụ tài chính.
Thực trạng thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam
Tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch - Đó là ba từ khoá gắn với các dự án xanh trong xu hướng tín dụng “xanh hoá” đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng “kép” phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, “phát thải ròng bằng 0”.
Nhận thức được tầm quan trọng của dòng vốn đối với thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và bền vững, Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015. Căn cứ theo chỉ thị, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các Ngân hàng thương mại (NHTM) thúc đẩy cấp tín dụng xanh cho những dự án có mục tiêu bảo vệ môi trường, khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường.
Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào so với các nước trong khu vực khi lạm phát năng lượng và giá thực phẩm tăng?
Ngân hàng HSBC mới đây vừa đưa ra bức tranh toàn cảnh về rủi ro lạm phát cũng như mức độ ảnh hưởng của giá năng lượng, thực phẩm tăng đến các nền kinh tế ASEAN trong đó có Việt Nam.Ứng dụng năng lượng tái tạo vào bất động sản tại Việt Nam
Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, dự án bất động sản (BĐS) tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo để xây dựng môi trường sống, làm việc và học tập an toàn, lành mạnh sẽ phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng tất yếu đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai.Trong những năm qua, cụm từ “tín dụng xanh” cũng dần trở nên quen thuộc với giới tài chính ngân hàng và doanh nghiệp trong nước. Theo đánh giá của NHNN, dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam đã tăng từ hơn 71.000 tỷ đồng vào cuối năm 2015 lên 340.000 tỷ đồng vào cuối năm 2020. Tính đến 31/12/2021, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng tăng 13,53% so với cuối năm 2020, kéo theo đó, số dư nợ tín dụng xanh tiếp tục gia tăng.
Mặc dù dư nợ tín dụng xanh của nước ta ghi nhận xu hướng tăng trưởng nhanh chóng theo từng năm nhưng so với tổng tín dụng hệ thống, quy mô dư nợ vẫn tương đối khiêm tốn. Trong đó, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm gần 40%, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, chiếm hơn 30%. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn trung và dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 5-8%/ năm, trung và dài hạn từ 9-12%/năm.
Nhà đầu tư Việt vẫn “gặp khó” trong đầu tư dự án xanh
Trên thế giới, xu hướng tín dụng “xanh hoá” từ lâu đã giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các dự án BĐS thuộc lĩnh vực tăng trưởng xanh. Đặt vào bối cảnh trong nước, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thời điểm hiện tại đều “khan vốn” cho đầu tư phát triển sản phẩm xanh.
Không chỉ trong vấn đề về vốn, doanh nghiệp Việt còn gặp nhiều trở ngại khi chưa bắt kịp trình độ năng lực, yếu tố về con người, tiếp cận trang thiết bị, máy móc hiện đại so với các nước khác trên thế giới. Một bộ phận doanh nghiệp còn thiếu sót trong trách nhiệm xã hội đối với môi trường.
Không chỉ vậy, hạn chế trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xanh và thiếu đồng bộ các quy định, định nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành, lĩnh vực xanh khiến các dự án BĐS càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh. Cụ thể, các lĩnh vực mang tên “xanh” vẫn thiếu khung khổ pháp lý, tiêu chí đánh giá, công cụ đo lường tác động đến môi trường để hỗ trợ xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh,...
Vấn đề về lãi suất cho vay đối với các dự án xanh về cơ bản chưa có sự khác biệt với các khoản vay khác của ngân hàng. Mức lãi suất ngắn hạn dao động trong khoảng 6,2-9,4%/năm, các khoản vay trung dài hạn khoảng 9,4-11,4%/năm.
Lý giải vấn đề này, các cơ chế ưu đãi chưa đầy đủ, còn mơ hồ, chi phí đầu tư các dự án xanh thường rất cao, thời gian hoàn vốn bị kéo dài, các rủi ro liên quan đến thị trường cũng không hề nhỏ, dễ phát sinh chi phí đầu tư,...
Trở ngại còn nằm ở việc các ngành nghề thuộc dự án tăng trưởng xanh còn khá mới mẻ như điện mặt trời, điện gió, điện rác… cùng với việc các cơ chế, chính sách hiện tại chưa đủ thu hút để nhận mức lãi suất cho các dự án xanh ưu đãi tốt nhất, chưa thể giảm nhiều so với các lĩnh vực khác.
