meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá nhiên liệu và thực phẩm tăng mạnh đè nặng lên túi tiền của người tiêu dùng Mỹ

Thứ hai, 20/06/2022-10:06
Tại thị trường Mỹ, giá nhiên liệu và thực phẩm đồng loạt tăng mạnh trong năm nay. Cùng với đó là sự tăng giá đồng loại của các mặt hàng khác khiến người dân Mỹ đau đầu. 

Theo CNBC, lạm phát không chỉ hiện diện ở các trạm nhiên liệu hay các cửa hàng tạp hóa. Điều đó buộc giới chức Mỹ phải mạnh tay để có thể kiểm soát giá cả của các mặt hàng trên thị trường.

Trong năm qua, giá nhiên liệu và thực phẩm liên tục tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, các nhóm hàng hóa và dịch vụ khách cũng đóng góp một phần lớn vào đà tăng của lạm phát.


Thực phẩm và nhiên liệu không phải là những hàng hóa duy nhất tăng giá trong năm nay lại Mỹ. Ảnh Reuters
Thực phẩm và nhiên liệu không phải là những hàng hóa duy nhất tăng giá trong năm nay lại Mỹ. Ảnh Reuters

Giá nhiên liệu và thực phẩm đồng loạt tăng mạnh

Năng lượng, thực phẩm và nhà ở là ba yếu tố đầu vào lớn của chỉ số giá tiêu dùng (CPI), là thước đo lạm phát phổ biến nhất hiện nay. Các yếu tố này chiếm khoảng 54% CPI. Chính vì thế, người tiêu dùng rất dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của lạm phát nếu giá của những mặt hàng này tăng cao.

Trạm xăng và các cửa hàng tạp hóa là những nơi người tiêu dùng đến hàng ngày, do đó họ sẽ dễ dàng nhận ra được sự biến động giá cả. Điều này đặc biệt đúng với giá xăng, ngay cả khi giá xăng chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi phí sinh hoạt hàng ngày của các gia đình.

"Đó là những thứ mà mọi người phải trả tiền. Ai cũng cần phải chia trả cho chỗ ở, cho đồ ăn và hầu hết phải mua nhiên liệu. Còn lạm phát được coi là thách thức của tiêu dùng", ông Tom Porcelli - nhà kinh tế trưởng tại RBC Capital Markets bình luận.


Lạm phát tại Mỹ trong một năm qua. Nguồn: Cục Thống kê Lao động Mỹ
Lạm phát tại Mỹ trong một năm qua. Nguồn: Cục Thống kê Lao động Mỹ

Lạm phát tại Mỹ tăng lên do nhiều nguyên nhân. Cùng với đó, chuỗi cung ứng rơi vào tình trạng tắc nghẽn đã đẩy giá cả lên cao. Giá nhiên liệu cũng tăng phi mã trong những tháng qua nhờ nhu cầu phục hồi của nền kinh tế trong khi đó sản lượng sản xuất lại giảm.

Việc nga đổ quân vào Ukraine cùng các lệnh trừng phạt của Liên minh châu  u đối với Moscow càng khiến vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn. Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, giá năng lượng trong năm quá đã tăng 34,6%, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 9/2005, còn giá lương thực tăng 10,1%, lần đầu tiên vượt mức 10% hồi tháng 3/1981.

Giá xăng trung bình tại nước này đã chạm ngưỡng 5 USD/gallon (1 gallon tương ứng với 3,79 lít) vào tháng 6, đây là thời điểm bắt đầu mùa cao điểm lái xe.

Theo số liệu đến từ Đại học Michigan, chỉ số đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng nước này đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1978, tức là đã thấp hơn thời điểm lạm phát đỉnh xảy ra vào năm 1981. 

Lạm phát cốt lõi

Câu hỏi đặt ra hiện tại là lạm phát đến từ đâu. CNBC cho rằng, hãy nghĩ đến một số mặt hàng tốn kém nhưng được ít người để ý hơn như dịch vụ chăm sóc bãi cỏ, dịch vụ thú ý và cho thuê xe. Bên cạnh đó, nhóm dịch vụ ngoại trừ dịch vụ năng lượng chiếm tới 57% CPI cũng đã tăng giá 5,2% trong vòng 12 tháng qua. 

Nhóm hàng hóa khác ngoại trừ thực phẩm và năng lượng bao gồm đồ gia dụng, thiết bị và quần áo. Nhóm hàng hóa này chiếm tới 24,4% CPI và đã tăng giá 8,5% trong một năm qua.

Nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng cao là do giá năng lượng tăng phi mã. Trên thực tế, các mặt hàng năng lượng (dầu nhiên liệu và propane) chiếm 4,8% và những dịch vụ năng lượng (điện và khí đốt) đóng góp vào 3,4% CPI trong khi đó đây là 2 chỉ số nhỏ nhất trong CPI. Dù hai mục này ghi nhận mức tăng giá lần lượt là 50,3% và 16,2% trong năm nay. Đây là những con số đáng để lưu ý. 

Các nhà kinh tế cho biết, sẽ loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng có nhiều biến động để có thể tính toán lạm phát cốt lõi. Họ cho rằng, sự điều chỉnh này sẽ giúp tạo ra một bức tranh toàn diện hơn về lạm phát. 

Trong tháng 5 vừa qua, CPI cốt lõi đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, còn CPI tiêu đề bao gồm cả giá thực phẩm và năng lượng đã tăng 8,6%.

Ngay Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cũng thừa nhận rằng đây cũng là thời điểm tốt để tập trung hoàn toàn vào lạm phát.

Lãnh đạo ngân hàng trung ương Mỹ đã đặt ra câu hỏi: "Tại sao người dân phải phân biệt lạm phát tiêu đề và lạm phát cốt lõi". "Chúng tôi đang theo dõi sát sao lạm phát cốt lõi. Bởi lạm phát cốt lõi có thể dự báo tốt hơn trong tương lai. Trong khi đó, lạm phát tiêu đề lại ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng", ông Powell lập luận.

Cùng với đó là việc FED tìm cách kiểm soát lạm phát bằng các nâng lãi suất. Hôm 15/6 vừa qua, ngân hàng trung ương Mỹ đã thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, đây là mức tăng mạnh nhất trong gần 30 năm kể từ năm 1994 đến nay, đưa lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên khoảng 1,5-1,75%.


Ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẽ tiếp tục mạnh tay nâng lãi suất hơn nữa để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao. Ảnh: Reuters
Ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẽ tiếp tục mạnh tay nâng lãi suất hơn nữa để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao. Ảnh: Reuters

Câu hỏi đặt ra ở thời điểm hiện tại là FED sẽ tăng lãi suất đến mức nào. Theo như đội ngũ chuyên gia của Goldman Sachs hiện cho rằng đến tháng 9, cơ quan này có thể tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm và thu hẹp dần còn mức 0,25 điểm phần trăm trong 2 tháng cuối năm nay. Như vậy, lãi suất có thể được nâng lên khoảng 3,25-3,5% vào cuối năm.

Trong tháng 5, lạm phát tại Mỹ lên mức cao nhất trong vòng 41 năm qua, đã kéo tụt niềm tin của người tiêu dùng nước này, buộc FED phải có những động thái mạnh tay hơn. Trước đó, FED đã có hai lần tăng lãi suất trong năm nay, nhưng đến nay các động thái của cơ quan này vẫn chưa mang đến nhiều tác dụng cho nền kinh tế Mỹ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước