meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo: Cần một cơ chế về giá phù hợp

Thứ năm, 07/07/2022-11:07
Xu hướng ứng dụng năng lượng tái tạo nhằm hướng đến mục tiêu “Net zero” đã tác động lên mọi mặt của đời sống Việt Nam. Lĩnh vực bất động sản (BĐS) cũng không nằm ngoại lệ trong sự chuyển dịch này. Chính phủ vẫn chưa ban hành cơ chế về mua - bán điện năng lượng tái tạo đã khiến doanh nghiệp Việt gặp phải không ít khó khăn.

Ông Troy Griffiths, Tổng giám đốc Savills khẳng định, bất động sản là lĩnh vực gây tác động mạnh nhất đến môi trường. Cụ thể, Savills đã trích dẫn Báo cáo Tình trạng Toàn cầu về Tòa nhà và Xây dựng năm 2021, cho thấy vào năm 2020, cùng với lĩnh vực Xây dựng, BĐS chiếm đến 40% lượng khí thải CO2 trên thế giới và tiêu thụ khoảng 36% tổng lượng điện năng được tạo ra trên toàn cầu. Các hoạt động trong lĩnh vực BĐS cũng là lý do gây ra 27% tổng lượng khí thải CO2 hàng năm.

Ứng dụng năng lượng tái tạo hướng đến mục tiêu “Net Zero”

Tại Việt Nam, sự chuyển dịch năng lượng tái tạo trong lĩnh vực BĐS đóng vai trò quan trọng trong việc tiến tới mục tiêu “Phát thải ròng bằng 0” vào năm 2050. Cuối năm 2021, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước sang nền kinh tế xanh hơn với việc áp dụng mô hình kinh tế vòng tròn thông qua tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo, đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng bền vững để có chất lượng tăng trưởng cao, giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo ông Paul Tostevin, Giám đốc Nghiên cứu Thế giới của Savills, số lượng cao ốc đạt tiêu chí xanh tại các thành phố vẫn còn khiêm tốn, nhưng đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư phát triển bất động sản xanh. Ông giải thích rằng các thành phố theo đuổi mục tiêu xanh đang ngày càng chú ý đến lượng khí thải carbon từ xây dựng và ưu tiên trang bị cho mình những thiết bị mới hiện đại.


Ứng dụng năng lượng tái tạo hướng đến mục tiêu “Net Zero”
Ứng dụng năng lượng tái tạo hướng đến mục tiêu “Net Zero”

Một trong số các giải pháp mà doanh nghiệp Việt lựa chọn chính là ứng dụng phát triển các dự án năng lượng điện mặt trời, điện gió vào BĐS. Nhưng với nguồn năng lượng điện dư thừa, không sử dụng hết đã đặt ra vấn đề tìm kiếm thị trường giao dịch loại hình này mà không vướng phải khung pháp lý. Bởi Chính phủ Việt Nam vẫn chưa ban hành cơ chế mua - bán điện năng lượng tái tạo. 

Đón đầu được nhu cầu này, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm đối với cơ chế mua - bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện mặt trời, điện gió với đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng điện (cơ chế DPPA) nhằm đưa ra phương án phù hợp.

Cũng theo khẳng định của ông Phạm Nguyên Hùng Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đang gấp rút triển khai xây dựng khung giá cho các dự án năng lượng điện tái tạo như điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để vừa đảm bảo tính kịp thời vừa tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.

Cơ chế giá FIT đã không còn phù hợp trong điều kiện mới tại Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 nhằm đưa ra cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời (đối với điện gió là Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 và được sửa đổi bằng Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018), được gọi chung là giá FIT. 

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, cơ chế giá FIT theo các Quyết định trên đã không còn áp dụng với các dự án điện mặt trời vận hành sau ngày 31/12/2020 và các dự án điện gió vận hành sau ngày 31/10/2021.

Thực tế, cơ chế giá bán điện cố định FIT được Nhà nước ban hành nhằm khuyến khích thu hút đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có điện mặt trời và điện gió. Trong xu hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo, việc kéo dài cơ chế FIT với các dự án mới trong thời gian tới là không còn phù hợp.


Cơ chế giá FIT đã không còn phù hợp trong điều kiện mới tại Việt Nam
Cơ chế giá FIT đã không còn phù hợp trong điều kiện mới tại Việt Nam

Kể từ khi cơ chế giá FIT cho điện mặt trời, điện gió hết hiệu lực cho đến nay, thực hiện chỉ thị của Chính phủ, Bộ Công Thương đã đưa ra chỉ đạo đến cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực phối hợp cùng các Cục, Vụ trong Bộ nghiên cứu chính sách nhằm phát triển năng lượng tái tạo nói chung cũng như điện mặt trời, điện gió nói riêng.

