Người Việt và những phát minh, công trình khiến thế giới phải ngả mũ thán phục: Tử Cấm Thành cũng có liên quan?
BÀI LIÊN QUAN
Những lu nước chữa cháy khổng lồ trong Tử Cấm Thành: Hơn 600 năm chưa một lần đóng băng, ẩn chứa trí tuệ cao siêu của người xưaBí ẩn lời nguyền về ghế rồng Tử Cấm Thành: Gây ra 3 cái chết “quỷ dị”, chỉ chân mệnh thiên tử mới dám ngồiChoáng trước lượng kho báu được chôn dưới Tử Cấm Thành: Mất 180 năm mới xem hết, có thể mua được cả châu ÂuNgười Việt đã ghi dấu ấn vào tiên tuổi của mình vào nhiều phát minh cũng như công trình hàng đầu của nhân loại. Điển hình, những phát minh khoa học và công trình do người Việt sáng tạo đã mang đến một tầm ảnh hưởng nhất định, khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục.
Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung, tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Công trình với kiến trúc đặc biệt bậc nhất Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung luôn thu hút sự chú ý của mọi người.
Ít ai biết được, kiệt tác vĩ đại nhất của lịch sử 5000 năm Trung Hoa và được UNESCO công nhận có liên quan đến một người Việt. Cụ thể, tổng công trình sư Nguyễn An Nguyễn An (1381- 1453) là người Hà Đông, từng làm quan triều Trần và triều Hồ. Đến thời nhà Minh (Trung Quốc), ông bị bắt sang làm Thái giám. Cũng từ đây, tài năng kiến trúc và xây dựng hơn người của A Lưu (tên tiếng Hoa của ông) đã tỏa sáng hơn bao giờ hết.
Với khả năng tư duy kiến trúc đô thị và tính toán kiệt xuất của mình, Nguyễn An đã được chọn làm tổng công trình sư thành Bắc Kinh mới vào năm 1416, sau khi Chu Đệ lên ngôi. Nhờ sự chỉ huy tài tình của mình, Nguyễn An đã góp phần xây dựng nên một Tử Cấm Thành uy nghi, trang nghiêm trong suốt 17 năm bền bỉ. Trong đó phải kể đến 13 năm chuẩn bị, tính toán tỉ mỉ các thông số để thiết kế công trình, tập trung nguyên vật liệu và nhân công… Để từ đó, quá trình xây dựng và lắp ráp hoàn thành chỉ trong hơn 3 năm mà thôi.
Máy ATM
Có khá nhiều tranh cãi xung quanh việc ai mới là cha đẻ của máy ATM. Đây chính là máy đang được sử dụng tại hệ thống ngân hàng trên khắp thế giới hiện nay. Trong số đó, có một cái tên luôn được nhắc đến như một người góp công lớn vào sự phát triển của loại máy ATM này, đó chính là ông Đỗ Đức Cường, người Việt Nam.
Năm 1939, Luther George Simjian là người đầu tiên thiết kế và hoàn thành máy rút tiền đầu tiên trên thế giới New York. Năm 1967, John Shepherd-Barron là người cho ra đời máy rút tiền điện tử đầu tiên tại Anh. Tuy nhiên, chính Đỗ Đức Cường - một tiến sĩ người Việt Nam chính là người đã hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM ra thị trường như hiện nay.
Ông Đỗ Đức Cường sau hơn 2 thập kỷ bền bỉ làm việc tại một ngân hàng nổi tiếng ở Mỹ và là chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng tại nước này đã đóng góp trên dưới 50 phát minh sáng chế.
Máy tính chạy hệ vi xử lý đầu tiên
Năm 1973, máy tính hệ vi xử lý (Intel 8008) đầu tiên của thế giới ra đời. Người phát minh ra sản phẩm này chính là kỹ sư Trương Trọng Thi - người Việt. Ông có tên tiếng Pháp là André Trương.
