Giấc mơ an cư vẫn xa vời vì thiếu nhà ở xã hội trầm trọng
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường bất động sản TP HCM đón tin vuiThị trường trầm lắng, doanh nghiệp bất động sản đối mặt với vô vàn khó khănHướng đi nào cho các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2023?Nhu cầu lớn, nguồn cung thiếu hụt
Theo Tiền Phong, gia đình chị M tại Hà Nội vẫn không thể hiện thực hóa giấc mơ an cư trong gần 2 năm tìm kiếm bởi giá chung cư thương mại càng tăng cao và không có thêm nhà ở xã hội nào. Tất cả các nguồn tiền của gia đình chị cộng lại chỉ có 1,5 tỷ đồng nên không để để mua nhà.
Chị M cho biết chị đã tìm hiểu khá nhiều về các dự án nhà ở xã hội đăng trên mạng xã hội tuy nhiên, trong 2 năm qua các dự án quảng cáo này thực tế chỉ là bãi đất trống và chưa hề được triển khai.
Tương tự như hàng nghìn hộ gia đình có thu nhập thấp tại Hà Nội, chị M ngóng chờ cơ hội an cư tại thủ đô qua các dự án nhà ở xã hội.
Cung cầu bất động sản lệch pha trầm trọng: Quá khan hiếm nhà ở xã hội
Với thu nhập chỉ ở mức trung bình, người Việt cần tới 57 năm để có thể sở hữu được một căn nhà. Thị trường bất động sản đang có những căn nhà giá hàng trăm tỷ, trong khi nhà ở xã hội lại chậm phát triển.Phát triển nhà ở xã hội: Không chỉ bơm 110.000 tỉ là xong
TS Lê Bá Chí Nhân cho rằng, đề xuất về gói tín dụng 110.000 tỉ đồng để phát triển nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ông Nhân cho rằng không phải có tiền là giải quyết được vấn đề, song hành với đó phải thêm nhiều giải pháp.Chủ tịch VARS: Gói tín dụng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tạo động lực giúp thị trường "ấm" lên, thúc đẩy an sinh xã hội
Có thể thấy, 2 gói tín dụng với tổng số vốn lên đến 330.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và nhà ở thương mại được đề xuất và sắp đưa ra thị trường được kỳ vọng sẽ có thể giúp cho thị trường bất động sản ấm lên, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có chỗ an cư.Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, có 19 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân với 33.194 căn được khởi công trên cả nước trong năm 2022. Điều đáng chú ý là Hà Nội không có dự án khởi công nào trong năm vừa qua.
Chính phủ đã đưa ra dự thảo nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc sau cuộc họp 17/2 vừa qua. Chính phủ đã nhấn mạnh việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tập trung vào phân khúc nhà ở công nhân, nhà ở xã hội với mục tiêu phấn đấu đạt 1 triệu nhà ở vào năm 2030.
Chính phủ cho biết sẽ trình lên Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, trong lúc chờ đợi Luật nhà ở (sửa đổi) được thông qua.
Trong dự thảo có một số chính sách mới như địa phương chịu trách nhiệm bố trí và đảm bảo quỹ đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, chủ đầu tư được phép chuyển nhượng nhà ở xã hội đi liền với việc chuyển quyền sử dụng đất.
Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội dành gói tín dụng 110.000 tỉ đồng cấp cho ngân hàng thương mại nhằm có vốn phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội tới năm 2030. Chủ đầu tư có thể vay ưu đãi 50% của gói và số còn lại cho người mua nhà vay.
Cần quỹ đất sạch để phát triển nhà ở xã hội
Theo một lãnh đạo Công ty CP BIC Việt Nam, doanh nghiệp đã thực hiện 3 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội và đang gặp không ít khó khăn về giao đất khi làm dự án thứ 4. Vốn tín dụng theo đó là rất cần thiết cho người mua nhà và chủ đầu tư, tuy nhiên quan trọng vẫn là thủ tục đất đai để dự án được triển khai sớm. Nhà nước cần có quỹ đất sạch cho chủ đầu tư nếu muốn tốc độ phát triển nhà ở xã hội theo đề án 1 triệu căn diễn ra nhanh hơn.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng, về bản chất, nguồn cung nhà ở xã hội hiện nay thiếu hụt trầm trọng là do không có quỹ đất. Chủ đầu tư thời gian qua chỉ phát triển phân khúc nhà ở thương mại vì lợi nhuận lớn do giá cao. Hiện tại, vốn tín dụng thắt chặt và thị trường địa ốc gặp khó, do đó nhiều chủ đầu tư đã trở lại với nhà ở xã hội. Ngoài ra, các chủ đầu tư có thể sẽ lựa chọn phân khúc này khi chính phủ có cộng thái tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là về vốn vay ưu đãi.
Ông Hà cho rằng nhiều địa phương vẫn không làm dù có quy định về quỹ đất để làm nhà ở xã hội.
Ông Hà cho hay hiện nay chưa có quy định nào về xử lý, xử phát hay đưa trách nhiệm những địa phương nào không làm nhà ở xã hội. Sau cùng, không có nhà xã hội thì người dân chịu thiệt. Ông cho rằng cần phải có chế tài để xử lý những trường hợp này nghiêm ngặt.