meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giải mã Tử Cấm Thành hơn 600 năm chưa một lần ngập lụt: Nguyên nhân đến từ viên gạch xanh thần kỳ

Thứ sáu, 06/05/2022-15:05
Nhắc tới Tử Cấm Thành là nhắc đến vô số những giai thoại, bí ẩn chưa có lời giải đáp. Tòa cung điện nổi tiếng thế giới này không chỉ khiến các nhà thiết kế ca ngợi về thiết kế đỉnh cao mà còn khiến nhiều người ngỡ ngàng vì sau hơn 600 năm tồn tại, nơi này chưa một lần phải chịu cảnh ngập lụt. 

Nhắc tới bảo tàng cung điện Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố Cung) nổi tiếng thế giới, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới quy mô đồ sộ và lối kiến trúc cổ độc đáo bậc nhất thế giới. Được biết, tổng diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m2, gồm có 800 cung và 9999 gian phòng.

Tử Cấm Thành tọa lạc ở vị trí đắc địa bậc nhất tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây được biết đến là cung điện của triều nhà Minh và nhà Thanh ở thời Trung Hoa phong kiến. Đồng thời, đây còn là nơi thiết triều của Hoàng đế và bá quan văn võ, đồng thời là nơi ở của Hoàng đế cùng dàn hậu cung, thái giám và cung nữ.

Tử Cấm Thành là cung điện toát lên mùi lộng lẫy, xa hoa và quyền lực, trở thành biểu tượng đỉnh cao trong kiến trúc thế giới nói chung và kiến trúc truyền thống của Trung Quốc nói riêng. Trải qua biết bao thăng trầm của đất nước, Tử Cấm Thành dần trở thành kho báu lịch sử và văn hóa của người dân nước này. Bên cạnh đó, Cố Cung còn được công nhận là một trong 5 cung điện quan trọng nhất trên thế giới.


Sơ đồ của Cố Cung
Sơ đồ của Cố Cung

Tại Tử Cấm Thành từng trải qua 24 đời Hoàng đế. Đến thời điểm hiện tại, Tử Cấm Thành đã đi qua gần 600 năm lịch sử. Với biết bao chuyển biến của thời đại, chiến tranh cũng như thiên tai, Tử Cấm Thành vẫn sừng sững theo thời gian, là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là công trình kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất.

Đặc biệt, Tử Cấm Thành qua hơn 600 năm nhưng chưa một lần chịu cảnh lụt lội cũng là điều khiến nhiều người tò mò. Vậy bí ẩn phía sau và nguyên nhân thực sự là gì?

2 yếu tố “vàng” giúp Tử Cấm Thành tránh được ngập lụt

Theo Sina, nếu nhìn một cách tổng thể thì Tử Cấm Thành sở hữu một hệ thống chống ngập gồm tổ hợp các yếu tố địa hình cả bên trong lẫn bên ngoài, trên bề mặt và dưới lòng đất. Đáng chú ý, sân của Tử Cấm Thành được lát bằng những viên gạch đá xanh và xếp đều nhau.

Nhờ loại gạch đặc biệt này mà mặt sân Cố Cung có khả năng thấm nước tốt hơn so với bề mặt bê tông thông thường. Đáng chú ý, ở dưới lớp gạch có thêm một lớp đất siêu dày được ví von như “miếng bọt biển”, có thể hấp thụ được một lượng lớn nước mưa. 

Còn một yếu tố quan trọng nữa đó là, Tử Cấm Thành đã tận dụng một cách thành công lợi thế địa hình tự nhiên. Vốn là thành phố cao ở phía Tây Bắc, thấp dần ở phía Đông Nam nên Bắc Kinh là nơi lý tưởng để xây dựng Tử Cấm Thành. Vì thế, Cố Cung được xây dựng với địa thế “núi sau sông trước”, lưng dựa vào dãy núi Yên Sơn, phía Đông là biển Bột Hải. 