Thời điểm đó, chiếc máy tính Micral của ông đã được hội đồng chuyên gia công nghệ (Tổ chức tại Hoa Kỳ) công nhận là chiếc máy tính đầu tiên chạy bằng vi xử lý trong lịch sử. Đến thời điểm hiện tại, chiếc máy tính này vẫn đang được trưng bày trong bảo tàng máy tính Boston (Hoa Kỳ).
Không phải ai cũng biết, chính kỹ sư Trương Trọng Thi là người đã sáng tạo ra máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới - NPC (Network Personal Computer). Chưa kể, ông cũng chính là người được cấp bằng phát minh đầu tiên về lưu trữ dữ kiện điện toán đám mây.
Bộ tiết kiệm xăng cho xe máy
Anh Đặng Hoàng Sơn đến từ thành phố Vĩnh Long đã phát minh ra bộ tiết kiệm xăng cho xe máy. Theo đó, bộ tiết kiệm này mang tới rất nhiều công dụng. Không chỉ giảm được 20 đến 30% xăng, bộ tiết kiệm này mà nó còn giúp nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn và tăng công suất của động cơ cũng như tuổi thọ của xe.
Người dùng đánh giá rằng, khi lắp bộ tiết kiệm nhiên liệu này thì mỗi lít xăng có thể đi được 65 đến 70km, thậm chí là gần 80km mà chỉ hao một lít xăng mà thôi. Với những chiếc xe máy bình thường, mỗi lít xăng chỉ tương đương với quãng đường 45-50km.
Vào năm 2008, ông Wieger D. Otter - giám sát cao cấp về chất lượng thuộc tổ chức Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế - Vương quốc Anh đã cấp giấy chứng nhận “Nhà cung cấp đáng tin cậy” cho anh Hoàng Sơn. Điều này được thực hiện sau khi đã tiến hành khảo sát người tiêu dùng.
Tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn
Sau khi sản xuất thành công tế bào gốc từ màng cuống rốn, tiến sĩ Phạm Toàn Thắng đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ và nể phục. Được biết, phương pháp tách tế bào da từ màng dây rốn là một bước tiến trong y học, giúp chữa lành các vết thương về da do bỏng, tiểu đường, bị loét do phóng xạ hoặc sau quá trình thẩm mỹ.
Ngoài ra, tế bào gốc màng dây rốn còn phù hợp cho phép các tế bào gốc đồng loại không cần phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. Nguyên nhân bởi, tế bào này có tính kháng nguyên và miễn dịch thấp, từ đó khả năng thải ghép cũng thấp hơn.
Bổ đề cơ bản Langlands
Giáo sư Ngô Bảo Châu chính là nhà toán học duy nhất chứng minh thành công được “Bổ đề cơ bản Langlands”. Vị giáo sư sinh năm 1972 tại Hà Nội thông qua thành quả quan trọng này đã vinh dự được trao huy chương Fields năm 2010, danh giá như giải Nobel (toán học không có giải Nobel).
Trong năm 2011, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được phong hàm Giáo sư khi mới 38 tuổi. Đồng thời, ông còn được đề cử làm Viện trưởng viện toán cấp cao Việt Nam.
Xe lăn được điều khiển bằng ý nghĩ
Năm 2011, sáng chế điều khiển xe lăn bằng ý nghĩ đã được xếp thứ 3 trong số danh sách 100 phát minh hàng đầu tại Úc. Theo đó, chiếc xe lăn này được thiết kế có chức năng như một robot chuyển động, có thể dễ dàng tránh các chướng ngại vật mà nó nhìn thấy thông qua camera được cài trên xe. Chiếc xe này có thể di chuyển dựa theo mệnh lệnh, từ ánh mắt, việc lắc đầu cho đến suy nghĩ của người dùng.
Được biết, sáng chế này thuộc về Giáo sư - Tiến sĩ Hùng Nguyễn. Ông là người gốc Việt hiện đang làm việc tại Đại học Sydney, Úc.