meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá dầu tăng cao, 40 - 50% tài khai thác hải sản nằm bờ, VASEP đề xuất tạo chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản

Thứ tư, 20/07/2022-23:07
Có thể thấy, giá xăng dầu tăng cũng đã đẩy chi phí vận chuyển đường bộ, logistics tăng từ 10 - 20% so với trước đây. Đây chính là bài toán khó đối với các doanh nghiệp thủy sản trong bối cảnh thị trường thủy sản thế giới đã có sự hồi phục sau dịch bệnh COVID-19 và các nguồn cung đối thủ đang gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ.

Cũng tại công văn mới đây gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư, VASEP đã nhận diện các thách thức lớn của ngành thủy sản trong thời gian 6 tháng cuối năm đồng thời cũng đưa ra các đề xuất, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho ngành thủy sản. 

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giảm khi chi phí tăng cao

Theo ghi nhận, hiện nay các doanh nghiệp thủy sản đang gánh nhiều khoản chi phí tăng đã tác động kéo theo chi phí đầu vào dành cho doanh nghiệp, giá thành sản phẩm tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và các ngành hàng. VASEP cho biết, từ năm 2020 đến nay, với nhiều lý do từ tác cảnh do đại dịch COVID-19 và nay là giá nhiên liệu dầu tăng, việc đặt container vốn đã khó khăn thì giá cước ở hầu hết các chặng tăng từ 4 - 5 lần. Tính đến thời điểm tháng 6/2022, dù giá đã giảm nhưng để có thể xuất được một container (cont) 40 feet qua bờ Đông Hoa Kỳ (Florida) thì giá cước đã khoảng 16.400 USD/cont, tính cả chi phí vận chuyển đường bộ từ nhà máy đến các tỉnh tới TP. Hồ Chí Minh (chiếm đến hơn 60%) thì trung bình 400-410 triệu đồng/cont. Và trải qua 12 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022, hiện nay có 40 - 50% tàu khai thác hải sản đã nằm bờ. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến giảm từ 70 - 80% so với trước đây. 


VASEP cho biết, từ năm 2020 đến nay, với nhiều lý do từ tác cảnh do đại dịch COVID-19 và nay là giá nhiên liệu dầu tăng, việc đặt container vốn đã khó khăn thì giá cước ở hầu hết các chặng tăng từ 4 - 5 lần
VASEP cho biết, từ năm 2020 đến nay, với nhiều lý do từ tác cảnh do đại dịch COVID-19 và nay là giá nhiên liệu dầu tăng, việc đặt container vốn đã khó khăn thì giá cước ở hầu hết các chặng tăng từ 4 - 5 lần

Trong báo cáo của VASEP cũng cho thấy, theo thống kê của cảng cá Hòn Rớ (Khánh Hòa) cho đến tháng 7/2022 đã có hơn 90% tài đánh bắt cá không được hỗ trợ xăng dầu đã ngưng hoạt động. Theo đó, sản lượng hải sản cập cảng từ 30 - 40% chủ yếu từ các tàu đánh bắt ngắn ngày. Cũng bởi vì nguồn nguyên liệu trong nước bị giảm mạnh nên các nhà máy chế biến hải sản cũng gặp khó khăn. Các doanh nghiệp cũng buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng không đủ cho chế biến.

Hơn thế, giá xăng dầu tăng cũng đã đẩy chi phí vận chuyển đường bộ, logistics tăng từ 10 - 20% so với trước đây. Đây được xem là bài toán khó đối với các doanh nghiệp thủy sản trong bối cảnh thị trường thủy sản thế giới đã hồi phục sau dịch bệnh COVID-19 và các nguồn cung đối thủ đang gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ. 

Có nhiều thách thức về nguồn nguyên liệu cho chế biến

VASEP cho hay, hiện nay nguồn nguyên liệu từ việc nuôi trồng chiếm đến 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Chính vì thế, các doanh nghiệp đều có nhu cầu mở rộng các vùng nuôi tập trung để có thể tăng cường nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Mặc dù vậy, hiện nay các địa phương đang đô thị hóa nên các biến động từ quy hoạch đất cho việc sản xuất và những quy hoạch về sử dụng đất đang là thách thức lớn dành cho doanh nghiệp thủy sản và người nuôi thủy sản. Chính vì thế, VASEP cho rằng cần phải thúc đẩy nhanh việc sửa Luật đất đai, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề tích tụ ruộng đất, quy định sử dụng đất, quy hoạch đất đang là thách thức lớn dành cho doanh nghiệp thủy sản phát triển được các vùng nuôi tập trung phù hợp. Chính phủ cùng các địa phương cũng cần có chính sách để có thể phát triển và mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. 