Nhờ loại gạch đặc biệt này mà mặt sân Cố Cung có khả năng thấm nước tốt hơn so với bề mặt bê tông thông thường
Nhờ loại gạch đặc biệt này mà mặt sân Cố Cung có khả năng thấm nước tốt hơn so với bề mặt bê tông thông thường

Trong khi đó, phía Bắc và phía Nam của Tử Cấm Thành tạo nên một đường dốc thoải, độ cao giữa hai phía chênh lệch nhau khoảng gần 2m. Đây chính là nguyên nhân mà khi nước mưa rơi xuống sẽ tự chảy từ Bắc xuống Nam và tránh được tình trạng ngập lụt. 

Bên cạnh đó, trong Tử Cấm Thành còn có những tòa nhà chính như Điện Bảo Hòa, Điện Thái Hòa và Cung Càn Thanh, Cung Khôn Ninh… đều được dựng trên nền mỏng cao, vừa tạo được vẻ uy nghi lại vừa hạn chế việc tích nước ở giữa của cung điện.

Nước mưa rơi xuống Tử Cấm Thành sẽ chảy đi đâu?

Dù nguyên nhân đã được lý giải nhưng nhiều người lại có thêm một nghi vấn khác đó là: Sau khi nước mưa rơi xuống Tử Cấm Thành sẽ chảy đi đâu? Thực tế, hệ thống các phòng và tòa cung điện bên trong của Tử Cấm Thành được bố trí một cách dày đặc. Trong khi đó, các tường ngăn cách giữa mỗi khu vực cũng gây cản trở cho việc thoát nước. Do đó, những con kênh nhỏ tại đây được người xưa đào xen kẽ trong nội thành với độ sâu từ 0,5 cho tới 2m. Sau đó, những con kênh này được dẫn về sông Kim Thủy, chảy từ Tây sang Đông.


Luôn có một bộ phận binh lính trong Tử Cấm Thành đảm nhiệm việc trông coi và kiểm tra tỉ mỉ để đảm bảo những con kênh này có thể hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả nhất
Luôn có một bộ phận binh lính trong Tử Cấm Thành đảm nhiệm việc trông coi và kiểm tra tỉ mỉ để đảm bảo những con kênh này có thể hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả nhất

Chưa kể, sân của Tử Cấm Thành còn có hàng nghìn rãnh thoát nước được chạm khắc vô cùng tinh xảo bằng đá có hình đầu rồng. Mỗi khi trời mưa, hàng loạt chiếc đầu rồng sẽ phun nước cùng một lúc. Nước mưa từ đó sẽ chảy vào từng con kênh nhỏ, sau đó đổ về sông Kim Thủy. 

Luôn có một bộ phận binh lính trong Tử Cấm Thành đảm nhiệm việc trông coi và kiểm tra tỉ mỉ để đảm bảo những con kênh này có thể hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cứ vào đầu năm, những binh lính này sẽ đi nạo vét toàn bộ các con kênh trước khi mùa mưa đến. 


Chưa kể, sân của Tử Cấm Thành còn có hàng nghìn rãnh thoát nước được chạm khắc vô cùng tinh xảo bằng đá có hình đầu rồng
Chưa kể, sân của Tử Cấm Thành còn có hàng nghìn rãnh thoát nước được chạm khắc vô cùng tinh xảo bằng đá có hình đầu rồng

Còn một điều thú vị nữa đó là, nhắc đến Tử Cấm Thành còn gắn liền với một người Việt. Đó chính là Nguyễn An (SN 1381, người Hà Nội) - một trong số những kiến trúc sư tạo nên tòa kiến trúc ấn tượng nhất thế giới. Được biết, vào năm 1407 khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ đã đưa nhiều tài năng đất Việt đưa về Trung Quốc. Nhờ tài năng xây dựng đặc biệt, cụ Nguyễn An đã được tín nhiệm, giao cho chức vụ Tổng công trình sư. Ông chịu trách nhiệm về việc thiết kế và đôn đốc xây dựng; là người có quyết định tối cao trong việc xây Tử Cấm Thành, chỉ sau Minh Thành Tổ.

Theo: thethaovanhoa.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

1 ngày trước