meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ứng dụng năng lượng tái tạo vào bất động sản tại Việt Nam

Thứ sáu, 24/06/2022-08:06
Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, dự án bất động sản (BĐS) tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo để xây dựng môi trường sống, làm việc và học tập an toàn, lành mạnh sẽ phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng tất yếu đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai.

Báo cáo Hiện trạng Toàn cầu về Kiến trúc và Xây dựng năm 2021 của Liên hợp quốc cho biết, 27% lượng khí thải CO2 toàn cầu đến từ việc vận hành các tòa nhà. Tỷ lệ đó đã tăng lên 37% khi số lượng tòa nhà được thi công ngày càng tăng cao và không có dấu hiệu sụt giảm. 

Đứng trước hệ quả này, lĩnh vực bất động sản sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong việc giảm thiểu lượng khí thải này; đi cùng với đó là trách nhiệm của các chủ sở hữu BĐS đưa ra những động thái thiết thực để giải quyết được vấn đề này.

Một trong những giải pháp hiệu quả được nhiều chủ đầu tư lựa chọn chính là ứng dụng năng lượng tái tạo vào các toà nhà của mình. Đây có thể coi vừa là tiềm năng xây dựng hệ sinh thái BĐS xanh vừa giúp lĩnh vực BĐS có thể tương tác tốt hơn với cộng đồng, bảo vệ môi trường nhằm hướng tới mục tiêu “Net Zero”.

Năng lượng tái tạo trở thành xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại 

Theo dự báo của cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng tái tạo sẽ vượt qua than để trở thành nguồn sản xuất điện lớn nhất vào năm 2025, cung cấp một phần ba lượng điện của thế giới.

Đặc biệt tại Việt Nam, tiềm năng về năng lượng tái tạo là rất lớn. Theo báo cáo triển vọng năng lượng 2021, mức cung năng lượng sẽ tăng gấp đôi so với năm 2020 và gần gấp 4 lần vào năm 2050. Cụ thể, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thuỷ điện chiếm khoảng 75% nguồn cung của năm 2050, sẽ không còn sự có mặt của than thay vào đó là kế hoạch điện khí hoá cho tất cả các ngành.



Năng lượng tái tạo trở thành xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại 
Năng lượng tái tạo trở thành xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại 

Chia sẻ từ phía người đứng đầu bộ xây dựng tại công ty BĐS Derwent London, John Davies cho biết năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò là nền tảng cho việc sản xuất vật liệu xây dựng vào năm 2030.

“Chúng ta không thể vận hành các tòa nhà mà không sử dụng năng lượng, vì vậy chúng ta có thể giảm mức sử dụng cũng như tối ưu hóa các nguồn năng lượng hàng ngày. Đây sẽ là một phần quan trọng trong lộ trình thay đổi cấu trúc của ngành bất động sản”, ông John nói thêm.

Theo khảo sát từ hơn 6.000 nhà đầu tư đến từ Ireland, Anh cho thấy 75% trong số họ đều muốn chuyển dịch từ năng lượng truyền thống sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong các dự án BĐS của mình.

Có thể nhận định, xu hướng ứng dụng năng lượng tái tạo đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội hiện đại. Người sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành của công ty xây dựng Built ID, Savannah de Savary cũng chia sẻ “Hiện nay, nếu muốn thu hút mọi người tham gia vào một dự án nào đó, bạn cần đảm bảo rằng chúng phải có tính bền vững và đem lại lợi ích cho xã hội. Đó là điều mà tất cả các tầng lớp đều quan tâm”.

Những hạn chế về năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Trước nhu cầu cần phải thay đổi, việc áp dụng các giải pháp năng lượng tái tạo trong BĐS vẫn còn tương đối chậm. Lý giải điều này là bởi để sản xuất được năng lượng tái tạo là kỳ vọng không dễ để thực hiện. Chính vì vậy, việc cung cấp được đủ lượng năng lượng có thể vận hành và sử dụng được cho cả một toà nhà thậm chí quy mô lớn hơn một cách đồng bộ sẽ đòi hỏi rất nhiều yếu tố.

Từ góc nhìn của ông John Davies, những nguồn năng lượng tái tạo bổ sung đó cần đến từ nguồn cung cấp bên ngoài. Khả năng tự sản xuất và cung cấp năng lượng đối với các công ty BĐS là rất hạn chế. “Công ty của chúng tôi hoặc bất kỳ công ty bất động sản nào khác đang hoạt động tại London đều gặp khó khăn trong việc đưa năng lượng tái tạo vào sử dụng cho các tòa nhà lớn vì rất nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là do hạn chế trong khả năng tự sản xuất và cung cấp. Tôi nghĩ điều này cũng đúng với những thành phố lớn khác. Chúng tôi đang xem xét việc thay thế năng lượng điện cho các tòa nhà. Tất nhiên, chúng tôi muốn sử dụng năng lượng sạch, nhưng rất khó để làm điều đó vào lúc này”, ông Davies cho biết.


Vẫn còn nhiều hạn chế trong ứng dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Vẫn còn nhiều hạn chế trong ứng dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Ở Việt Nam, hạn chế còn đến từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo chưa đủ để đáp ứng được nguồn cung cho BĐS. Dẫn đến nhu cầu đặt ra “bài toán” vốn đầu tư lớn và giải pháp công nghệ, kỹ thuật phức tạp ứng với điều kiện phù hợp với từng địa phương nước ta.