Còn về nhập khẩu, VASEP cho rằng, các chính sách khuyến khích việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho việc sản xuất và xuất khẩu còn thiếu, các thủ tục cho nhập khẩu vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021, Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ ban hành quy định và chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất nhập khẩu và công xuất khẩu.


VASEP cho hay, hiện nay nguồn nguyên liệu từ việc nuôi trồng chiếm đến 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu
VASEP cho hay, hiện nay nguồn nguyên liệu từ việc nuôi trồng chiếm đến 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Điều này cũng sẽ giúp cho Việt Nam tận dụng được lợi thế về năng lực chế biến hiện đại cũng như tay nghề công nhân và đạt được mục tiêu trở thành nhà máy gia công lớn của thủy sản thế giới. Có thể thấy, phải có ít nhất 10 năm qua, nguồn nguyên liệu sạch, hợp pháp đã được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng để có thể đáp ứng đơn hàng và làm việc khi giáp vụ hoặc nhu cầu thế giới tăng cao. Có một khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải là các thủ tục Chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác có nhiều bất cập. Chính vì thế, các doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng nhận. Tính đến tháng 6/2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam. Vì thế, VASEP đề nghị nhà nước cần có chính sách đầu tư hạ tầng nghề cá và nâng cao năng lực thực thi quản lý tàu thuyền  và khai thác biển. Trước mắt chính là cải tiến cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền khai thác và sửa đổi quy định ghi nhật ký và số hóa quy trình kiểm tra, cấp xác nhận cũng như chứng nhận khai thác. 

Các doanh nghiệp thủy sản chủ yếu vay bằng USD

Hiện nay, các doanh nghiệp ngành thủy sản đang là những đối tượng được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022 của Chính Phủ với gói giải ngân 16.000 tỷ đồng. Mặc dù vậy, có một thực tế là các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu trong thời gian qua vẫn chủ yếu vay vốn bằng tiền USD với lãi suất trung bình là 3 - 4%. Trong khi đó, phạm vi của Nghị định 31 chính là hỗ trợ lãi suất dành cho các khoản vay bằng tiền VNĐ nên có nhiều doanh nghiệp hiện tại khi nghe thông tin đã rất quan tâm nhưng lại e ngại rằng thủy sản xuất khẩu không được hưởng lãi suất hỗ trợ đó. Bởi vì các doanh nghiệp sản xuất thủy sản xuất khẩu chủ yếu vay bằng USD. Trong khi đó, giá USD trên thị trường đang ở mức rất cao, tỷ giá của Vietcombank ngày 19/7 niêm yết ở mức 23.280 - 23.590 đồng (mua vào - bán ra), so với hôm trước tăng nhẹ 10 đồng trong khi đó tỷ giá chợ đen đang ở mức 24.500 - 24.530 đồng (mua - bán). Bên cạnh đó, tỷ giá tăng cao cũng đã tác động đến chi phí lãi vay của các doanh nghiệp nhưng đồng thời với các doanh nghiệp xuất khẩu lại được lợi nhờ nguồn thu ngoại tệ. 


Hiện nay, các doanh nghiệp ngành thủy sản đang là những đối tượng được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022 của Chính Phủ với gói giải ngân 16.000 tỷ đồng
Hiện nay, các doanh nghiệp ngành thủy sản đang là những đối tượng được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022 của Chính Phủ với gói giải ngân 16.000 tỷ đồng

Có một điểm nữa chính là các doanh nghiệp thủy sản quan tâm chính là lãi suất VND hiện nay đang áp dụng cho các doanh nghiệp như thế nào, khi đó các doanh nghiệp sẽ có lựa chọn và quyết định để chuyển sang vay VND. 

VASEP cho biết, trong năm 2022 là thời điểm để cho các doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn về lạm phát phục hồi sản xuất - xuất khẩu khi có được cơ hội thị trường thuận lợi. Hết 6 tháng đầu năm 2022, doanh số thủy sản đã thu về được 5,7 tỷ USD. Nếu như ngành thủy sản xuất khẩu thuận buồm xuôi gió về mặt nguyên liệu cùng với sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả thì chắc chắn sẽ thu về trên 10 tỷ USD ngoại tệ trong năm 2022. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

8 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

8 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

8 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

8 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước