Giai đoạn tiền rẻ khép lại, nhóm cổ phiếu Chứng khoán, Bất động sản đồng loạt lao dốc
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu VIC bật tăng giúp ông chủ Vingroup lấy lại khối tài sản gần 10.000 tỷ chỉ sau 2 ngàyAgriseco Research: Giảm trung bình 40% từ đỉnh, cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn để đầu tư dài hạnSau gần 30 tháng, nhà đầu tư lại được giao dịch "cổ phiếu quốc dân" Hòa Phát (HPG) với giá 1xCổ phiếu chứng khoán, bất động sản giảm sàn hàng loạt
Sau phiên giữa tuần hồi phục mạnh, nhiều nhà đầu tư hào hứng với niềm tin rằng thị trường có khả năng sẽ xuất hiện thêm một nhịp tăng điểm tốt trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, diễn biến trong phiên ngày 6/10 đã khiến không ít người phải thất vọng. VN-Index chìm trong sắc đỏ trong suốt phiên giao dịch với biên độ giảm nới rộng về cuối phiên. Độ rộng thị trường hoàn toàn nghiêng về phe cần cổ phiếu với 773 mã giảm điểm, trong đó có đến 86 mã giảm sàn.
Phiên hôm nay, cổ đông nhóm cổ phiếu bất động sản và chứng khoán có lẽ thất vọng nhất khi hầu hết các mã đều giảm sâu. Theo đó, cổ phiếu Chứng khoán một lần nữa rơi vào trạng thái ảm đạm với những cái tên như VCI, VND, HCM, BSI, VIX, CTS hay APS,... đều đồng loạt giảm hết biên độ, thậm chí kết phiên trong sắc "xanh sàn". Diễn biến tương tự, cổ phiếu bất động sản, xây dựng cũng nằm sàn la liệt như NLG, DPG, DRH, DXG, KBC, LCG, VCG, HHV,… qua đó đánh rơi toàn bộ thành quả của các phiên liền trước. Đồng thời, biên độ giảm trên 5% cũng xuất hiện ở hàng loạt các mã chứng khoán khác trong nhóm như L14, HQC, IDJ, CEO, LDG, DIG, HUT, KDH...
So với mức đỉnh thiết lập hơn 1 năm trước, không ít cổ phiếu hiện đã "bay" sạch thành quả tăng giá trong suốt giai đoạn vừa qua có thể kể đến những cái tên như SSI, SHS, NLG, CEO, DIG,... Thậm chí việc giảm sâu hơn mwucs giá vùng "chân sóng" cũng không phải là hiếm. Vốn hóa thị trường cũng bị cuốn đi hàng chục tỷ USD.
"Mùa hoa đẹp nhất" qua đi, dòng tiền trên thị trường giảm một cách rõ rệt
Nếu nhìn lại giai đoạn nửa sau năm 2021, cơn sóng cổ phiếu nhóm chứng khoán và sau đó là bất động sản, xây dựng đều lần lượt dâng trào trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hàng loạt mã ghi nhận mức tăng trần trong nhiều phiên liên tiếp, đẩy thị giá tăng bằng lần. Nhà đầu tư thời điểm đó hồ hởi vì có thể dễ dàng lựa chọn cổ phiếu cũng như dễ dàng có lãi hàng chục, thậm chí hàng trăm phần trăm.
Bên cạnh những câu chuyện của ngành, một trong những động lực đã kích thích hai nhóm cổ phiếu này tăng giá còn tới từ việc dòng tiền mạnh mẽ gia nhập thị trường. Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam cho thấy, tính riêng trong năm 2021, nhà đầu tư trong nước đã mở mới kỷ lục hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán, nhiều gấp rưỡi tổng số tài khoản mở mới trong giai đoạn 4 năm từ 2017 - 2020 (khoảng 1,04 triệu tài khoản). Bước sang nửa đầu năm 2022, cá nhân trong nước tiếp tục mở mới với gần 1,85 triệu tài khoản chứng khoán. Làn sóng nhà đầu tư mới chảy ồ ạt vào kênh chứng khoán trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ngày càng thấp khiến thị trường thăng hoa.
Tuy nhiên, sau khi giai đoạn bùng nổ qua đi, dòng tiền trên thị trường đã giảm một cách rõ rệt. Đơn cử là những phiên giao dịch "tỷ đô" đã không còn xuất hiện, giá trị giao dịch trung bình giảm xuống dưới ngưỡng 20.000 tỷ đồng/phiên. Dòng tiền không đủ dồi dào để hấp phụ số lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (freefloat) “khổng lồ” của 2 nhóm cổ phiếu này, đây là kết quả là những "game" tăng vốn bằng lần giai đoạn trước đó.
Bên cạnh đó, việc các yếu tố cơ bản không còn ủng hộ các doanh nghiệp bất động sản hay công ty chứng khoán như ở giai đoạn trước đã khiến cổ phiếu nhóm này thiếu lực đỗ dưới áp lực chốt lời mạnh.
Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định duy trì đà tăng trưởng tín dụng cả năm là 14% thay vì xem xét khả năng nới thêm một vài phần trăm như đề xuất của một số chuyên gia, doanh nghiệp cho thấy yêu cầu cao nhất hiện nay là kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Điều này đồng nghĩa cơn khát vốn bù đắp sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong nhiều tháng nay vẫn chưa được giải tỏa hoàn toàn. Theo đó, các ngân hàng chỉ có thể cho vay nhỏ giọt khi thu hồi được nợ cũ.
Thêm vào đó, việc tăng 1 điểm phần trăm các mức lãi suất điều hành và tăng trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cũng thể hiện rằng thời kỳ tiền rẻ đã không còn nữa, ngay lập tức những kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Dòng tiền chuyển từ kênh đầu tư rủi ro nhiều sang kênh rủi ro ít hơn như khi lãi suất tiết kiệm cải thiện. Đồng thời, lãi suất cho vay margin sẽ lên cao tương ứng, gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn vay margin của nhà đầu tư, từ đó tác động đến nguồn thu nhập của các công ty chứng khoán.
Những doanh nghiệp vay nợ lớn, sử dụng đòn bẩy tài chính cao như bất động sản, xây dựng sẽ phải chịu áp lực mạnh bởi lãi suất tiền gửi tăng kéo theo lãi suất cho vay đi lên, trực tiếp khiến chi phí lãi vay bị "đội" lên mức cao.
Chưa dừng tại đó, lãi suất tăng cao khiến nhóm bất động sản chịu thêm áp lực kép khi sản phẩm đầu ra của họ có khách hàng thường sử dụng nợ vay cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi lãi suất tăng.
Trong báo cáo phân tích của Chứng khoán KIS gần đây đã nhận thấy vai trò của đơn vị tư vấn, công ty chứng khoán hoặc ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán sẽ trở nên quan trọng hơn, cùng với những yêu cầu chuyên môn cao hơn để có thể cung cấp nghiệp vụ này. Trong ngắn hạn, những doanh nghiệp chưa có thế mạnh về mảng tư vấn có thể sẽ gặp khó khăn, trong khi các doanh nghiệp sở hữu đội ngũ IB dày dặn kinh nghiệm sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.