meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá nhiên liệu vẫn tăng cao, doanh nghiệp vận tải gồng gánh chịu lỗ

Thứ tư, 13/04/2022-17:04
Khi giá xăng dầu tăng quá nhanh, các đơn vị vận tải phải chịu tác động trực tiếp vì giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, khoảng 35-50% cơ cấu giá thành. Và đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất vẫn là người dân. 

Theo Diễn đàn doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp vận tải cả đường bộ và đường biển đều ghi nhận những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid - 19. Khi các doanh nghiệp chưa kịp hồi phục đã lại phải đối mặt với các vấn đề về giá nhiên liệu tăng mạnh. 

Ông Phạm Xuân Việt - Chủ một doanh nghiệp vận tải container tại Hải Phòng chia sẻ, công ty đã ký hợp đồng với khách hàng quen từ đầu năm 2022 với điều kiện là không thay đổi giá cước cả năm. "Vì vậy, khi xăng dầu tăng giá, chỉ trừ những khách hàng vãng lai hoặc khách hàng lẻ, thì chúng tôi mới có thể tăng giá, nhưng cũng sẽ báo trước cho khách hàng chứ không phải muốn là tăng được”. 

Trước tình hình giá tăng mạnh, các doanh nghiệp vận tải rơi vào cảnh trở tay không kịp. “Doanh nghiệp hiện rất khó khăn, vẫn phải để xe chạy nhưng doanh số thì toàn tụt lùi. Bây giờ chỉ còn cách dừng hoạt động tạm thời hoặc nhận đơn vận chuyển của khách mới, khách vãng lai với bảng giá mới. Còn các khách hàng cũ phải xin ý kiến của họ để hỗ trợ doanh nghiệp, giảm phần nào chi phí, hạn chế lỗ” - ông Việt lo ngại.

Đối với hoạt động vận tải logistics đường bộ, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong khoảng 35 - 40% chi phí vận hành của các loại xe tải nặng, xe container. Thêm vào đó, mỗi xe phải đóng nhiều loại chi phí khác nhau như phí bảo trì, bến bãi, BOT,...


Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong khoảng 35 - 40% chi phí vận hành
Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong khoảng 35 - 40% chi phí vận hành

Tình trạng này tương tự với các doanh nghiệp vận tải biển. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp vận tải biển trong nước cho biết, hiện nay giá dầu đã tăng đến 45% so với tháng cuối năm ngoái. Như vậy, khi giá cước tàu chạy các chặng quốc tế tăng thì giá cước tàu chạy nội địa vẫn chưa thể điều chỉnh kịp để bù đắp chi phí vận hành. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì các tàu nội địa càng chạy càng lỗ. Tính toán trên một tàu SB 3.000 tấn, mỗi chuyến sẽ tiêu thụ từ 22.000 - 23.000 lít dầu, chi phí mua nhiên liệu cho tàu đã tăng từ gần 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng vào cuối năm 2021. 

Với các tàu tải trọng lớn hơn khoảng 5.000 tấn, trước đó doanh nghiệp có thể lãi khoảng 150 - 200 triệu đồng mỗi chuyến khi giá dầu còn ở mức 23.000 đồng/lít. Nhưng kể từ ngày 11/2/2022, giá dầu trong nước liên tục đạt đỉnh thì phần lãi giảm mạnh, chỉ đủ cho chủ tàu trả lãi ngân hàng. 

Tại mảng vận tải container biển, giá cước đã được tăng cao từ trước đó. Vì vậy, khi giá nhiên liệu tăng thì các hãng vận tải biển container tạm thời chưa cần tăng giá cước. Thậm chí, một số hãng còn giảm giá để lôi kéo khách hàng. Tuy nhiên, nếu giá dầu vẫn liên tục tăng thêm thì các hãng tàu sớm muộn cũng phải điều chỉnh giá cước theo xu hướng chung toàn ngành logistics. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích, xu hướng tăng giá xăng, dầu sẽ chưa thể giảm nhiệt mà vẫn tiếp đà tăng. Bởi, giá xăng dầu trong nước vẫn phụ thuộc vào giá trên thế giới. Theo đó, khi giá nhiên liệu trên thế giới tăng thì nhiên liệu trong nước cũng tăng theo. Như vậy, Việt Nam không thể chủ động bình ổn giá xăng dầu. Ông Long cũng cho biết, xăng dầu hiện nay chỉ chiếm 2 - 3% chi phí của nền kinh tế toàn quốc nhưng lại tác động không nhỏ lên thị trường. Các lĩnh vực đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất của việc tăng giá nhiên liệu là vận tải, logistics, đánh bắt cá xa bờ và nông nghiệp. 

Để giá cả trên thị trường nhiên liệu giảm nhiệt, chỉ có thể sử dụng hai công cụ là thuế và quỹ bình ổn giá xăng dầu. Tuy nhiên, dư địa của quỹ bình ổn giá nhiên liệu không còn nhiều nên chỉ có thể trông chờ vào thuế. Theo ý kiến của ông Long, cần giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.


Chính phủ, các Bộ ngành cần xem xét các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải
Chính phủ, các Bộ ngành cần xem xét các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải phải chủ động trong việc tiết kiệm xăng dầu, nâng cao năng lực quản trị để giảm thiểu giá thành và chi phí đầu vào. Khi các chi phí này giảm xuống thì giá cước vận tải cũng giảm bớt, kéo theo là giá thành và giá bán giảm theo. Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đã gửi văn bản báo cáo Bộ GTVT về việc về rà soát, đánh giá tình hình, xu thế biến động giá nhiên liệu đối với lĩnh vực vận tải hàng hải. Theo đó, giá dầu trên thế giới đã tăng từ năm 2021 với mức tăng trung bình khoảng 67,3% so với năm 2020. 

Đến đầu năm 2022, giá dầu có đợt tăng đỉnh điểm do ảnh hưởng từ chiến tranh trên thế giới. “Đối với lĩnh vực vận tải, giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp, lên tới 35 - 40% trong cơ cấu giá thành. Khi giá nhiên liệu tăng cao sẽ tác động lớn vào hoạt động của doanh nghiệp và giá vận tải”. Cục Hàng hải đánh giá và cho biết thêm, hầu hết các tổ chức quốc tế đều có dự báo rằng nhiên liệu vẫn tiếp tục tăng giá trong thời gian tới. 

Cục Hàng hải kiến nghị Bộ GTVT, các Bộ ngành, Chính phủ xem xét kiểm soát về mức tăng giá xăng dầu ở mức phù hợp bằng các biện pháp như: Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 10% xuống 5 - 6%; Giảm thuế bảo vệ môi trường từ 2.000 - 3.000/lít, thời gian áp dụng từ tháng 3/2022; Sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để điều tiết giá một cách khoa học, hợp lý.

Tiếp đó, Cục Hàng Hải và các hiệp hội đã đề xuất Bộ GTVT Bộ Tài chính xem xét chấp thuận chính sách hỗ trợ giảm 50% phí và lệ phí của các phương tiện di chuyển trong các vùng trong nước để giao nhận hàng hóa tại khu vực cảng biển hay các biến thủy nội địa. Thời gian áp dụng từ tháng 4/2022 đến hết 31/12/2022. Cùng với đó, tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng cho một số dịch vụ vận tải từ 8% xuống 5% cũng như xem xét giảm mức thuế thu nhập của doanh nghiệp từ 20% xuống 15% đối với doanh nghiệp vận tải. 

Theo: diendandoanhnghiep.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước