meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá thuê mặt bằng tại con đường trà sữa lớn nhất Sài Gòn quá “chát”, nhiều chủ tiệm “bỏ chạy”

Chủ nhật, 03/04/2022-15:04
Dù tình hình kinh doanh tại con đường trà sữa lớn nhất Sài Gòn khá ảm đạm, trái ngược với nhiều hàng quá khác nhưng giá thuê mặt bằng tại đây rất cao và chủ nhà hoàn toàn không có động thái giảm giá. Nhiều chủ quán trà sữa do ê ấm, không thể trụ nổi bắt buộc phải trả mặt bằng, tìm địa chỉ thuê khác. Trong khi nhiều tuyến đường chuyên tập trung hàng quán ăn uống ở thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động sôi nổi trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn thì các tuyến phố trà sữa nằm tại trung tâm quận 1, cạnh khu phố đi bộ Nguyễn Huệ vẫn vô cùng ảm đạm. Mặt bằng cho thuê ở khu vực này hiện bị bỏ trống khá nhiều. Cụ thể, mặt bằng nằm trên tuyến đường Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng - nơi được mệnh danh phố trà sữa lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh đang rất khó tìm được khách thuê. Một số chủ cửa hàng còn lại cũng bắt đầu tính đến việc “bỏ của chạy lấy người” do không chịu được áp lực tài chính nặng nề. Chị Ngô Thị Thúy, chủ một cửa hàng kinh doanh nước giải khát nằm trước một cửa hàng cà phê đã trả mặt bằng ở đường Ngô Đức Kế kể rằng quán này vừa đóng cửa và chủ sở hữu đang dán bảng tìm khách thuê. Chị Thúy thấy phía trước cửa hàng bị để trống nên tận dụng không gian để mở quán bán nước giải khát, đồ ăn vặt cho dân văn phòng trong khu vực. Bất chấp việc hàng quán ăn tại các khu vực khác khởi sắc, sầm uất trở lại, đường trà sữa, cà phê lớn nhất Sài Gòn một thời hầu như không có khách mới tới thuê còn trả mặt bằng nhiều hơn trước. Giá thuê mặt bằng lên tới 100 - 200 triệu trong khi tình hình hình kinh doanh vô cùng ảm đạm, khó khăn, không có khách nên chủ cửa hàng không thể trụ được. Không khó để bắt gặp những quán cà phê, trà sữa trên đường Ngô Đức Kế đóng cửa im lìm, trên cửa dán chi chít thông tin số điện thoại và thông tin tìm khách thuê cửa hàng. Tuy nhiên với mức giá thuê quá cao, không ít người nghe xong đành lắc bỏ đi. Trên đường Ngô Đức Kế, đoạn đường từ phố Nguyễn Huệ đi đến Hồ Tùng Mậu dù chỉ dài khoảng hơn trăm mét nhưng số lượng cửa hàng dán biển rao tìm khách thuê nhiều hơn so với lượng cửa hàng đang hoạt động kinh doanh. Chỉ tính riêng ở đường Ngô Đức Kế, điểm qua đã có khoảng hơn chục mặt bằng đang tìm chủ mới, một số quán vừa đóng cửa sau dịp Tết. Hầu hết các mặt bằng đã trả đều kinh doanh cà phê, trà sữa, nhà hàng ăn uống… Đường Hồ Tùng Mậu thậm chí còn ế ẩm, hiu hắt hơn khi nhiều đoạn có đến 4-5 mặt bằng liền kề nhau đang trong tình trạng đóng cửa, dán chi chít thông tin tìm khách thuê. Những khu vực nhộn nhịp trước đây tấp nập khách hàng đến mua trà sữa, đồ uống nay trở nên im lìm, vắng vẻ. Một số nơi trở thành điểm đậu xe cho giới tài xế công nghệ hoặc làm nơi kinh doanh bán quán nước vỉa hè. Tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn từ phố đi bộ Nguyễn Huệ đến đường hồ Tùng Mậu, tuy mới có thêm một cửa hàng trang sức mới mở nhưng có đến hai cửa hàng kinh doanh cà phê, trà sữa vừa đóng cửa trả mặt bằng. Những mặt bằng đắc địa nằm trên phố trà sữa, trước đây luôn là mục tiêu săn đón, giành giật của các thương hiệu lớn nay nằm yên bất động, chưa thể tìm được chủ mới sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid. Tình hình kinh doanh tại các tuyến phố trà sữa dự báo vẫn sẽ chưa thể khởi sắc ngay trong thời gian tới khiến cho chủ mặt bằng vẫn trong tình trạng “đỏ mắt” tìm khách thuê.