Vấn đề hết hiệu lực trong khoảng 1,5 năm của cơ  chế giá Fit cho điện mặt trời và nửa năm đối với cơ chế Fit cho điện gió cũng khiến nhiều nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo lâm vào tình trạng “ngủ đông” trong khi đợi cơ chế mới ban hành.

Ngoài ra, một thách thức lớn đối với tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là hạ tầng lưới điện quốc gia. Khi hạ tầng truyền dẫn không bắt kịp tốc độ tăng trưởng của công suất sẽ dẫn đến sự kìm hãm. Điều này lý giải việc các dự án năng lượng tái tạo phát triển nhanh đã gây ra quá tải lưới điện. Kéo theo việc các nhà máy điện gió và điện mặt trời ở nhiều địa phương sẽ phải giảm sản lượng để duy trì sự ổn định của lưới điện.

Ứng dụng năng lượng tái tạo vào lĩnh vực BĐS 

Theo Báo cáo Quản trị, Xã hội và Môi trường năm 2021 của Federal Realty được công bố vừa qua, chủ sở hữu BĐS đã và đang nâng cấp gần 65% tài sản của mình, thực hiện các điều khoản “xanh” như: thêm gói mua năng lượng tái tạo trong các hợp đồng cho thuê BĐS, lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời với độ phủ hơn 1/4 tài sản của họ, cung cấp hơn 13.6 MW công suất điện năng tại chỗ,...

Điều này đồng nghĩa với việc người thuê BĐS sẽ chịu trách nhiệm về việc sử dụng năng lượng và chủ động thanh toán tiện ích, thu hút những người cho thuê có nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo thay vì nguồn năng lượng truyền thống. 

Việc các chủ sở hữu lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo để tự chủ sản xuất ra năng lượng phục vụ toà nhà của mình đóng vai trò như một khoản đầu tư dài hạn và định hướng quy mô lớn bởi sự tốn kém mà phương án này đem lại. 

Breana Wheeler, Giám đốc Điều hành của Cơ sở Nghiên cứu Xây dựng (BRE) tại Mỹ, đã tổ chức hội thảo trên web với các nhà lãnh đạo cùng lĩnh vực. Đề xuất được đưa ra từ các diễn giả về lợi ích của việc xây dựng dự án quy mô phức hợp đa tiện ích tích hợp công nghệ đo lường thông minh.

Điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu lượng phương tiện di chuyển đến các cửa hàng, nơi làm việc và sinh sống hơn và nhiều tòa nhà có thể cùng chia sẻ nguồn điện và nguồn nước. Đây có thể coi là giải pháp giảm thiểu lượng khí thải từ phương tiện di chuyển cũng như tiết kiệm nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày. 

Đặc biệt, các dự án phức hợp này sẽ tích hợp thước đo thông minh nhằm thử nghiệm các chiến lược bền vững: tính toán, đo lường chi phí vận hành, đề xuất các giải pháp bền vững giảm thiểu khí thải, sử dụng năng lượng tái tạo hiệu quả,... Không chỉ vậy, các dự án này còn lắp đặt các hệ thống năng lượng mặt trời để chủ động trong sản xuất năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.


Dự án của Kimco 's Witmer tại Pentagon Centre đạt tiêu chuẩn Leed Silver đã đạt được những tín hiệu tích cực
Dự án của Kimco 's Witmer tại Pentagon Centre đạt tiêu chuẩn Leed Silver đã đạt được những tín hiệu tích cực

Một ví dụ thể hiện thành công của loại hình dự án phức hợp là dự án của Kimco 's Witmer tại Pentagon Centre, Signature Series® một tòa nhà đa dụng đạt tiêu chuẩn Leed Silver nằm gần trung tâm thành phố Washington DC. Chernomordik chia sẻ: “Dự án này đã hạn chế được khoảng 11% lượng khí thải CO2e hàng năm, tiết kiệm ước tính 65% trong việc sử dụng nước tưới và được xây dựng bằng 28% vật liệu xây dựng có nguồn gốc địa phương”. Ngoài ra, Kimco đang đầu tư vào việc lắp đặt thêm các thiết bị chiếu sáng, đồng hồ đo điện tử và bộ điều khiển; tất cả đều là thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Hiện tại ở Việt Nam, các dự án phức hợp ứng dụng công nghệ cao cũng phát triển với số lượng lớn. Nhiều chủ đầu tư nắm bắt được xu hướng năng lượng tái tạo cũng cho đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời, năng lượng điện gió vào các tòa nhà của mình như một cách giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm điện năng và chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng BĐS bởi những lợi ích xanh mà các dự án này đem lại.

Đứng trước những “rào cản” trong thiếu hụt cơ sở hạ tầng và điều kiện pháp lý chưa đảm bảo cho phát triển năng lượng tái tạo, trong tương lai cần phải có các chính sách, cơ chế phù hợp để giúp phát huy tiềm năng của lĩnh vực này không chỉ trong thị trường BĐS tại Việt Nam mà còn nhằm đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững phù hợp với định hướng của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

19 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

19 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

19 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

19 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

19 giờ trước