Cụ thể, ngày 27/01/2022 Bộ Công Thương đã có báo cáo số 17/BC - BCT về cơ chế xác định giá bán đối với các dự án chuyển tiếp điện gió và điện mặt trời. Đồng thời đưa ra đề xuất, kiến nghị với nội dung “Giao Bộ Công Thương xây dựng và ban hành Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện và phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua - bán điện đối với các dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió nêu trên”.

Đến ngày 24/03/2022, Bộ Công Thương có Tờ trình số 1513/TTr-BCT về Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đấu thầu mua điện từ dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.

Theo đó, Bộ Công Thương rà soát quy định pháp luật hiện hành và tại khoản 4 Điều 29 Luật Điện lực (được sửa đổi bổ sung năm 2012) quy định chính sách giá điện: “Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá ... do Nhà nước quy định của các đối tượng mua - bán điện trên thị trường điện lực”; tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực “Bộ Công Thương có trách nhiệm quy định phương pháp, trình tự lập và thẩm định khung giá phát điện…” và điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP: “Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm phê duyệt khung giá phát điện”.

Lựa chọn mô hình cơ chế mua - bán DPPA phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay

Trong Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm cơ chế DPPA đề xuất, cơ chế mua - bán điện trực tiếp căn cứ theo Điều 5 của Dự thảo quy định giá bán điện từ EVN đến khách hàng là giá bán lẻ điện được quy định tại Quyết định 24/2017/QĐ-TTg và Quyết định 28/2014/QĐ-TTg.

Xác định Đơn vị phát điện và EVN sẽ mua - bán điện với giá trên thị trường giao ngay thể theo Phụ lục II. Căn cứ theo Phụ lục III, Khách hàng sẽ trả cho Đơn vị phát điện phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá trên thị trường giao ngay.

Tại dự thảo trước đó (Dự thảo Thông tư về cơ chế thí điểm DPPA năm 2021), cơ quan soạn thảo đã đề xuất một mô hình chi trả khác. Trong đó, EVN đóng vai trò trung gian chuyển điện năng từ đơn vị phát điện đến với người tiêu dùng và được hưởng chi phí dịch vụ mua - bán điện trực tiếp (gồm các khoản chi phí truyền tải điện, phân phối điện, điều độ và chi phí dịch vụ phụ trợ).


Lựa chọn mô hình cơ chế mua - bán DPPA phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay
Lựa chọn mô hình cơ chế mua - bán DPPA phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay

Góp ý về hai dự thảo trên, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhận định đây là hai mô hình mua - bán điện năng lượng tái tạo khác nhau. Đánh giá về mô hình được thí điểm tại Dự thảo Thông tư về cơ chế thí điểm DPPA năm 2021, VCCI cho rằng hầu như không có rủi ro biến động về giá cho các bên tham gia mua - bán. Nhưng với mô hình trong Dự thảo mới đây, khách hàng sẽ phải chịu rủi ro ngay khi giá cả trên thị trường có biến động. 

Điều này sẽ khiến một bộ phận khách hàng ngần ngại trong việc tham gia thị trường mua - bán điện trực tiếp. Không chỉ vậy, xác định chi phí dịch vụ mua - bán điện đóng vai trò quan trọng để nâng cấp thị trường điện cạnh tranh. Lựa chọn phương án tại Dự thảo mới sẽ khiến cơ hội thí điểm tính toán chi phí dịch vụ mua - bán điện trực tiếp gặp nhiều khó khăn.

VCCI cũng nêu ý kiến, các dự thảo tờ trình vẫn chưa làm rõ lí do lựa chọn mô hình, cũng như các ưu nhược điểm cụ thể để cơ quan có thẩm quyền căn cứ đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Vấn đề về thủ tục đăng ký tham gia thí điểm, cũng được VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát theo đúng các yêu cầu về kiểm soát thủ tục hành chính.

Như vậy, liên quan đến vấn đề ban hành cơ chế chính sách mua - bán điện năng lượng tái tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay đang được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt song hành là sự đôn đốc, sát sao của Bộ Công Thương để triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính Phủ trên cơ sở kịp thời tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp Việt, đồng thời tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.


 

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

18 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

19 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

19 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

19 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

19 giờ trước