Dù tình hình kinh doanh tại con đường trà sữa lớn nhất Sài Gòn khá ảm đạm, trái ngược với nhiều hàng quá khác nhưng giá thuê mặt bằng tại đây rất cao và chủ nhà hoàn toàn không có động thái giảm giá. Nhiều chủ quán trà sữa do ê ấm, không thể trụ nổi bắt buộc phải trả mặt bằng, tìm địa chỉ thuê khác. 

Trong khi nhiều tuyến đường chuyên tập trung hàng quán ăn uống ở thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động sôi nổi trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn thì các tuyến phố trà sữa nằm tại trung tâm quận 1, cạnh khu phố đi bộ Nguyễn Huệ vẫn vô cùng ảm đạm. Mặt bằng cho thuê ở khu vực này hiện bị bỏ trống khá nhiều. 

Cụ thể, mặt bằng nằm trên tuyến đường Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng - nơi được mệnh danh phố trà sữa lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh đang rất khó tìm được khách thuê. Một số chủ cửa hàng còn lại cũng bắt đầu tính đến việc “bỏ của chạy lấy người” do không chịu được áp lực tài chính nặng nề. 


Mặt bằng phố trà sữa bị bỏ trống nhiều 
Mặt bằng phố trà sữa bị bỏ trống nhiều 

Chị Ngô Thị Thúy, chủ một cửa hàng kinh doanh nước giải khát nằm trước một cửa hàng cà phê đã trả mặt bằng ở đường Ngô Đức Kế kể rằng quán này vừa đóng cửa và chủ sở hữu đang dán bảng tìm khách thuê. Chị Thúy thấy phía trước cửa hàng bị để trống nên tận dụng không gian để mở quán bán nước giải khát, đồ ăn vặt cho dân văn phòng trong khu vực. 

Bất chấp việc hàng quán ăn tại các khu vực khác khởi sắc, sầm uất trở lại, đường trà sữa, cà phê lớn nhất Sài Gòn một thời hầu như không có khách mới tới thuê còn trả mặt bằng nhiều hơn trước. Giá thuê mặt bằng lên tới 100 - 200 triệu trong khi tình hình hình kinh doanh vô cùng ảm đạm, khó khăn, không có khách nên chủ cửa hàng không thể trụ được. 

Không khó để bắt gặp những quán cà phê, trà sữa trên đường Ngô Đức Kế đóng cửa im lìm, trên cửa dán chi chít thông tin số điện thoại và thông tin tìm khách thuê cửa hàng. Tuy nhiên với mức giá thuê quá cao, không ít người nghe xong đành lắc bỏ đi. Trên đường Ngô Đức Kế, đoạn đường từ phố Nguyễn Huệ đi đến Hồ Tùng Mậu dù chỉ dài khoảng hơn trăm mét nhưng số lượng cửa hàng dán biển rao tìm khách thuê nhiều hơn so với lượng cửa hàng đang hoạt động kinh doanh. 

Chỉ tính riêng ở đường Ngô Đức Kế, điểm qua đã có khoảng hơn chục mặt bằng đang tìm chủ mới, một số quán vừa đóng cửa sau dịp Tết. Hầu hết các mặt bằng đã trả đều kinh doanh cà phê, trà sữa, nhà hàng ăn uống…

Đường Hồ Tùng Mậu thậm chí còn ế ẩm, hiu hắt hơn khi nhiều đoạn có đến 4-5 mặt bằng liền kề nhau đang trong tình trạng đóng cửa, dán chi chít thông tin tìm khách thuê. Những khu vực nhộn nhịp trước đây tấp nập khách hàng đến mua trà sữa, đồ uống nay trở nên im lìm, vắng vẻ. Một số nơi trở thành điểm đậu xe cho giới tài xế công nghệ hoặc làm nơi kinh doanh bán quán nước vỉa hè. 

Tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn từ phố đi bộ Nguyễn Huệ đến đường hồ Tùng Mậu, tuy mới có thêm một cửa hàng trang sức mới mở nhưng có đến hai cửa hàng kinh doanh cà phê, trà sữa vừa đóng cửa trả mặt bằng. 

Những mặt bằng đắc địa nằm trên phố trà sữa, trước đây luôn là mục tiêu săn đón, giành giật của các thương hiệu lớn nay nằm yên bất động, chưa thể tìm được chủ mới sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid. Tình hình kinh doanh tại các tuyến phố trà sữa dự báo vẫn sẽ chưa thể khởi sắc ngay trong thời gian tới khiến cho chủ mặt bằng vẫn trong tình trạng “đỏ mắt” tìm khách thuê.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

18 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

18 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

18 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

18 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

18 giờ trước