Trao đổi với báo chí, chuyên gia năng lượng bền vững Mã Khai Hiền, Giám đốc Enterteam nhận định, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được tầm quan trọng của đầu tư xanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ – đối tượng đông đảo nhưng mỏng vốn, dễ bị tổn thương tài chính. Cần nhìn nhận thực tế, chi phí đầu tư các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ năng lượng bền vững, năng lượng xanh thường “đắt đỏ”.
Bà Michele Wee, Chủ tịch Nhóm Công tác Ngân hàng (BWG), Giám đốc điều hành của Standard Chartered Việt Nam cho rằng, tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh bền vững và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ là vô cùng cần thiết.
“Để đạt được tăng trưởng xanh đòi hỏi sự thay đổi đáng kể trong đầu tư, tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính mới để thích ứng với biến đổi khí hậu và đưa các vấn đề liên quan đến môi trường và khí hậu vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp là một thách thức lớn. Do đó, Chính phủ nên tạo cơ chế khuyến khích sự tham gia và các hành động thiết thực của khu vực tư nhân trong nước và thông qua các nguồn tài chính từ khu vực công và tư nhân.”, bà Wee phát biểu tại Hội nghị “Thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và phát triển bền vững”, do NHNN phối hợp với BWG đồng tổ chức tại Hà Nội.
Ở diễn biến khác, các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế phản ánh rằng trong khi các nguồn tài chính để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển xanh rất dồi dào, nhưng “vướng mắc” về cơ chế mở và các chính sách cụ thể để khơi thông dòng vốn này vẫn chưa thực sự được tháo gỡ.
Giải pháp giúp doanh nghiệp “mở lòng” với tín dụng xanh
Có thể nhận thấy những tín hiệu tích cực trong tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam thời gian qua, song thị trường còn non trẻ và “độ nhận diện” của loại hình này đối với công chúng nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng còn tương đối thấp, tốc độ tăng trưởng chưa nhanh như định hướng.
“Nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bền vững ở Việt Nam, nước ta nên thiết lập một bộ tiêu chí rõ ràng và cụ thể để xác định những quy chuẩn trong thẩm định các dự án xanh có đủ điều kiện hưởng các chính sách và điều khoản tài chính thuận lợi. Khung này có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn xanh của Việt Nam, ít nhiều phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế ”, ông Huỳnh Bửu Quang, Giám đốc quốc gia Deutsche Bank kiêm Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp tại Việt Nam đề xuất giải pháp theo VIR.
Về phía NHNN, có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng xanh thông qua việc triển khai các chính sách ưu đãi đối với các NHTM thực hiện tín dụng xanh dưới nhiều hình thức khác nhau như: Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn ngân hàng huy động cho vay dự án, ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu cho mục đích tín dụng xanh, biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, quy định các khoản vay được ưu tiên về thời hạn và nguồn vốn cho vay so với các lĩnh vực khác.
Ngoài ra, NHNN cần đưa ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất. Đây là cơ sở để các NHTM có thể căn cứ nhằm thẩm định, đánh giá và giám sát trong quá trình cấp các gói tín dụng xanh.
Mỗi NHTM cũng cần xây dựng các chính sách riêng cho hoạt động tín dụng xanh, thống nhất với hệ thống văn bản theo quy định của NHNN nhằm gia tăng hiệu quả cho hoạt động này. Phát triển các dịch vụ hiện đại giúp “gỡ khó” cho các sản phẩm tín dụng xanh, nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp Việt bằng cách huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế hay các nhà tài trợ nước ngoài.
Như vậy, triển khai các giải pháp tín dụng xanh hiệu quả chính là động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các ngành công nghiệp nâu chuyển sang mô hình xanh thuận lợi với các dự án BĐS xanh bền vững. Thông qua đó, đây cũng là nền tảng hấp lực các nhà đầu tư nước ngoài tham gia huy động nguồn vốn xanh, hỗ trợ Việt Nam ta với các dự án BĐS xanh trong nước.